Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

- DI LẶC CHƠN KINH

DI LẶC CHƠN KINH



 Khai Kinh Kệ
                           Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
                           Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
                           Ngã kim thính văn đắc thọ trì

                           Nguyện giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa

THÍCH CA MÂU NI VĂN PHẬT thuyết:

DI LẠC CHƠN KINH

         THƯỢNG THIÊN HỖN NGƯƠN hữu: Brahma Phật, Civa Phật, Christna Phật, Thanh Tịnh Trí Phật, Diệu Minh Lý Phật, Phục Tưởng Thị Phật, Diệt Thể Thắng Phật, Phục Linh Tánh Phật, nhứt thiết chư Phật, hữu giác, hữu cảm, hữu sanh, hữu tử, tri khổ nghiệp chướng luân chuyển hóa sanh, năng du Ta Bà Thế giái độ tận Vạn linh đắc qui Phật vị.
         HỘI NGƯƠN THIÊN hữu: Trụ Thiện Phật, Đa Ái Sanh Phật, Giải Thoát Khổ Phật, Diệu Chơn Hành Phật, Thắng Giái Ác Phật, nhứt thiết chư Phật tùng lịnh DI LẠC VƯƠNG PHẬT, năng chiếu diệu quang tiêu trừ nghiệt chướng.
         Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn.
         Nhược nhơn đương sanh, nhược nhơn vị sanh, nhược nhơn hữu kiếp, nhược nhơn vô kiếp, nhược nhơn hữu tội, nhược nhơn vô tội, nhược nhơn hữu niệm, nhược nhơn vô niệm, thính đắc ngã ngôn, phát tâm thiện niệm, tất đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề tất đắc giải thoát.
         Nhược hữu nhơn thọ trì khủng kinh ma chướng, nhứt tâm thiện niệm: Nam Mô Di Lạc Vương Bồ Tát, năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng tất đắc giải thoát.
         HƯ VÔ CAO THIÊN hữu: Tiếp Dẫn Phật, Phổ Tế Phật, Tây Qui Phật, Tuyển Kinh Phật, Tế Pháp Phật, Chiếu Duyên Phật, Phong Vị Phật, Hội Chơn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT, dẫn độ Chơn Linh đắc Pháp, đắc Phật, đắc duyên, đắc vị, đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề chứng quả nhập Cực Lạc Quốc, hiệp chúng đẳng chư Phật tạo định Thiên Thi tận độ Chúng Sanh đắc qui Phật Vị.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu trì thính ngã dục đắc Chơn truyền niệm thử NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT thường du Ta Bà thế giái, giáo hóa Chơn truyền phổ tế chúng sanh giải thoát lục dục thất tình thoát đọa luân hồi tất đắc giải thoát.
         TẠO HÓA HUYỀN THIÊN hữu: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, dữ Cửu Vị Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh KIM BÀN PHẬT MẪU năng tạo, năng hóa Vạn linh, năng du Ta Bà Thế giái dưỡng dục quần sanh qui nguyên Phật vị.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân thính ngã dục tu phát nguyện Nam Mô KIM BÀN PHẬT MẪU dưỡng dục quần linh, nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, hườn hư thi hình đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề Xá Lợi Tử qui nguyên Phật vị tất đắc giải thoát.
         PHI TƯỞNG DIỆU THIÊN hữu: Đa Pháp Phật, Tịnh Thiện Giáo Phật, Kiến Thăng Vị Phật, Hiển Hóa Sanh Phật, Trục Tà Tinh Phật, Luyện Đắc Pháp Phật, Hộ Trì Niệm Phật, Khai Huyền Cơ Phật, Hoán Trược Tánh Phật, Đa Phúc Đức Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh TỪ HÀNG BỒ TÁT, năng du Tà Bà Thế giái thi pháp hộ trì Vạn Linh Sanh Chúng.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện Nam Mô TỪ HÀNG BỒ TÁT, năng cứu tật bịnh, năng cứu tam tai, năng độ tận Chúng sanh thoát ư tứ khổ, năng trừ tà ma, năng trừ nghiệt chướng, tất đắc giải thoát.
         HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN hữu: Diệt Tướng Phật, Đệ Pháp Phật, Diệt Oan Phật, Sát Quái Phật, Định Quả Phật, Thành Tâm Phật, Diệt Khổ Phật, Kiên Trì Phật, Cứu Khổ Phật, Xá Tội Phật, Giải Thể Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT thường du Ta Bà Thế giái độ tận Vạn Linh.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện Nam Mô CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT, năng trừ ma chướng quỉ tai, năng cứu khổ ách nghiệt chướng, năng độ Chúng Sanh qui ư Cực Lạc, tất đắc giải thoát.(1)
                     Nam Mô   DI LẠC VƯƠNG PHẬT
                              -        Brahma Phật
                              -        Civa Phật
                              -        Christna Phật
                              -        Thanh Tịnh Trí Phật
                              -        Diệu Minh Lý Phật
                              -        Phục Tưởng Thị Phật
                              -        Diệt Thể Thắng Phật
                              -        Phục Linh Tánh Phật
                              -        Trụ Thiện Phật
                              -        Đa Ái Sanh Phật
                              -        Giải Thoát Khổ Phật
                              -        Diệu Chơn Hành Phật
                              -        Thắng Giái Ác Phật
                     Nam mô   NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT
                              -        Tiếp Dẫn Phật
                              -        Phổ Tế Phật
                              -        Tây Qui Phật
                              -        Tuyển Kinh Phật
                              -        Tế Pháp Phật
                              -        Chiếu Duyên Phật
                              -        Phong Vị Phật
                              -        Hội Chơn Phật
                     Nam mô   KIM BÀN PHẬT MẪU
                              -        Quảng Sanh Phật
                              -        Dưỡng Dục Phật
                              -        Chưởng Hậu Phật
                              -        Thủ Luân Phật
                              -        Cửu Vị Nữ Phật
                     Nam mô   TỪ HÀNG BỒ TÁT
                              -        Đa Pháp Phật
                              -        Tịnh Thiện Giáo Phật
                              -        Kiến Thăng Vị Phật
                              -        Hiển Hóa Sanh Phật
                              -        Trục Tà Tinh Phật
                              -        Luyện Đắc Pháp Phật
                              -        Hộ Trì Niệm Phật
                              -        Khai Huyền Cơ Phật
                              -        Hoán Trược Tánh Phật
                              -        Đa Phúc Đức Phật
                     Nam mô   CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT
                              -        PHỔ HIỀN BỒ TÁT
                              -        Diệt Tướng Phật
                              -        Đệ Pháp Phật
                              -        Diệt Oan Phật
                              -        Sát Quái Phật
                              -        Định Quả Phật
                              -        Thành Tâm Phật
                              -        Diệt Khổ Phật
                              -        Kiên Trì Phật
                              -        Cứu Khổ Phật
                              -        Xá Tội Phật
                              -        Giải Thể Phật.

 

Khai kinh kệ
                              Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
                              Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
                              Ngã kim thính văn đắc thọ trì

                              Nguyện giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa


Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết:

Di Lạc Chơn Kinh



            B/. CHÚ THÍCH:
Khai kinh kệ
  
         Khai : Mở đầu, mở ra.
         Kinh : Là nền tảng của một triết thuyết hay một Tôn giáo. Ví dụ như: Ngũ kinh trong Nho giáo, Đạo Đức kinh trong Lão giáo, Tam Tạng kinh trong Phật giáo và Kinh Thánh của Công giáo.
         Trong một bài kinh những lời chỉ dạy, những bài giảng hay thuyết pháp của các Đấng nói lên thật tướng của Chân lý (Pháp) để giáo hóa các đệ tử hay chúng sanh tu tập hầu đạt đến Chân Thiện Mỹ, hoặc giác ngộ giải thoát.
         Kinh điển của Tôn giáo tức là con đường dẫn dắt tâm chúng sanh đi vào đường thanh tịnh, khi ý bị phiền não khởi, ta cầm cuốn kinh thì mọi phiền não sẽ được xua tan.
         Ngoài ra, phải hiểu được ý nghĩa của kinh, chúng ta mới ứng dụng được lời của các Đấng dạy vào sự tu tập cho mình. Như thế, kinh mới có giá trị thực đối với chúng ta, bằng không thấu suốt nghĩa lý kinh mà cứ đọc tụng hằng ngày đêm, ấy chỉ là từ chương hoặc mê tín. Đọc kinh cầu lý, có vượt qua văn tự mới đạt lý, chứng tri.
         Như trên ta biết, Kinh là nền tảng của một triết thuyết hay một Tôn giáo, nên từ ngàn xưa, các vị Giáo chủ của Tam giáo đã đắc lệnh của Đức Chí Tôn, giáng cơ mở Đạo để tùy thời, tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà truyền những kinh sách quí báu, hầu khai hóa đạo tâm cho con người, đưa con người đến sự giác ngộ.
         Về Nho giáo, Đức Khổng Thánh đã để lại một kho kinh sách quí giá như Tứ Thư, Ngũ Kinh, sau này các hàng Đệ tử và hậu Nho tiếp tục xiển dương hệ thống triết lý đó làm nền tảng về nhân sinh, đạo đức và phong tục cho xã hội con người, mà hơn hai nghìn năm nay con người vẫn còn sùng thượng.
         Về Lão giáo, từ hai quyển “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử và “Nam Hoa Kinh” của Trang Tử làm cơ sở cho triết lý “Vô vi”, đến thời nhà Tống các nhà Nho đem lý thuyết Vô vi của Lão Trang phối hợp với Dịch Lý của Nho mà tạo thành một phong trào “Huyền học” hay “Lý học”. Phong trào nầy có công lớn trong việc phát triển học thuyết Lão Trang đến chỗ phồn thịnh nhứt vào đời Ngụy, Tấn, Lục Triều...Lão giáo hướng con người về với Đạo là thuận lẽ thiên nhiên vô vi tự tại. Vì vậy, thuyết Vô vi của phái Đạo Gia đã ảnh hưởng không nhỏ về Vũ trụ quan và Nhân sinh quan qua con người Việt Nam ta từ ngày xưa cho đến bây giờ.
         Về Phật giáo, sau khi Đức Phật thành Đạo, Ngài đã đem điều chứng đắc để giác ngộ chúng sinh tìm về bản thể chơn như, hầu đưa chúng sanh theo con đường giải thoát. Đến khi Phật nhập diệt, các vị Đệ Tử mới đem những lời dạy của Ngài kết tập lại thành Tam Tạng Kinh. Từ đó, kinh sách của Phật được phổ truyền theo muôn đường vạn nẻo để đem cái Giáo Pháp cao siêu của Đức Phật mà giác ngộ chúng sinh trong tam đồ, lục đạo.
         Kệ : Những bài thơ ngắn hay dài để tóm tắt đại ý một bài thuyết pháp hay một đoạn kinh, hoặc để ca ngợi công đức Phật, hoặc để cầu nguyện, hoặc là một bài dùng để kệ chuông, kệ trống…
         -Kệ cũng là bài ca chứng đạo của các vị Thiền sư như bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng:
                                    Bồ đề bổn vô thọ,
                                           
                                    Minh cảnh diệc phi đài.
                                           
                                    Bổn lai vô nhất vật,
                                           
                                    Hà xứ nhạ trần ai?
                                           

       Nghĩa là:           Bồ đề vốn không cây,
                                    Gương sáng cũng chẳng đài,
                                    Xưa nay không một vật,
                                    Chỗ nào dính trần ai?
         -Kệ còn là một bài thi nhằm dặn dò các đệ tử của chư vị thiền sư để lại khi các Ngài sắp tịch diệt. Sau đây là một bài kệ thị chúng của Thiền sư Mãn Giác do Thích Thanh Từ dịch:
                                 Xuân đi trăm hoa rụng,
                                 Xuân đến trăm hoa cười.
                                 Trước mắt việc đi mãi
                                 Trên đầu già đến rồi!
                           Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
                        Đêm qua xuân trước một cành mai.
         -Trong Đạo Cao Đài, chúng ta thường có những bài kệ như kệ chuông, kệ trống. Đây chúng tôi xin trích một bài kệ chuông cúng Đại đàn hay tiểu đàn:
                        Thần chung thinh hướng phóng Phong đô,
                                       
                        Địa Tạng khai môn phóng xá cô.
                                       
                        Tam kỳ vận chuyển kim quang hiện,
                                       
                        Sám hối âm hồn xuất u đồ.
                                       
Nghĩa là:
         Tiếng chuông thiêng liêng hướng đến cõi Phong đô.
         Địa Tạng Vương Bồ Tát mở cửa phóng thích các tội hồn.
         Đại Đạo Tam Kỳ vận chuyển lằn kim quang hiện ra tạo nên con đường dẫn đến Phong đô.
         Các âm hồn ở cõi Phong đô sám hối các tội lỗi thì được đi ra cõi u tối này bằng con đường do lằn kim quang hiện ra ấy.
         Khai Kinh kệ   : Bài kệ mở đầu cho bài “Di Lặc Chơn Kinh”.
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
      
         Vô thượng  : Không có gì ở trên, không có gì cao cho bằng, tức là cao hơn hết.
         Thậm thâm  : Rất sâu xa, cao siêu.
         Ngôn ngữ thế gian có hạn định, nhưng Pháp vô vi thì cao sâu thâm viễn, không thể nào nghĩ bàn được, cho nên gọi là “thậm thâm” pháp.
      Vi diệu  : Là tinh tế đến cực điểm, tức là huyền vi  mầu nhiệm.
         Pháp : Là một danh từ bao quát gồm nhiều ý nghĩa:
                  - Đạo, quy luật, nguyên lý tự nhiên chi phối sự diễn biến của mọi sự vật trong vũ trụ.
                  - Giáo pháp tức là giáo lý của Chí Tôn, Phật Mẫu, chư Phật và các Đấng người đã giác ngộ diễn bày sự thật tuyệt đối bao quát tất cả.
                  - Những lời dạy của chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư.
                  - Những phương pháp tu tập để đạt tới sự tỉnh thức, an
lạc, hiểu biết thương yêu là con đường đưa tới giải thoát.
                  - Giới luật, giới điều trong đời sống tu hành.
                  - Nguyên lý hay chân lý.
                  - Thực tại, sự kiện, tâm và vật.
                  - Vạn hữu, mọi hiện tượng do thân và tâm ta tiếp xúc cũng gọi Pháp.
         Ở đây, Pháp là những giáo thuyết của Đức Phật.
         Vi diệu Pháp   : Cái pháp thể sâu kín gọi là vi, tinh thông khéo léo, không thể dùng ý mà xét, dùng lời mà bàn          là diệu.
      Vô vi pháp là một pháp rất vi diệu.
         Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp: Những giáo pháp vô thượng của Đức Phật lắm cao siêu mầu nhiệm.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
      
          : Trăm.
         Thiên : Ngàn.
         Vạn : Muôn, mười ngàn.
         Bá thiên vạn   : Trăm ngàn muôn. Đây là con số tượng trưng để chỉ số nhiều.
         Kiếp : Theo Phật giáo, chữ Kiếp nói cho đủ là Kiếp Ba (kalpa), Hán dịch là Trường thời, là đơn vị thời gian của vũ trụ. Đơn vị thời gian ngắn nhứt là Sát Na, đơn vị thời gian dài nhứt là Kiếp Ba. Kiếp gồm bốn giai đoạn hay thời kỳ: Thành kiếp, Trụ kiếp, Hoại kiếp và Không kiếp.
         Kiếp còn là từng chặng một của vòng luân hồi con người: một đời người. Phật giáo phân biệt ba loại kiếp: Tiểu kiếp, Trung kiếp và Đại kiếp.
         Nan : Khó khăn.
         Tao ngộ  : Tình cờ găp gỡ, không hẹn mà gặp.
         Nan tao ngộ   : Khó mà gặp được. Đây chỉ sự không có duyên phần gặp gỡ Đức Phật.
         Thật vậy, dù trăm ngàn muôn kiếp mà không có duyên phần thì cũng khó gặp đặng Phật. Trong kinh Pháp Cú, Phật có dạy như sau: “Được sinh làm người là khó, được sống còn là khó, được nghe chánh pháp là khó, được gặp Phật ra đời lại càng  khó hơn”.
         Cổ nhân cũng thường thường nói:
                           Hữu duyên thiên lý năng tao ngộ,
                                          ,
                           Vô duyên đối diện bất tương phùng
                                          .
         Có duyên phần thì dù xa ngàn dặm cũng có thể gặp nhau, không duyên phần dù đối mặt nhau cũng khó gặp gỡ.
         Ở đây, chúng sanh luân hồi trong nhiều kiếp và trải qua nhiều ngươn hội, từ Thượng ngươn, đến Trung ngươn, rồi nay đến Hạ ngươn hầu mãn, lại may duyên lắm mới được gặp thời kỳ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì thương chúng sinh, mà giáng cơ khai nền Đại Đạo, như lời Thánh giáo dạy: “Đạo Trời dìu bước nhơn sanh, đường Thánh dẫn người phàm tục. Sanh nhằm lối may mắn đặng gặp một Đạo Chánh, nếu chẳng lo dưỡng tánh trau mình, để bước vào đường Cực Lạc, thoát đọa Tam Đồ, một mai cảnh ủ bông tàn, rốt lại ăn năn vô ích”. Đức Lý Thái Bạch cũng có nói: “Mở một mối đạo chẳng phải là sự thường tình, mà sanh nhằm đời đặng gặp một mối đạo cũng chẳng phải dễ”.
         Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ: Trăm ngàn muôn kiếp rất khó khăn mới gặp đặng Phật.
Ngã kim thính văn đắc thọ trì
      
         Ngã : Ta, tiếng tự xưng. Đây chỉ Đức Phật.
         Phàm những lời của Đức Phật đã thuyết, Ngài A Nan đều lãnh hội, chẳng quên câu nào, nên khi kết tập Kinh, Ngài kể lại lời Phật đã giảng. Do đó chữ Ngã ở các bài kinh bên Phật giáo đều là lời của Ngài A Nan tự xưng.
         Còn đây là bài Tân kinh do Đức Phật giáng cơ ban cho, nên chữ Ngã đây là chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
         Kim : Hôm nay, ngày nay.
         Thính : Nghe.
         Văn : Nghe biết.
         Ở những bài kinh bên Phật giáo, hai chữ nầy được viết thành “Kiến văn”, nghĩa là nghe thấy. Do đó câu Kệ thứ ba ở các bài kinh bên Phật giáo thường viết: “Ngã kim kiến văn đắc       thọ trì”.
         Đắc : Được, nhận được.
         Thọ : Hay Thụ, chỉ việc tiếp nhận thế giới hữu hình để đưa nó vào ý thức, là tin tưởng, vui thích nhận lãnh. Thọ là một trong ngũ uẩn: “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức”, một trong thập nhị nhân duyên: “Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử”.
         Trì : Gìn giữ, nắm giữ chắc chắn, chấp hành nghiêm túc.
         Đắc thọ trì   : Được thọ lấy hay vui thích nhận lãnh; và chấp trì, gìn giữ.
         Ngã kim thính văn đắc thọ trì: Ngày nay Ta nghe biết, được thọ lấy và gìn giữ.

Nguyện giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa

      
         Nguyện giải  : Nguyện là muốn trong lòng. Giải là mở ra, giải nghĩa.
         Phật là Đấng Từ bi, thấy được vô minh của chúng sinh, nên hằng mong muốn đem Giáo pháp, kinh điển để giải thích cho tường tận để chúng sanh hiểu biết mà giác ngộ, hầu được giải thoát khỏi vòng luân hồi khổ não nên nói là nguyện giải.
         Tân kinh  : Kinh mới, tức là những bài kinh do các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ ban cho chúng sanh trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Những bài kinh này được Hội Thánh in trong quyển kinh “Thiên Đạo và Thế Đạo”. Còn những bài kinh trước Tam Kỳ Phổ Độ được gọi Cựu kinh.
         Bên Phật Giáo, câu kệ này được viết: “Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa”.
         Chơn thiệt nghĩa   : Ý nghĩa chân thực, ý nghĩa xác thực không sai. Lời Chí Tôn và chư Phật nói ra là lời chân thật, vì phát xuất ra từ lòng từ bi thương yêu chúng sanh vô vị lợi. Do vậy, chúng sanh cần nên Tín xác, tức là tin tưởng tuyệt đối, tin tưởng hoàn toàn nơi Chí Tôn và chư Phật.

         Nguyện giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa: Nguyện giải thích bài Tân kinh chơn thiệt của Phật.

         Bài Kệ “Khai Kinh” này được bên Phật Giáo dịch thành văn vần như sau:
                        Vòi vọi không trên pháp thẳm sâu,
                        Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
                        Ta nay nghe đặng chuyên trì niệm,
                        Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết: Di Lạc Chơn Kinh
      :    
         Thích Ca Mâu Ni Văn Phật      : Thích Ca Mâu Ni Văn Phật tức là Phật Thích Ca (Sakyamuni), người sáng lập ra Phật giáo. Thích Ca là tên một dòng họ quý tộc cai trị một trong 16 Vương quốc Ấn Độ thời bấy giờ. Mâu ni có nghĩa là ẩn sĩ. Thích Ca Mâu Ni là bậc trí giả trầm lặng của dòng Thích Ca.
         Đức Phật Thích Ca tên là Tất Đạt Đa, họ Cồ Đàm, con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maya (Ma Da), sinh vào năm 623 (có thuyết năm 544) trước Tây lịch, tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), cách thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ) khoảng 15 cây số, ngày nay là một thành phố ở nước Nepal.
         Sau khi hạ sanh Hoàng tử được 7 ngày, Hoàng hậu Ma Da từ trần. Tất Đạt Đa được người dì là Maha Pajàpati (Ma Ha Ba Xà Ba Đề) nuôi dưỡng. Năm 16 tuổi, Ngài thành hôn với Yosodhara (Gia Du Đà La).
         Là một người có năng khiếu suy tư sâu sắc và lòng thương người vô hạn vô biên, Thái Tử lại rơi vào tình trạng trầm tư lo lắng, luôn cảm thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi bâng khuâng thắc mắc. Nên dầu sống trong cảnh vàng son nhung lụa, nhưng tình cờ lần đầu tiên, Ngài ra thành chứng kiến được bốn sự đau khổ: Sanh, lão, bệnh, tử, nên Ngài quyết chí xuất gia tu hành để đi tìm một con đường dẫn tới giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người hầu hướng đến an lạc.
         Năm 29 tuổi, sau khi người con trai của Ngài là Rahula (La Hầu La) sinh ra, Ngài quyết chí hy sinh từ bỏ một Thái tử đang độ tuổi thanh xuân, đang sống trong quyền quý cao sang, chứa chan hạnh phúc. Thái Tử liền đến xứ Uruvela tu khổ hạnh. Qua thực nghiệm, Ngài thấy rằng chân lý tối hậu giải thoát an lạc, diệt trừ khổ đau không thể cầu được ở bên ngoài, ở bất kỳ một Đạo sư nào, cũng không phải qua pháp môn hành xác, mà sự chứng ngộ ấy cần phải được thể hiện ở chính trong nội tâm của mỗi người và không dựa vào một tha lực nào khác. Vì thế, Ngài từ bỏ phép tu khổ hạnh, Ngài chú tâm Thiền định và thành Đạo, chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Sau đó Ngài đi khắp nơi giáo hóa. Đức Phật nhập diệt năm 80 tuổi vào năm 486 hay 483 trước Tây lịch tại Câu Ni Na. Theo truyền thuyết Pali, Đức Phật diệt độ ngày rằm tháng tư.
         Thuyết : Nói, thuyết giảng, nói rõ ra. Ý muốn nói: Kinh nầy do chính Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết giảng cho chúng sinh trong thời Tam Kỳ Phổ Độ bằng huyền diệu của cơ bút.
         Di Lạc Chơn Kinh    : Một bài kinh tận độ do Đức Thích Ca Mâu Ni giáng cơ thuyết giảng về tầng trời Hỗn Nguơn Thiên và Hội Nguơn Thiên của Đức Di Lặc Vương Phật cho chúng sanh trong thời Tam Kỳ Phổ Độ tụng đọc.
         Chú thích: Theo nguyên bản kinh của Hội Thánh bằng chữ Quốc ngữ ghi là “Di Lạc Chơn Kinh”, nhưng phiên âm Hán Việt, theo cách phát âm của Hán Việt Tự Điển Thiều Chửu và Hán Việt Từ Điển Đào Duy Anh phải viết là “Di Lặc Chơn Kinh”. Ngoài ra, bên Phật Giáo cũng thường viết là Di Lặc Vương Bồ Tát.
         Chép bản kinh của Hội Thánh, chúng tôi giữ nguyên chữ trong chánh kinh, nên viết “Di Lạc Chơn Kinh”, nhưng phần chú giải thì chúng tôi viết Di Lặc Chơn Kinh hay Di Lặc Vương Phật.

            C/. DỊCH NGHĨA:
                        Bài Kệ khai “Di Lặc Chơn Kinh”
         Những giáo pháp vô thượng của Đức Phật lắm cao sâu, huyền vi và mầu nhiệm.
         Dù trăm ngàn muôn kiếp không có duyên phần cũng rất khó mà gặp đặng.
         Ngày nay Ta nghe biết, được thọ lấy và gìn giữ,
         Nguyện giải thích bài Tân kinh nầy với ý nghĩa chơn thiệt của Phật.
         Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết giảng về bài “Di Lặc Chơn Kinh”.

         2.-HỖN NGUƠN THIÊN:
            A/. KINH:
         THƯỢNG THIÊN HỔN NGUƠN hữu:
                                       - Brahma Phật
                                       - Civa Phật
                                       - Christna Phật
                                       - Thanh Tịnh Trí Phật
                                       - Diệu Minh Lý Phật
                                       - Phục Tưởng Thị Phật
                                       - Diệt Thể Thắng Phật
                                       - Phục Linh Tánh Phật
         Nhứt thiết chư Phật, hữu giác, hữu cảm, hữu sanh, hữu tử, tri khổ nghiệp chướng luân chuyển hóa sanh, năng du Ta Bà thế giái độ tận Vạn linh đắc qui Phật vị.
            B/. CHÚ THÍCH:
Thượng Thiên Hỗn Ngươn hữu
    
         Thượng Thiên Hỗn Ngươn    : Trên hết, là tầng Hỗn Ngươn Thiên, một Tầng Trời do Đức Di Lặc Vương Phật cai quản. Trong Kinh Đại Tường cũng cho biết Đức Phật Di Lặc cầm quyền Giáo Chủ ở Tầng Hỗn Ngươn Thiên:
                     Hỗn Ngươn Thiên dưới quyền Giáo Chủ,
                     Di Lạc đương thâu thủ phổ duyên.
Brahma Phật   
       Brahma: Dịch là Phạm Ma, theo Ấn Độ giáo là một vị Thần tự sinh ra từ khi mới tạo thiên lập địa, có công sáng tạo ra vạn vật. Ngài thường được gọi là vị đại tổ, một vị cha chung của muôn loài, một vị Thần tạo lập ra Vũ trụ.
         Brahma Phật   : Vị Phật giáng trần trong thời kỳ Thượng ngươn hay ngươn Thánh đức tức là ngươn vô tội. Brama Phật là một trong ba vị Phật được gọi là Tam thế Phật thờ trên nóc Bát Quái Đài, Tòa Thánh Tây Ninh. Ngài đứng trên mình con Huyền Nga, tay mặt bắt ấn khai nguơn, tay trái nắm bửu châu, mặt nhìn về phía Tây, tức hướng mặt trời lặn, biểu tượng cho sự lo lắng của Ngài khi cõi trần sắp chìm sâu trong nguơn tranh đấu điêu tàn. Brahma Phật thuộc ngôi thứ nhứt, điều khiển Thượng nguơn Thánh đức, chủ về cơ sanh hóa.
Civa Phật   
            Civa: Được dịch là Thấp Bà, là vị Thần hủy diệt, tức là vị Thần phá hoại cái cũ, cái xấu để sáng tạo ra cái mới, cái tốt đẹp hơn. Theo Ấn Độ giáo, Thần Civa ngoài việc dẫn dắt loài người đi đến sự hồi tâm, còn có sứ mệnh che chở bảo hộ cho loài người.
         Civa Phật   : Vị Phật điều khiển Trung Ngươn, tức ngươn Tranh Đấu. Vị Phật nầy được giáng trần trong ngươn tranh đấu của nhơn loại. Civa Phật trên nóc Bát Quái Đài mặt nhìn về phương Bắc, mình đứng trên lưng rắn bảy đầu, ấy là tượng trưng Phật diệt thất tình cho nhân loại khỏi bị mê muội ở trần gian tục lụy mà tranh đấu, hủy diệt lẫn nhau, miệng Ngài thổi sáo để thức tỉnh nhơn sanh hồi tâm hướng thiện. Civa Phật có bộ tinh nhũ trước ngực, là ngôi thứ hai trong tam thế Phật.
         Nói về Đức Phật Mẫu, Đức Hộ Pháp có thuyết như sau: “Bần đạo cũng nên chỉ rõ Đức Phật Mẫu đến tại mặt thế gian này, đã tượng trưng bên Ấn Độ. Phật giáo Ấn Độ gọi Ngài là Civa Phật, là cái hình ở trên Bát Quái Đài, chúng ta để trên nóc đó, thấy có tinh nhũ nơi ngực Ngài.
         Hồi buổi Chí Tôn phân định, phân tánh của Ngài, lấy khí, tức nhiên là Ngài dùng cái linh pháp của Ngài biến tướng ra Phật Mẫu. Phật Mẫu thuộc về Âm, Chí Tôn thuộc về Dương, Âm Dương hiệp lại mới biến hóa ra Càn khôn Vũ trụ và sanh ra    vạn vật.
         Đức Civa Phật, Ấn Độ làm một cái hình phân nửa giống đàn bà, còn cái tướng thì đàn ông, bởi hồi đó con người chưa phân rõ chắc chắn nam nữ, Âm Dương. Đức Civa trong huyết khí, tức là huyết, còn chơn linh đào tạo là do Đức Chí Tôn.
         Đức Chí Tôn là Phật, Đức Phật Mẫu là pháp, pháp mới sanh ra Càn khôn Vũ trụ và vạn vật, vạn vật ấy do nơi tinh mà ra, tức là Tăng. Thần tức nhiên là Đức Chí Tôn, Thần phân định Khí, Khí mới sanh ra Tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp làCiva tức Phật Mẫu, Tăng là vật loại trên Càn khôn Vũ trụ này”.
Christna Phật   
         Christna: Còn được gọi là Visnu hay Vichnou, là một vị Thần bảo tồn. Như ta biết Brahma là vị Thần sáng tạo, Civa là vị Thần hủy diệt, còn Vichnou là vị Thần bảo vệ Vũ trụ, luôn luôn che chở cứu giúp con người. Vichnou tượng trưng cho hạnh phúc, tốt lành vì Vichnou thường giáng thế để tế độ tất cả chúng sanh thoát khỏi sự khổ não.
       Christna Phật   : Hay Vichnou Phật là vị Phật điều khiển Hạ Ngươn tức là ngươn Bảo Tồn hay ngươn Tái Tạo. Vị Phật nầy được giáng sanh trong thời Hạ Ngươn, hay ngươn Tái Tạo. Trên Bát Quái Đài Tòa Thánh, Phật Christna Vichnou mình trần, tay mặt chống gươm, tay trái chống nạnh, đứng trên mình con Giao Long, mặt hướng về phương Nam. Ngài là ngôi thứ ba của Tam thế Phật, tượng trưng cho ngôi bảo tồn.
         Khi nói về Phật Christna Vichnou, Đức Hộ Pháp cho biết như sau: “Dầu cho những chơn linh nào chết nơi chân trời hay góc biển đi nữa, mà đầy đủ công nghiệp, tâm đức thì Phật Christna Vichnou cũng lãnh lịnh Chí Tôn tuần du trên mặt thế mà rước chơn linh ấy về ngay nơi Bạch Ngọc Kinh”.
         Tóm lại, Brahma Phật, Chiva Phật, Christna hay Vichnou Phật là ba vị Phật, còn gọi là Tam thế Phật, có nhiệm vụ lãnh lịnh Đức Thượng Đế điều khiển ba nguơn của Trời đất.
Thanh Tịnh Trí Phật     (*)
         Thanh tịnh  : Trong trẻo lặng lẽ. Chữ nhà Phật: Xa lánh những hành vi độc ác cùng những điều phiền não ở đời.
         Trí : Hiểu biết về mặt trí thức các hiện tượng và những quy luật của chúng, định nghĩa đúng các pháp. Tri thức là một thành phần của trí tuệ bát nhã, sự thấu hiểu tất cả nội dung giáo lý thuần lý.
         Phật : (Buddha) là tiếng Phạn, có nghĩa “Trí huệ, giác ngộ”
         Về mặt thể, Phật có nghĩa là trí huệ, về mặt dụng, Phật có nghĩa là giác ngộ. Theo Giáo lý Phật có 3 loại trí:
         a/ Nhất thiết trí : Là sự hiểu rõ chính xác, tường tận về bản thể vũ trụ, là trí huệ nhận biết toàn thể mọi hiện hữu trong pháp giới. Đây là trí huệ của hàng Thanh văn.
         b/. Đạo chủng trí : Chủng là chỉ các hiện tượng vô lượng vô biên trong vũ trụ. Biết được hết các sự sinh thành của các hiện tượng nầy gọi là Đạo chủng trí. Đây là trí huệ của bậc Bồ Tát.
         c/. Nhất thiết chủng trí : Thấu suốt mọi chân tướng của vũ trụ, nhân sinh, không mê lầm. Đó là trí huệ của chư Phật, cũng là Thanh tịnh trí.
Diệu Minh Lý Phật    
         Minh Lý  : Làm sáng tỏ chân lý.
         Diệu minh lý   : Làm sáng tỏ chân lý huyền diệu.
         Bất cứ Giáo pháp nào của các Tôn giáo đều đem chân lý ra để diễn bày cho chúng sinh hiểu. Chân lý đó nếu được người lãnh hội, hiểu biết rõ thì được gọi là giác ngộ. Theo Phật, giác là Bồ Tát, mê là chúng sinh. Như vậy, người giác ngộ là người có thể sáng tỏ được chân lý huyền diệu của chư pháp, nên có thể đoạt được giải thoát.
Phục Tưởng Thị Phật    
         Phục tưởng thị   : Sự tưởng nghĩ và nhận thấy chân tánh trở lại, tức là quán tưởng để thấy lại bản lai diện mục hay Phật tánh.
         Thượng Đế hóa sinh ra vạn linh, trong đó con người được phú cho tánh thiện lành, gọi là Thiên tánh hay Phật tánh. Vì nghiệp quả, phải luân hồi sinh tử, nên con người không thấy được nguyên tánh, hay còn gọi là bản lai diện mục. Do vậy, kẻ hành giả phải giác ngộ tu hành để thấy trở lại Thiên tánh của mình, gọi là kiến tánh. Muốn kiến tánh người tu hành phải làm sáng tỏ cái tâm gọi là minh tâm. Như vậy, minh tâm thì sẽ kiến tánh tức thành Phật vậy.
Diệt Thể Thắng Phật    
         Diệt thể  : Diệt bỏ hình thể hay hình sắc.
         Hình thể hay hình sắc là một thể vật chất khi hội đủ những nhân duyên nào đó và tùy những nhân duyên ấy mà trụ một thời gian, rồi tiêu diệt mất. Hình sắc vốn vô thường, dễ hoại diệt.
         Đạo vốn vô vi, nhưng nếu không có hữu hình hay hình thể thì cũng không đặng. Ví như Ngọc Hoàng Thượng Đế là Đấng vô hình vô ảnh, nếu chẳng mượn Thiên Nhãn để tượng Đức Chí Tôn thì Đạo làm sao có thể pháp. Nhưng nếu vì hình thể thái quá thì Đạo sẽ xa rời chánh pháp.
         Về sự diệt hình thể, Đức Chí Tôn dạy Ngài Thái Thơ Thanh như sau: “Thời kỳ mạt pháp nầy, khiến mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự hữu hình phải phá tiêu diệt.
         Thầy đến chuyển Đạo, lập lại vô vi, các con coi thử bên nào chánh lý: Hữu hình thì bị diệt đặng, chớ vô vi chẳng thể nào diệt đặng.
         Th ...Thầy đã khiến con đi “Đế Thiên Đế Thích” đặng xem cho tạng mặt hữu hình, nội thế gian nầy, ngày nay ai cũng nhìn nhận cho là tối đại, mà con đã thấy nó còn bền vững đặng chăng? Lòng Đạo đức con Thầy thấy rõ, nhưng thời giả dối đã qua, thời kỳ chân thật đã đến, Thầy không muốn cho con hao tài, tốn của, mà gìn giữ sự giả dối.
         Chẳng cần con lo lập Thánh Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn nguyên BẢO SANH là bổn nguyên Thánh Chất của Thầy.
         Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn sanh mà thôi...”.
Phục Linh Tánh Phật    
         Phục : Hồi phục, trở lại.
         Phục linh tánh   : Linh tánh của con người được tìm thấy lại để giác ngộ, đắc quả. Điều nầy bên Phật giáo gọi là kiến tánh.
         Tánh hay linh tánh là một thực thể sẵn có nơi mọi chúng sinh, không do tạo tác mà thành, không do tu tập mà được. tánh cũng là cái tâm tánh thực của chúng sanh vậy.
         Về bản tánh, mọi chúng sinh đều bình đẳng với chư Phật, Tiên, không chút sai biệt. Tuy nhiên vì chúng sinh có quá nhiều vọng tưởng và chấp trước, là cội gốc của mọi phiền não, nên quên mất tánh Phật, và mãi chìm sâu trong vòng luân hồi sinh tử vô tận. Muốn phục lại cái linh tánh hay kiến tánh người tu phải phá bức màn vô minh, tức là diệt bỏ thất tình lục dục, đoạn trừ vọng tưởng, phiền não thì minh tâm kiến tánh, tức là đạt thành Phật vị.
Nhứt thiết Chư Phật    
         Nhứt thiết  : Tất cả, hết thảy.
         Chư Phật  : Các vị Phật.
         Nhứt thiết Chư Phật    : Tất cả các vị Phật.
Hữu giác, hữu cảm, hữu sanh, hữu tử
 ,  ,  ,  
         Hữu giác  : Có hiểu biết, có giác ngộ.
         Giác : Là hiểu biết hay tỉnh thức, tức là tỉnh ngộ, không còn mê lầm, vô minh.
         Giác là một trạng thái tuyệt đối của tâm dứt bặt hết phân biệt, vọng tưởng.
         Giác ngộ là hiểu biết thấu triệt mọi sự vật như thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Giác ngộ tức là thấy rõ nguồn gốc của sự khổ đau và sanh tử, chọn lựa một con đường để được giải thoát sanh tử. Nói một cách khác, con người khi dứt trừ được hết vô minh thì giác ngộ.
         Hữu cảm  : Có mối rung động trong lòng, có những việc làm gây sức mạnh ảnh hưởng đến chung quanh.
         Con người vì cảm mà sinh ra tình ái. Tình ái cũng là một chướng ngại cho người tu, Bài kệ chuổi bên Phật có viết:
                                 Ái hà thiên xích lãng,
                               愛河千尺浪
                                 Khổ hải vạn trùng ba.
                          苦海萬重波
                                 Dục thoát luân hồi khổ,
                          脫輪迴苦
                                 Tảo cấp niệm Di Đà.
                          早急念彌陀
                                 Sông yêu ngàn thước sóng,
                                 Biển khổ muôn lượn qua.
                                 Luân hồi mong vượt thoát,
                                 Mau sớm niệm Di Đà.
                                                (Thiên Vân dịch)
         Chính cảm mà sinh tình, do tình mà con người phải chìm sâu sông yêu bể ái, là khởi đoan của mọi khổ đau, phiền não. Trong Kinh Pháp Cú, Phật cũng cho rằng: “Những người say đắm theo ái dục, tự lao mình trong lưới buộc như nhện giăng tơ. Ai dứt được sự buộc ràng không còn dính mắc nữa, thì sẽ xa mọi thống khổ để ngao du tự tại”.
         Hữu sanh  : Được sanh ra và có sự sống.
         Theo giáo lý nhà Phật, Sanh là một trong bốn cái khổ của con người, gọi là Tứ khổ: Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Hễ có sanh ắt phải có tử.
         Nhưng phải có sanh ở thế gian nầy, tức là phải được làm người để tu hành thì chơn linh mới có thể thăng tiến được. Đức Chí Tôn có nói: “Dầu một vị Đại La Thiên Đế xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị đặng”. Ấy vậy, sanh là một con đường mà người khách trần mượn để đi lên, hay nói cách khác, con người phải có kiếp sống ở thế gian này nghĩa là phải đầu thai xuống thế giới hữu hình, có xác thân để được tu tâm sửa tánh, lập công bồi đức thì chơn linh mới có thể thăng tiến lên được. Trong Giới Tâm Kinh có bài thơ rằng:
                        Dễ gì lộn kiếp đặng làm người,
                        May đặng làm người chớ dể duôi.
                        Lành dữ hai đường vừa ý chọn,
                        Lành như tòng, dữ tợ hoa tươi.
         Hữu tử  : Có sự chết.
         Theo quan niệm thông thường của thế nhân, Chết là hết. Nhưng đối với nhân sinh quan của Cao Đài hay Phật Giáo: Chết chỉ là một giai đoạn hoại diệt của thân xác hữu hình hay sự đoạn lìa nghiệp trái ở thế gian, để có một sự sống tâm linh miên viễn, bất tận nơi thế giới vô vi, thanh tịnh.
         Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có nói: “Sự thác (chết) cũng có khi vui mà cũng có lúc buồn. Người thế nếu biết sống, nghĩa là biết dụng mình cho có ích vào xã hội, biết dưỡng tánh tu thân, thì sự thác chẳng qua là sự mong mỏi của kẻ hành trình đã xong trách nhậm, trở về phục sự đặng lãnh phần thưởng xứng đáng mà thôi”.
Tri khổ nghiệp chướng luân chuyển hóa sanh
       
         Tri khổ  : Biết được sự khổ.
         Đối với Giáo lý Cao Đài hay Phật pháp, cõi trần gian là một biển khổ mênh mông của chúng sanh. Trong bài Khai Kinh có câu:
                           Biển trần khổ vơi vơi trời nước
         Cái khổ ở cõi hồng trần, tục lụy nầy, theo Đức Phật là do bốn mối sinh ra khổ: Đó là Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Biết được sự khổ đó, con người phải tìm cách đoạn lìa mối khổ. Đức Phật có nêu lên Tứ Thánh Đế    gồm Khổ đế là xét rõ cái khổ ở trần gian như Sinh, Lão, Bệnh, Tử; Tâp đế là xét ra bởi đâu mà kết tập thành cái khổ; Diệt đế là sự xét rõ cách dứt hết sự khổ; Đạo đế là con đường phải noi theo để giải thoát khỏi luân hồi  khổ não.
         Theo Cao Đài, muốn được an vui, thoát khổ thì người tu tập phải lo tu tâm dưỡng tánh và tạo lập công quả: “Vì Thầy lập Đạo kỳ nầy là mở một trường thi công quả. Các con phải đi tại cửa nầy mới đến đặng nơi Cực Lạc mà thôi”.
         Nghiệp chướng  : Đời trước phạm những nghiệp ác cho nên đời nay thành ra tội chướng.
         Nghiệp  là những hành động có tác ý của thân, khẩu, ý, tức là những việc làm cố ý hay chỉ tính toán trong tâm khởi lên những ước muốn, những dục vọng để thực hiện cho bằng được. Dù đó là những việc làm thiện hay bất thiện được lập đi lập lại tạo nên sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh.
         Chính con người tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp ác, thì chính con người sẽ được hưởng hay phải chịu hậu quả của nghiệp báo ấy. Theo Kinh Pháp Cú, Đức Phật ví nghiệp “như sét do sắt sinh ra rồi trở lại ăn sắt, còn ác nghiệp do người ta gây ra rồi trở lại dắt người ta đi vào cõi ác”.
         Nghiệp chướng có hai loại: Phiền não chướng    và Sở tri chướng   . Chấp truớc là nguồn gốc phiền não chướng, vọng tưởng là nguồn gốc của sở tri chướng. Mục tiêu của sự tu hành là chuyển hóa toàn bộ vọng tưởng và chấp truớc để khôi phục lại Thiên Tánh hay Phật tánh.
         Luân : Bánh xe xoay vần.
         Luân chuyển  : Là xoay giáp vòng tròn nầy rồi trở lại vòng khác. Sự xoay chuyển của chúng sanh trong vòng sáu cõi (lục đạo) như sanh tử, tử sanh tiếp nối không ngừng. Chỉ khi nào đạt được giải thoát, chứng ngộ Niết bàn mới ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
         Hóa sanh  : Biến hóa mà sanh ra.
Năng du Ta Bà thế giái độ tận Vạn linh đắc qui Phật vị
             
         Năng du  : Là có thể đi đây đi đó, có thể dạo khắp mọi nơi.
         Ta Bà Thế giới    : Còn gọi là Thế giới Sa Bà. Theo Phật, Ta Bà, Hán dịch Kham nhẫn. Đây chính là một cõi Tam thiên Đại thiên thế giới. Dịch là Kham nhẫn, hàm ý: Chúng sanh trong cõi Thế giới Ta Bà cam lòng chịu đựng sự ô trược và những nỗi khổ sở phiền não do ngũ trược gây ra, dù có được nghe Giáo Pháp của các Đấng Thiêng Liêng, vẫn ít kẻ chịu lo tu hành để thoát ly khổ cảnh, cam tâm vùi đắm mãi trong cảnh trói buộc, nên gọi là Kham nhẫn.
         Như vậy, Ta Bà Thế giới là một thế giới bao la, rộng lớn, chỉ có các Đấng Tiên, Phật mới có thể đi khắp cùng thế giới đó để cứu giúp chúng sanh thoát khổ.
         Địa cầu nơi con người sống chỉ là một chỗ rất nhỏ bé trong thế giới Ta Bà. Đức Phât Thích Ca lãnh giáo hóa chúng sanh nơi cõi Ta Bà, nên Kinh thường gọi “Sa Bà Thế giới bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.
         Trong vũ trụ có hằng hà sa số thế giới, Kinh Phật gọi Tam thiên Đại thiên Thế giới       là nói gồm cả Đại Thiên Thế giới, Trung Thiên Thế giới và Tiểu Thiên Thế giới.
         Một Tiểu Thiên Thế giới có nghìn Thế giới. Một Trung Thiên Thế giới có một nghìn Tiểu Thiên Thế giới, tức là một triệu Thế giới. Một Đại Thiên Thế giới có một nghìn Trung Thiên Thế giới, tức là một ngàn triệu Thế giới. Như thế, ta thấy rằng Ta Bà Thế giới là một Thế giới rộng lớn bao la như thế nào.
         Độ : Vượt qua biển sanh tử, còn có nghĩa tế độ cứu giúp người khác (độ tha) hoặc độ chính mình (tự độ). Từ Ba la mật đa Hán dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn: Đến bên kia bờ, tức bờ giải thoát.
         Như vậy độ là vượt qua con sông sanh tử luân hồi để đến bên bờ giải thoát.
         Độ tận  : Là tế độ hết tất cả chúng sanh không trừ   một ai.
         Căn cứ theo kinh Phật, hai thời kỳ nhứt và nhị kỳ Phổ độ chỉ độ được tám ức nguyên nhân, còn lại 92 ức đắm chìm trong mê muội (Cửu thập nhị tào chi mê muội). Do vậy, trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, chính mình Đức Chí Tôn dùng huyền diệu Thiêng Liêng giáng cơ khai nền Đại Đạo và để Đức Diêu Trì Kim Mẫu giáo hóa con cái hầu Ngài có thể độ hết các bậc nguyên nhân cùng toàn cả sanh linh còn chìm nơi bể khổ trở về với cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
         Vạn linh  : Muôn sanh linh, tức là toàn thể sanh linh trong Càn khôn Vũ trụ nầy. Các sanh linh bao gồm bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.
         Độ tận vạn linh    : Cứu giúp hết muôn Chơn linh.
         Đắc qui  : Được trở về.
         Phật vị  : Ngôi vị Phật.
         Theo thuyết Tam thân của Phật giáo, thì Phật có ba thân:
            - Pháp thân  : Lý pháp tụ tập lại thành ra thân, tức là lấy pháp tính làm ra thân. Pháp tính không sắc chất, thuần nhiên, không sinh diệt, lúc nào cũng thường trụ.
            - Báo thân  : Là phần tốt của phúc đức trí tuệ Phật tích tụ làm thân, mà được quả báo viên mãn. Báo thân lúc nào cũng nương vào pháp thân.
            - Ứng Thân  : Là hóa hiện ra sắc thân để độ chúng sinh theo căn cơ. Còn gọi là Hóa thân  , biến hóa thân  .
Tóm lại, Pháp thân chỉ cái thể sở chứng, Báo thân và Ứng thân chỉ cái dụng, nhờ thể ấy mà ra. Một Phật, nhờ minh giác linh diệu lưu chuyển thành các thân khác. Thuần lý thì chỉ có một Phật, do phúc đức trí tuệ Phật biến hóa ra nhiều phật.
         Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Chí Tôn hóa sanh chư Thần Thánh Tiên Phật, như vậy Đức Chí Tôn là vị Phật lớn nhứt trong các vị Phật. Hay nói cách khác, Chí Tôn là Pháp thân, còn chư Phật, chư Tiên là Báo thân hay Ứng thân của Đức Chí Tôn. Vì thế, trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ cho biết: “Nhiên Đăng Cổ Phật thị Ngã, Thích Ca Mâu Ni thị Ngã, Thái Thượng Ngươn Thỉ thị Ngã. Kim viết Cao Đài”      .    尼是 .      .    . Tóm lại, Đức Chí Tôn là Phật vị.
         Đắc qui Phật vị    : Được trở về với ngôi vị Phật, tức là trở lại với Đức Chí Tôn hay gọi qui nguyên.

            C/. DỊCH NGHĨA:
         Tầng Hỗn Ngươn Thiên ở trên hết có :
                                       - Brahma Phật.
                                       - Civa Phật.
                                       - Christna Phật.
                                       - Thanh Tịnh Trí Phật.
                                       - Diệu Minh Lý Phật
                                       - Phục Tưởng Thị Phật
                                       - Diệt Thể Thắng Phật
                                       - Phục Linh Tánh Phật
         Tất cả các vị Phật, có giác ngộ, có thương cảm, có sống, có chết, biết rõ sự khổ não do nghiệp chướng gây nên, luân hồi chuyển kiếp mà hóa sanh ra, các vị Phật có thể đi khắp cõi Ta Bà Thế giới độ hết các Chơn linh để được trở về  với ngôi vị Phật.

         3.-HỘI NGUƠN THIÊN:
        A/. KINH:
HỘI NGƯƠN THIÊN hữu:
                                       - Trụ Thiên Phật
                                       - Đa ái Sanh Phật
                                       - Giải Thoát Khổ Phật
                                       - Diệu Chơn Hành Phật
                                       - Thắng Giái Ác Phật
         Nhứt thiết chư Phật tùng lịnh DI LẠC VƯƠNG PHẬT, năng chiếu diệu quang tiêu trừ nghiệt chướng.
         Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn.
         Nhược nhơn đương sanh, nhược nhơn vị sanh, nhược nhơn hữu kiếp, nhược nhơn vô kiếp, nhược nhơn hữu tội, nhược nhơn vô tội, nhược nhơn hữu niệm, nhược nhơn vô niệm, thính đắc ngã ngôn, phát tam thiện niệm, tất đắc A nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề tất đắc giải thoát.
         Nhược hữu nhơn thọ trì khủng kinh ma chướng, nhứt tâm thiện niệm: Nam Mô Di Lạc Vương Bồ Tát, năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng tất đắc giải thoát.

 

            B/. CHÚ THÍCH:
HỘI NGƯƠN THIÊN hữu
   
         Hội Ngươn Thiên   : Theo Di Lặc Chơn Kinh, tầng Hội Nguơn Thiên là tầng Trời do Đức Di Lặc Vương Phật cai quản. Tầng nầy nằm phía bên dưới Tầng Hỗn Ngươn Thiên.
         Như vậy, Đức Di Lặc Vương cầm quyền Chưởng quản hai Tầng Trời: Hỗn Ngươn Thiên và Hội Ngươn Thiên.
Trụ Thiện Phật   
         Trụ thiện  : Chủ trì làm việc thiện.
     Làm thiện thì phải có những hành động, lời nói, ý nghĩ lành, hợp với Đạo lý, không xuất phát từ tham, sân, si, đem lại lợi ích, hạnh phúc cho mình và cho người khác. Có hai loại thiện:
         Hữu lậu thiện   : Là việc làm thiện, tuy làm cho người thọ hưởng được những quả báo tốt lành, nhưng vẫn chưa giải thoát được ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
         Vô lậu thiện   : Làm việc thiện một cách rốt ráo, không ngã chấp, không mong cầu phước báu.
         Vô lậu thiện là việc làm thiện của các Đấng Thiêng Liêng cho chúng sanh.
Đa Ái Sanh Phật    
      Đa ái sanh   : Có nhiều lòng thương yêu sự sống.
         Lòng yêu thương chúng sanh của Chí Tôn, chư Phật và chư Tiên giống như người mẹ thương con, với tình yêu thương tự nhiên, không đòi hỏi điều gì cả, tình thương nầy được gọi là lòng đại từ bi.
         Chí Tôn và chư vị Phật có lòng thương yêu sự sống của chúng sanh, mong muốn gìn giữ mạng sống của chúng sanh, gọi là bảo sanh  , thấy chúng sinh mê muội, đắm chìm nơi khổ hải nên mới ra đời dìu dẫn, cứu giúp chúng sinh thoát lìa khổ não và luân hồi sanh tử.
Giải Thoát Khổ Phật    

         Giải thoát khổ   : Là giải thoát khổ đau, không còn vướng mắc trong vòng sanh tử luân hồi, tự do, tự tại. Tự mở trói và thoát ra khỏi những tâm bất thiện đã ràng buộc.

      Theo Thánh giáo, thế gian là cảnh đọa, là nơi thọ muôn ngàn cay đắng, chịu biết bao thử thách nhọc nhằn, chứa nhiều xót xa đau khổ, nên các Đấng Thiêng Liêng tìm cách cứu thế độ đời, tùy theo trình độ, căn cơ của chúng sanh mà chỉ bày phương cách xử lý với cảnh khổ. Đức Hộ Pháp giải thích điều này như sau:
                        Hiền vì thương đời mà đạt cơ tùng khổ.
                        Thần vì thương đời mà lập cơ thắng khổ.
                        Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ.
                        Tiên vì thương đời mà bày cơ thoát khổ.
                        Phật vì thương đời mà tìm cơ giải khổ.
         Như vậy, giải thoát khổ là cứu cánh của chư Phật.
Diệu Chơn Hành Phật    
      Diệu chơn hành   : Thi hành Chơn pháp huyền diệu.

         Chơn pháp huyền diệu chỉ được thi hành trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, vì chính Đức Chí Tôn dùng huyền diệu Thiêng liêng giáng cơ ban cho nền Chơn pháp nầy để chúng sanh trong thời hạ nguơn mạt pháp chung hưởng và sẽ được truyền mãi đến thất ức niên.

Thắng Giái Ác Phật    
       Giái ác: Hay giới ác   tức là phòng bị, răn đe những điều xấu xa hung dữ lấy mình
       Thắng giái ác   : Người hành trì phải chiến thắng những giới ác, tức những điều gì dữ, xấu xa. Hay nói cách khác, phải chiến thắng những việc bất thiện, không hợp Đạo lý về thân, khẩu, ý, có hại cho mình và cho người khác.

         Con người vì ác niệm mà gây nghiệp quả, rồi phải chịu vòng luân hồi sinh tử. Vì thế, người tu muốn thoát nghiệp phải thắng giới ác.

         Giới là những điều răn cấm để giúp cho người tu ngăn ngừa điều quấy, ngưng điều ác, không làm các việc ác, mà làm các việc lành.
         Người có trì giới thì không còn tạo nghiệp ác để sau phải chịu thọ nghiệp quả khổ đau. Như vậy, giới là nền tảng của giác ngộ giải thoát.
Tùng lệnh Di Lạc Vương Phật
     
      Tùng lệnh  : Tùng theo mệnh lệnh.
      Di Lạc Vương Phật     : Di Lặc Vương Bồ Tát hay Di Lặc Bồ Tát đều là Hồng danh của Đức Phật Di Lặc. Có điều gọi Di Lặc Vương Phật để chỉ Đức Ngài đang hành quyền cai quản chư Phật, còn gọi Di Lặc Bồ Tát hay Di Lặc Vương Bồ Tát để chỉ Đức Ngài đang thi hành nhiệm vụ giáo hóa và phổ độ chúng sanh.
      Di Lặc Bồ Tát là do tiếng Phạn Maitreya Bodhisattva phiên dịch ra, có nghĩa là Từ Thị  (Đấng Từ bi có lòng thương rộng lớn) và hiệu là A Dật Đa   . Theo Lời Phật Thích Ca nói thì Đức Di Lặc Bồ Tát còn đang ở trên tầng trời Đâu Suất thuyết pháp, đợi đến ngày giáng sinh làm người ở trần gian để tu thành Phật, tức là một vị Phật tương lai, sau Đức Thích Ca Mâu Ni vậy.
         Đức Di Lặc thường thị hiện ở cõi trần để hóa độ chúng sanh nhưng không ai hay biết, như trường hợp Bố Đại Hòa Thượng. Đức Di Lặc được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký kế thừa Phật vị của Ngài, tức là một vị Bồ Tát sẽ thành Phật tại cõi nhân gian và sẽ kế thừa Đức Phật Thích Ca để giáo hóa chúng sanh. Di Lặc Bồ Tát là hiện thân cho đức tính hỷ xả: Bởi vì Ngài thấy được các pháp do nhân duyên sinh khởi, không thật, chỉ có giả danh, nên Ngài không có chấp trước các pháp. Tượng thờ Đức Di Lặc Bồ Tát, người ta tạc có sáu đứa bé đeo theo chọc phá, đó là tượng trưng cho sáu thức (Lục tặc) luôn luôn quấy rối, nhưng Ngài vẫn an vui tự tại, hoan hỷ như thường.
         Đức Phật Di Lặc có nhiều lần hóa sanh xuống trần để cứu độ chúng sanh. Sau đây chỉ ghi lại thời kỳ Ngũ Đại, Đức Di Lặc giáng sinh là vị Bố Đại Hòa Thượng    .
         Bố Đại là một vị Hòa thượng không tên tuổi, thường mang một cái túi vải (Bố đại  : túi bằng vải) lớn trên vai nên người đời gọi là Bố Đại. Tương truyền Bố Đại Hòa Thượng có thân hình mập mạp, mặt tròn, bụng to, miệng luôn luôn cười vui, vai lúc nào cũng mang bị vải, tay cầm cây tích truợng. Có nhiều câu chuyện lạ lùng kể về Ngài.
         Một hôm, gặp vị Thiền sư hỏi Ngài: Phật pháp là thế nào ? Bố Đại đang mang bị vải bèn buông xuống đất, rồi đứng thẳng khoanh tay. Thiền Sư thấy vậy hỏi tiếp: Chỉ có như vậy, hay lại có việc hướng thượng? Bố Đại mang bị lên vai rồi đi. Qua cử chỉ trên, Ngài muốn cho biết: việc bỏ bị xuống đất là ý buông xả tất cả, dù là Phật pháp, nếu còn đeo đẳng, còn chấp chặt thì không thể nào thấu đạt Phật pháp. Buông xả rồi đứng yên là có ý chỉ tâm thanh tịnh. Sau đó quải bị lên vai rồi thông thả đi là có ý cho biết Ngài ung dung tự tại, nhưng dấn thân vào đời để làm lợi lạc cho chúng sinh. Lúc sắp tịch Ngài có bài kệ như sau:
                                    Di Lặc chân Di Lặc,
                                      
                                    Phân thân thiên bách ức.
                                
                                    Thời thời thị thời nhân,
                                
                                    Thời nhân tự bất thức.
                                

                                 Di Lặc, thật Di Lặc,
                                 Phân thân trăm ngàn ức.
                                 Luôn luôn chỉ người đời,
                                 Người đời tự chẳng biết.
         Vào thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Di Lặc tái sinh một lần nữa để sửa đổi mối Chơn truyền, đóng các tầng Địa Ngục, A Tỳ để mở cơ tận độ các Chơn linh:
                              Tái sanh sửa đổi Chơn truyền,
                        Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong.
         Để mở Hội Long Hoa, là một trường thi Tiên Phật, do Đức Di Lặc làm chủ khảo, Đức Ngài giáng chơn linh xuống làm Di Đà Hộ Pháp để thâu tóm các Đạo hữu hình lại thành một mối, đối với tà tinh ma quỉ, Ngài dùng Giáng Ma Xử khưu trừ, và đối với các Chơn linh tu hành tinh tấn, Ngài sẽ tùy công đức mà phong Tiên hay Phật vị.
                        Giáng linh Hộ Pháp Di Đà,
                        Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh.
                           Thâu các Đạo hữu hình làm một,
                     Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên.
                                                            (Kinh Đại Tường)
         Tại Tòa Thánh Tây Ninh, trên nóc của Phi Tưởng Đài có tượng Đức Phật Di Lặc ngồi tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng.(Cọp tượng trưng năm Bính Dần là năm khai nền Đại Đạo).
Năng chiếu diệu quang tiêu trừ nghiệt chướng
       
         Năng chiếu  : Có thể chiếu rọi. Thường hay chiếu rọi.
         Diệu quang  : Ánh sáng huyền diệu, hào quang hay Phật quang.

         Năng chiếu diệu quang    : Có thể chiếu những tia sáng huyền diệu, hay chiếu hào quang.

      Thế gian thường bảo mặt trời là lớn và sáng nhứt, nhưng mặt trời chỉ chiếu khắp bốn châu, vẫn bị mây giá, sương mù che khuất ánh sáng, tường nhà không xuyên thấu được. Như vậy, ánh sáng mặt trời có hạn lượng mà còn bị chướng ngại nữa. Nếu đem so với Phật quang hay hào quang, thì ánh sáng huyền diệu của chư Phật, quang minh rực rỡ có thể chiếu suốt mười phương, tam giới, chiếu tan hết thảy những điều phiền não, khổ sở, tối tăm của tất cả chúng sanh.
      Tiêu trừ nghiệt chướng    : Là diệt trừ hết những mầm ác, nghiệp xấu gây chướng ngại cho cuộc sống và việc tu hành của con người.
         Nghiệp chướng làm mê mờ chân tánh, nếu không sám hối thì khó có thể tiêu trừ sạch hết được. Vì nếu chúng ta phạm vào tội nghiệp rất nặng, lẽ ra phải bị đọa vào Địa ngụ A tỳ, nhưng nếu biết ăn năn, sửa lỗi, lo lập công bồi đức, thì vẫn có thể tiêu trừ được ác nghiệp và đắc quả.
Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt
         
         Nhược hữu  : Nếu như có.
         Chúng sanh  : Hay chúng sinh (satta), Hán dịch âm là Tát đỏa, nghĩa là loài hữu tình, có sinh mạng, có sanh tử, tức là các loài như thảo mộc, thú cầm hay nhơn loại.
         Theo Phật, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tức là có sẵn mầm giác ngộ ở trong người và như vậy nên có thể thành Phật trong tương lai.
         Theo Cao Đài, mỗi chúng sinh là một tiểu linh quang của Đấng Chí Tôn, nên đều có Thiên tánh, trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có câu: “Thầy là các con, các con là Thầy”.
         Văn Ngã  : Nghe lời Ta. Đức Phật hằng nhắc nhở chúng sanh là nên nghe lời chân thật của Ngài đã dạy.
         Ưng đương  : Phải nên. Hai chữ nầy thể hiện tấm lòng tha thiết, khẩn khoản của Phật, đã bao lần đinh ninh dặn dò, khuyên lơn những mong người nghe kinh mau phát tâm cầu nguyện.
         Thoát nghiệt  : Giải thoát khỏi mầm ác nghiệt.
Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng
 ,  ,  
         Niệm : Tưởng nghĩ đến, đọc trong tâm.
         Phật : tức là Bụt. Do chữ Buddha, Hán phiên âm là Phật  để chỉ một cách tôn kính tất cả những bậc đã đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn.
         Pháp : Là một danh từ chỉ chung về Đạo, Qui luật, nguyên lý tự nhiên, Giáo lý của chư Phật, chư Bồ Tát.
         Tăng : Chỉ người xuất gia tu hành theo Phật pháp.
         Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Chí Tôn nói: “Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giái nên mới gọi làPháp, Pháp có mới sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ rồi mới có người nên gọi là Tăng. Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy”.
         Sở dĩ chúng ta tụng kinh và niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng là vì chúng ta muốn cho lương tri, lương năng được trong lành, sáng suốt. Bởi tâm chúng sanh luôn luôn lúc nào cũng bị vật dục che mờ cái thần minh ấy, làm cho không thể nhận thấy được chân thiện mỹ. Niệm Phật, Pháp, Tăng có công năng định tâm gìn ý và hướng tâm ý con người đến những điều tốt đẹp, thuần lương, nhờ vậy những tư tưởng xấu xa đen tối sẽ lần lần bị tiêu diệt. Niệm Phật, Pháp, Tăng còn có thể nhờ những quyền năng vô thượng, đức hạnh tròn lành của các Đấng cứu giúp cho ta thoát khỏi họa tai, hôn ám.
Tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ
       

         Tùng thị  : Tùng là tuân theo. Thị là phải, đúng. Tùng thị là tùng theo vì cho đó là đúng, là phải.

      Pháp điều  : Những điều khoản của giáo pháp hay  luật pháp.

         Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ là hệ thống pháp luật của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, gồm: Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, các Đạo Luật, và các Đạo Nghị Định.
      Tam kỳ Phổ Độ    : Phổ độ chúng sanh trong thời kỳ thứ ba.
         Từ thời Thượng Ngươn đến nay, Đức Chí Tôn đã cho mở ra ba thời kỳ phổ độ để cứu giúp chúng sanh: Đó là Nhứt Kỳ Phổ Độ, Nhị Kỳ Phổ Độ và Tam Kỳ Phổ Độ:
         ³Nhứt Kỳ Phổ Độ: Vào thời kỳ Thượng Ngươn.
                  Phật thì có Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở         Ấn Độ.
                  Tiên thì có Thái Thượng Đạo Tổ mở Tiên Giáo ở Trung Hoa.
                  Thánh thì có: Vua Phục Hy khởi đầu Nho Giáo ở Trung Hoa
                  Thánh Moise mở Do Thái Giáo ở Do Thái.
         ³Nhị Kỳ Phổ Độ: Vào thời kỳ Trung Ngươn.
                  Phật: Đức Thích Ca Mâu Ni chấn hưng lại Phật Giáo.
                  Tiên: Lão Tử chấn hưng Tiên Giáo, còn gọi Lão Giáo.
                  Thánh: Đức Khổng Tử mở Khổng giáo để chấn hưng Nho Giáo
                  Ngoài ra, Đức Chúa Jésus Christ mở Thiên Chúa Giáo ở Do Thái.
         ³Tam Kỳ Phổ Độ: Vào thời kỳ Hạ Ngươn.
         Đức Chí Tôn dùng huyền diệu Thiêng Liêng giáng cơ mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một Tôn Giáo phổ độ chúng sanh trong thời Hạ Ngươn mạt pháp nầy, với tôn chỉ là “ Qui nguyên Tam Giáo Phục nhứt Ngũ chi”. Thay mặt cho Tam Giáo thì có Tam Trấn Oai Nghiêm.
         Nhứt Trấn Oai Nghiêm Lý Đại Tiên Trưởng, tức Thái Bạch Kim Tinh thay mặt cho Tiên Giáo.
         Nhị Trấn Oai Nghiêm Đức Quan Âm Bồ Tát thay mặt cho Phật Giáo.
         Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Thánh Đế Quân thay mặt cho Thánh Giáo.
Tất đắc giải thoát luân hồi

     

         Tất đắc  : Ắt được, tất phải được.

         Giải : Là mở ra, cởi bỏ.

         Thoát : Ra trót lọt, không dính mắc gì hết.

      Giải thoát  : Cởi bỏ mọi trói buộc, như khổ đau,           phiền não.
            Luân hồi  : Luân là bánh xe xoay vần, Hồi là quay trọn vòng này trở lại đến vòng khác, cứ thế quay mãi.
         Sự luân chuyển của chúng sanh trong sáu cõi (Lục đạo  ), sanh tử, tử sanh tiếp nối nhau không ngừng như cái bánh xe quay không có khởi điểm. Chúng sanh vì vô minh gây ra nghiệp, rồi bị nghiệp lực cuốn hút vào vòng sống chết không bao giờ dừng nghỉ, chỉ khi nào thông đạt được Giáo pháp mới mong được giải thoát hay chứng quả mà thôi. Phật dạy: “Đêm dài với kẻ mất ngủ, đường rất xa với kẻ lữ hành mỏi mệt. Cũng thế, vòng luân hồi sẽ tiếp nối vô tận với kẻ ngu si, không minh đạt chánh pháp”(Kinh Pháp Cú).
         Giải thoát luân hồi    : Là cởi bỏ hết mọi sự khổ đau, phiền não đã trói buộc con người ở thế gian, hầu thoát khỏi luân hồi sanh tử.
Đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn
                
         Đắc lộ  : Đạt được một con đường đi, có nghĩa là đắc Đạo.
         Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề       : Hay còn gọi là Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề do Phạn ngữ Samyak Sambodhi. Đa La dịch là Thượng, Tam Miệu dịch là Chánh Đẳng, Tam Bồ Đề dịch là Chánh Giác.

         Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề: Hay A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề, đó là Quả vị tối cao của Đức Phật: Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hay sự giác ngộ chân chánh hoàn toàn viên mãn.

         Vô Thượng là viên mãn cả ba điều giác ngộ (Tự giác, giác tha giác hạnh viên mãn), đầy đủ vạn đức, không còn có điều gì cao siêu hơn được. Xét về phương diện tự chứng, thì trí tuệ đã viên mãn vô thượng, về phương diện lợi tha thì công đức cũng viên mãn vô thượng.
         Chánh Đẳng: Đẳng là bình đẳng. Khi đã được giác ngộ rồi, chẳng hề tiếc nuối mảy may, vận dụng trí huệ chân chánh, bình đẳng tận lực làm lợi cho người khác.
         Chánh Giác: Là sự giác ngộ đúng đắn, hoàn toàn.
         Có thể phân tích sự giác ngộ nầy theo 3 mức độ:
         1/ Chánh giác
         2/ Chánh đẳng chánh giác.
         3/ Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
         A La Hán là bậc Chánh giác.
         Mức độ giác ngộ cao hơn gọi là Chánh đẳng chánh giác, đó là chư Bồ Tát. Các vị Bồ Tát còn phải tu tập nhiều mới đạt được chân tâm viên mãn như chư Phật.
         Phật là người có được chân tâm viên mãn, đã giác ngộ toàn triệt về nhân sinh và vũ trụ, đã đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
      Thị chi  : Ấy là.

         Chứng quả  : Người tu nhận thực được cái kết quả của việc tu hành. Đạt được quả vị.

Trong thời Hạ Ngươn Mạt Pháp nầy, nhiều người tu hành có quan niệm rằng: Muốn chứng được quả, chỉ cần luyện Đạo. Điều nầy chưa đủ, Thầy đã giải thích như sau: “Người tu hành, nếu chưa trường trai, trì giới nổi đặng thì hãy lo lập đức, bồi công để làm nền móng vững chắc cho việc luyện Đạo tương lai, chớ nên dục vọng mong sớm luyện Đạo để làm Tiên Phật mà thiếu phần công quả âm chất”.
                  Cực Lạc  : Còn gọi là Tây Phương Cực Lạc, Cực Lạc Thế giới, Tây Phương Tịnh Độ hay An Lạc Quốc là một cõi Tịnh độ do Đức Phật A Di Đà     giáo hóa. Theo Phật, Cực Lạc là một nơi hoàn toàn trong sạch, đẹp đẽ, an vui và hạnh phúc, không có phiền não, ô uế, thọ mạng dài lâu, trí tuệ cao diệu.
         Trong Kinh A Di Đà có giải về Cực Lạc như sau: “Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc?Kỳ quốc chúng sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc”. Nghĩa là Cõi ấy vì sao tên là Cực Lạc? Chúng sanh trong cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng các sự vui, nên gọi là Cực Lạc.
      Niết Bàn  : Phiên âm từ Phạn là Nirvana, có nghĩa chấm dứt, ra khỏi rừng phiền não. Niết Bàn là cảnh giới giải thoát, cứu cánh của bậc đã giác ngộ. Niết Bàn được diễn tả sự an lạc, thanh tịnh, bất tử, hạnh phúc...
         Theo Phật, Niết Bàn không phải là một xứ sở, nơi chốn ở ngoài không gian hay thời gian, mà phải hiểu Niết Bàn như là mục đích tu hành để thoát ra khỏi vòng sinh tử, luân hồi, đoạn diệt ba căn tham, sân, si và không còn chịu sự tác động của nghiệp.
Nhược nhơn đương sanh, nhược nhơn vị sanh
   , 
         Nhược nhơn đương sanh    : Nếu người đang được sanh ra hay đang sống.
         Nhược nhơn vị sanh  : Nếu người chưa được sanh ra.
Nhược nhơn hữu kiếp, nhược nhơn vô kiếp
   ,    
      Hữu kiếp  : Có kiếp sống nơi cõi thế gian.
      Kiếp còn có nghĩa là một đời người. Do lòng tin chết không phải là hết, nên người bình dân Việt Nam dù không Tôn giáo nhưng vẫn tin rằng sự đầu thai kiếp khác sẽ do hành vi tội phước của mình trong kiếp nầy gây tạo, vì thế ca dao có câu :
Ai ơi! Hãy ở cho lành,
Kiếp nầy không được để dành kiếp sau.
         Theo nhà Phật, mỗi một kiếp gồm có bốn giai đoạn: Thành kiếp, Trụ kiếp, Hoại kiếp và Không kiếp.

         Vô kiếp  : Không có kiếp sống nơi thế gian.

Nhược nhơn hữu tội, nhược nhơn vô tội
   ,    
         Hữu tội  : Có tội.
         Thế gian là nơi chứa nhiều tội lỗi, bởi con người bị vô minh che mờ chân tánh, nên thường tạo nhiều tội lỗi. Thánh giáo Thầy có dạy: “Nơi trần khổ này, dầu cho bậc Chí Thánh cũng khó tránh sự lỗi lầm đặng, nhưng sự ăn năn tự hối là quí báu vô giá. Các Tiên, Phật xưa cũng nhiều bậc đứng đặng địa vị cao thượng, thiêng liêng là nhờ sự cải quá mà nên chánh quả”.
         Con người tuy có tội lỗi, nhưng nếu biết sám hối ăn năn thì có thể tu tiến được. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có nói “Buổi lập Thánh Đạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không có tội lỗi, đâu nhọc đến công Thầy.
      Ấy vậy, các con rán độ kẻ tội lỗi là công lớn làm cho Thầy vui hơn hết”.
         Vô tội  : Không có tội.
         Có nhiều người sống ở thế gian, trong hiện kiếp không có gây ra tội lỗi, nên họ nghĩ rằng mình hiền lành, vô tội thì khỏi cần phải tu, ví như câu “sấu tu, cù tu, thằn lằn, rắn mối khỏi tu”, tức là con vật hung dữ phải lo tu để trở nên hiền, trái lại con vật hiền lành thì khỏi cần tu.
         Thực ra, nghĩ như vậy là họ sai lầm, bởi vì trong hiện kiếp này họ thấy mình vô tội nhưng biết đâu tội tiền khiên của họ chưa trả hết. Lại nữa, con người đầu kiếp xuống thế gian là để chơn linh tu hành tấn hóa, nếu nói rằng mình trong kiếp sanh này vô tội mà không tu thì chẳng uổng phí cho một kiếp sinh lắm sao!
Nhược nhơn hữu niệm, nhược nhơn vô niệm
   ,    
         Hữu niệm  : Có tưởng nghĩ tới, nghĩa là có lòng tin tưởng Đức Chí Tôn và các Đấng Phật, Tiên, tức là luôn luôn tưởng nhớ đến đức hạnh tròn lành, quyền năng vô thượng và nguyện noi theo những thánh đức của các Đấng ấy.
         Vô niệm  : Không có lòng tưởng niệm.
Thính đắc Ngã ngôn phát tâm thiện niệm
       
      Thính đắc Ngã ngôn    : Nghe được lời nói của Ta, đây chỉ lời Phật nói.

     Phát tâm thiện niệm    : Phát khởi tấm lòng nghĩ đến điều lành, tức biết lo tu hành, làm phước.

      Thính đắc Ngã ngôn phát tâm thiện niệm        : Ý Phật rất chân thành tha thiết dạy cho chúng ta rằng: Nếu nghe được lời nói chân thật của Ta (Đức Phật), thì hãy mau mau phát khởi lòng thiện niệm mà lo tu hành hầu được thoát khỏi luân hồi sinh tử. Kinh Phật đã từng dạy mạng sống con người chỉ ngắn ngủi trong hơi thở! Vì hơi thở ra mà không trở vào tức bước sang kiếp khác, vì vậy năm tháng ngày giờ, cho đến mỗi giây phút, đều có vô thường ở trong đó, chẳng ai quyết đoán mạng sống của mình dài được bao lâu. Phật dạy:
                           Chớ hẹn đến già rồi niệm Phật.
                           Đồng hoang mồ trẻ thấy đông người.
Tất đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề tất đắc giải thoát           ,    

         A Nậu  : Phiên âm từ Phạn ngữ là Anout: Nghĩa là không, vô.

         A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề         : Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
         Giải thoát  : Giải là cởi bỏ. Thoát ra trót lọt. Giải thoát là không dính mắc, hệ lụy một điều gì hết.
         Giải thoát là cởi bỏ thoát khỏi mọi trói buộc, mọi phiền não, mọi khổ đau và được an lạc tự tại. Giải thoát cũng có nghĩa là không còn vướng mắc trong vòng sanh tử luân hồi nữa.
         Trong cuộc sống hằng ngày, ít có ai ý thức được rằng chính mình đang đang gây tạo khổ đau, phiền não. Ngược lại, ta cứ nghĩ rằng chúng từ bên ngoài đến trói buộc ta. Tu tập là để có thể ý thức được những khi khổ đau khởi lên để ta kịp thời buông bỏ.
         Tất đắc giải thoát    : Ắt được giải thoát.
Nhược hữu nhơn thọ trì khủng kinh ma chướng

        

      Thọ trì  : Nhận lãnh và giữ gìn. Người tu hành khi thọ trì giới thì phải nhận lãnh và giữ gìn giới luât theo pháp          môn mình.

     Khủng kinh  : Sự sợ hãi, kinh khủng.

      Sự sợ hãi hay kinh hoàng là một loại phiền não lớn và đau khổ nhất của con người nơi thế gian nầy. Giáo pháp của Đạo nhằm đem đến niềm an vui, hạnh phúc cho chúng sanh. Do vậy, Vô úy thí, tức là làm một việc khiến cho chúng sanh hết sợ hãi, an tâm, đó là một loại bố thí có công đức vô lượng, trên cả Pháp thí và Tài thí.
      Ma chướng  : Sự chướng ngại do Ma tạo ra để cản trở việc tu hành. Theo Tôn giáo Ma có thể hiểu là tất cả những gì ngăn cản các thiện căn, cản trở chánh pháp, hoặc như các phiền não, hoài nghi, làm nhiễm loạn thân tâm, gây chướng ngại cho việc tu hành đều là ma chướng.
         Ma chướng có thể chia làm hai loại:
         Nội ma  : Là những thói hư tật xấu hay tham sân si, dục vọng...ẩn chứa trong trong thân tâm chúng ta, luôn luôn chờ cơ hội tác động, xúi giục chúng ta làm điều ác.
         Ngoại ma  : Là những điều bất thiện, những tập nhiễm sấu xa của xã hội bên ngoài lôi cuốn chúng ta vào đường ác đức.
         Chúng sanh đời mạt pháp, phước thì mỏng, chướng thì dầy, huệ cạn, nghiệp sâu, nên tu hành thường vướng phải ma chướng, tín tâm yếu ớt nên bị hãm vào lưới ma, lại bị ác nghiệp lôi kéo, khó bề thoát khỏi đọa. Vì vậy, phải có đức tin kiên trì tưởng niệm Chí Tôn, tạo lập công quả, hành nhơn tác thiện để được các Đấng hộ trì viễn ly ma chướng.
Nhứt tâm thiện niệm    
       Nhứt tâm  : Một lòng, lòng luôn luôn.
         Nhứt tâm thiện niệm    : Một lòng nghĩ đến điều lành, hay luôn luôn nghĩ đến điều lành. Bởi vì nghĩ đến điều lành là không nghĩ đến điều dữ, không gieo ác nghiệp. Phật có dạy: “Không tạo ác nghiệp là hơn, vì làm ác nhứt định thọ khổ; làm các thiện nghiệp là hơn, vì làm lành nhứt định thọ vui” (Kinh Pháp Cú).
         Trong Minh Tâm Bửu Giám có câu:     ,      Nhứt nhựt bất niệm thiện, chư ác giai tự khởi”: Một ngày chẳng nghĩ đến điều lành, mọi điều ác sẽ tự dấy lên.
Chẳng cần phải tu nhiều kiếp mà vẫn được giải thoát: Hễ đầy đủ công đức và nhất tâm niệm Phật cho đến mức nhất tâm bất loạn thì nhờ vào sức tiếp dẫn của các Đấng sẽ được vãng sanh về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, không còn vướng mắc trong vòng sanh tử nữa.
Năng cứu khổ ách, năng cứu Tam tai, năng cứu tật bệnh
           

     Năng cứu  : Có khả năng cứu giúp, có thể cứu giúp.

         Khổ : Tiếng Hán có nghĩa là đắng, khó chịu. Khổ còn có nghĩa là sự đau khổ về vật chất hay tâm thức của con người. Những điều dễ chịu, vui sướng trong thế gian nầy Phật cũng cho là khổ, bởi vì chúng sẽ bị hoại diệt, không thường tại.
         Trong kinh Phật dạy: Cái khổ trong địa ngục bị thiêu đốt cũng chưa phải là khổ, cái khổ bị làm ngạ quỉ đói khát cũng chưa phải là khổ, cái khổ làm súc sanh kéo cày bị đánh cũng chưa phải là khổ, mà cái khổ vô minh không biết đường đi mới là khổ. Vì thế, Tiên Phật thường dạy cho chúng sinh diệt trừ vô minh, trở nên tỉnh giác mà biết được đường tu hành để thoát vòng luân hồi sanh tử.
      Con người có hai loại khổ đau: Vật chất và Tinh thần. Người khổ về vật chất, ta có thể cứu giúp một ít được, còn khổ đau về tinh thần, ta chỉ xoa dịu phần nào mà thôi. Chỉ có các Đấng Trời Phật và các Giáo pháp mới có thể cứu vớt hết chúng sinh về các loại khổ đau, nghiệt chướng và còn dẫn dắt ra khỏi vòng luân hồi khổ não.
       Khổ ách  : Khổ sở và tai nạn.
      Năng cứu khổ ách    : Có thể cứu giúp những khổ sở và tai nạn.
         Tam tai  : Ba thứ tai họa xảy đến: Hỏa tai  , Phong tai  và Thủy tai   .

         Hỏa tai  : Tai họa do lửa như cháy nhà cửa...

         Phong tai  : Tai họa do gió gây ra như bão lụt, cuồng phong…

         Thủy tai  : Tai họa do nước gây nên như hồng thủy, lụt ngập, sóng thần...

     Thời Hạ Ngươn mạt pháp, tam tai thường xuyên xảy ra trên quả Địa cầu già nua cằn cỗi nầy. Về hỏa tai, do thiên nhiên thì có núi lửa, hạn hán, do con người thì cháy rừng. Về phong tai, bão lụt, gió xoáy...Về thủy tai thi có lụt lội, sóng thần, sạt lỡ đất...

         Tật bệnh  : Đau bịnh hay bịnh tật.

         Bệnh là một trong tứ khổ. Bệnh chướng là một trở ngại lớn cho người tu hành.

      Lại nữa, bệnh tật trong thời Hạ ngươn cũng xảy ra một cách khốc liệt, có thể nói nó đem lại tai họa chung cho toàn nhân loại trên quả cầu của chúng ta như: Sida, Hô hấp cấp, Cúm A (H5N1)...Như vậy, trì tụng Kinh Di Lặc và Kinh Cứu Khổ là điều cần thiết cho chúng sanh trong thời kỳ này.
Năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng
        
         Độ dẫn chúng sanh    : Cứu giúp và dẫn dắt tất cả chúng sanh.
         Nghiệt chướng  : Hậu quả xấu của những hành động sai quấy đưa lại, tức là những hành động bất thiện của ba nghiệp thân, khẩu, ý là chướng ngại trên con đường tu giải thoát của chúng ta.
         Thoát chư nghiệt chướng    : Thoát khỏi những chướng ngại của mầm ác gây ra.

                        C/. DỊCH NGHĨA:
         Tầng Trời Hội Ngươn Thiên có:
                                       -Trụ Thiện Phật.
                                       -Đa Ái Sanh Phật.
                                       -Giải thoát khổ Phật.
                                       -Diệu Chơn Hành Phật.
                                       -Thắng Giái Ác Phật.
         Tất cả các vị Phật, tùng theo lệnh của Đức Di Lặc Vương Phật, có thể chiếu ánh sáng huyền diệu để tiêu trừ các           nghiệt chướng.
         Nếu có chúng sanh nào nghe biết lời của Ta, thì nên tìm cách thoát khỏi nghiệp chướng, bằng cách niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng theo những điều khoản luật pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì ắt được giải thoát khỏi luân hồi, mà đạt được  Đạo Chánh Đẳng chánh Giác, đó là chứng quả vị nơi cõi Cực Lạc Niết Bàn.
         Nếu như người được sanh ra, nếu như người chưa được sanh ra, nếu như người có kiếp sống, nếu như người không kiếp sống, nếu như người có tội, nếu như người không tội, nếu như người có lòng tưởng niệm, nếu như người không có lòng tưởng niệm, nghe được lời Ta nói mà phát khởi tâm tưởng lành, sẽ đạt Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ắt được giải thoát.
         Nếu có người nhận và gìn giữ Phật pháp mà kinh sợ những chướng ngại của Ma vương, một lòng tưởng niệm: Nam Mô Di Lặc Vương Bồ Tát có thể cứu giúp những tai ách khổ sở, có thể cứu giúp được tam tai, có thể cứu giúp được bịnh tật, có thể cứu độ và dẫn dắt chúng sanh thoát hết các nghiệp chướng, ắt được giải thoát.

 

         4.-HƯ VÔ CAO THIÊN:
        A/. KINH:
         HƯ VÔ CAO THIÊN hữu:
                                       -Tiếp Dẫn Phật
                                       -Phổ Tế Phật
                                       -Tây Qui Phật
                                       -Tuyển Kinh Phật
                                       -Tế Pháp Phật
                                       -Chiếu Duyên Phật
                                       -Phong Vị Phật
                                       -Hội Chơn Phật
Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT, dẫn độ Chơn Linh đắc Pháp, đắc Phật, đắc duyên, đắc vị, đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề chứng quả nhập Cực Lạc Quốc, hiệp chúng đẳng chư Phật tạo định Thiên Thi tận độ Chúng Sanh đắc qui Phật Vị.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu trì thính ngã dục đắc Chơn Truyền niệm thử NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT thường du Ta Bà thế giái, giáo hóa Chơn Truyền phổ tế Chúng Sanh giải thoát lục dục thất tình thoát đọa luân hồi tất đắc giải thoát.
            B/. CHÚ THÍCH:
Hư Vô Cao Thiên hữu     

         Hư Vô Cao Thiên    : Tầng Hư Vô Thiên ở trên cao. Tầng Hư Vô Thiên do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật chưởng quản. Theo bí pháp của Đạo Cao Đài, sau chín tuần Cửu, đến Tiểu tường thì Chơn linh sẽ được tiếp dẫn vào Hư Vô Thiên để nghe lời Phật dạy. Mở đầu bài Kinh Tiểu tường có câu:

                           Tịnh niệm phép Nhiên Đăng tưởng tín,

                           Hư Vô Thiên đến thính Phật điều.

Tiếp Dẫn Phật   

            Tiếp Dẫn  : Tiếp rước, dẫn dắt những người tu đắc Đạo vào cõi Thiêng Liêng.

         Tiếp Dẫn Phật còn được gọi là Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, là vị Phật cầm phướn Tiếp dẫn, để tiếp rước và dẫn dắt các Chơn linh đắc Đạo về cõi Tây Phương Cực Lạc.

         Trong Tây Du Ký có kể lại câu chuyện về Tiếp Dẫn Đạo Nhơn như sau: Bốn thầy trò Đường Tam Tạng, sau khi đi thỉnh kinh về, đến bến Lăng Vân, thì không thể qua bên kia bờ sông được, còn đang bối rối, thời may có Tiếp Dẫn Đạo Nhơn chèo chiếc thuyền không đáy tới rước để đưa qua sông. Tam Tạng sợ quá, không dám xuống thuyền, Tề Thiên Đại Thánh bèn xô Thầy té xuống nước. Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đỡ Tam Tạng ngồi vào thuyền và chèo đưa qua bên kia sông. Khi đến giữa dòng sông, mọi người thấy có một xác người trôi lờ đờ, nhìn kỹ, đó là xác phàm của Tam Tạng. Thế là Tam Tạng đã bỏ xác phàm mà  thành Phật.
Trong kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối có câu nói về Tiếp Dẫn Phật như sau:
                              Tây phương Tiếp Dẫn Đạo Nhơn,
                        Phướn linh khai mở nẻo đường Lôi Âm.
Phổ Tế Phật   
      Phổ tế  : Cứu vớt chúng sanh rộng khắp mọi nơi.
         Phổ Tế là tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, vì vậy nên trước đây Hội Thánh có lập cơ quan Phổ Tế. Như chúng ta đã thấy thời Hạ ngươn mạt pháp, chúng sanh chẳng những khổ đau về đời sống ở thế gian, mà còn hứng chịu những thảm họa do thiên tai như: Sống thần, động đất, lũ lụt và bệnh chướng nguy hiểm cho loài người. Do vậy, Đạo Cao Đài mới xuất thế để cứu vớt chúng sanh về phương diện vật chất lẫn tinh thần nhằm tận độ chúng sanh cho kịp ngày tận thế. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có nói: “Đạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn sanh”.
         Phổ Tế Phật là vị Phật cứu vớt tất cả chúng sanh khắp mọi nơi thoát khỏi luân hồi khổ não để trở về với cõi Tây Phương Cực Lạc.
Tây Qui Phật 西  

       Tây qui 西 : Về cõi Tây Phương Cực Lạc.

         Về cõi Tây Phương Cực Lạc là về cõi giới của Đức Phật A Di Đà, đó là Cực Lạc Quốc.
         Tây Phương Cực Lạc 西   : Hay Tây Phương Tịnh Độ là một cõi tịnh độ ở Tây Phương do Phật A Di Đà giáo hóa. Cõi này còn được gọi là An Lạc Quốc, vì nơi đây hoàn toàn trong sạch, đẹp đẽ,an vui và hạnh phúc.
         Tây Quy Phật là một vị Phật có nhiệm vụ dẫn dắt các chơn linh đắc đạo về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Tuyển Kinh Phật   

       Tuyển kinh  : Chọn lựa Kinh sách, Giáo pháp.

      Kinh điển Phật giáo bên xứ Ấn Độ rất nhiều, các nước theo Phật không thể thỉnh được toàn bộ kinh, mà phải lựa chọn một ít kinh quan trọng, vì đường giao thông thời bấy giờ rất khó khăn. Tại Trung Quốc, tất cả kinh sách được thỉnh về coi như là cốt tủy của Đạo Phật. Khi thỉnh kinh về rồi, không phải được phiên dịch toàn bộ, mà phải chọn những bộ kinh cốt yếu nhất để dịch, vì công trình phiên dịch vào thời bấy giờ cũng rất khó khăn. Toàn bộ kinh điển Phật được phiên dịch sang Hán ngữ tại Trung Hoa, vào thời nhà Thanh, được gom lại thành Tam Tạng Kinh. Ngoài những tạng kinh bằng tiếng Hán, còn tạng kinh đồ sộ thứ nhì là là tiếng Tây Tạng. Tóm lại, kinh điển của Phật giáo nếu gom trên toàn thế giới thì nhiều không thể đếm được.
         Giáo pháp hay kinh điển nào cũng vậy, tuy nhiều vô số kể, nhưng chúng sanh phải lựa chọn tùy theo căn cơ của mình để nương vào đó mà tu tập thì mới phù hợp với sự tiến hóa của chơn linh mình.
Tế Pháp Phật   

     Tế pháp  : Đem Chơn Pháp tế độ chúng sanh.

         Tất cả các giáo pháp trong thời nhứt kỳ và nhị kỳ phổ độ không đủ để phổ độ các đấng Nguyên nhân và chúng sanh, nên Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng mới khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là ý muốn đem Chơn pháp đến tế độ chúng sanh trong thời Hạ ngươn mạt pháp, hầu các bậc nguyên nhân và toàn thể chúng sanh được tận độ để trở về ngôi xưa vị cũ.
Chiếu Duyên Phật   

       Chiếu duyên  : Soi xét nhân duyên của chúng sanh.

         Nhân và Duyên là hai yếu tố hòa hợp tạo thành tất cả sự vật. Nhân là chính, sinh ra sự vật, duyên là phụ, trợ giúp cho sự vật được hình thành. Nhờ biết được lý nhân duyên, chúng ta có được một nhận thức đúng, và tự làm chủ vận mệnh của mình, bởi vì cuộc đời của ta tốt hay xấu, đau khổ hay hạnh phúc, hoàn toàn do những nhân duyên ta tạo lấy.
Phong Vị Phật   
       Phong vị  : Định Ngôi vị cho các người đạt Đạo.
         Theo Vũ trụ quan của Tôn Giáo Cao Đài, mỗi chơn hồn đều tiến hóa theo bát phẩm chơn hồn, tức là từ kim thạch tu tiến lên nhơn hồn. Rồi nhơn hồn còn phải tu nhiều kiếp nữa để đạt được các ngôi vị thiêng liêng như Thần, Thánh, Tiên và Phật vị. Nói cách khác, tùy theo công quả của kiếp sanh mà nhơn hồn được phong vị theo Thần, Thánh, Tiên hay Phật.
Hội Chơn Phật   
         Hội chơn  : Gom các pháp lại thành một nền Chơn pháp hay Chơn Đạo.
         Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Chí Tôn có dạy: “Thầy đến lập cho các con một nền Chơn Đạo, tức là mỗi sự chi dối trá là chẳng phải của Thầy, Thầy đến là chủ ý để dạy cả môn sanh đặng hòa bình,chớ chẳng phải đến đặng giục thêm nghịch lẫn nhau”. Thầy còn dặn thêm: “Từ đây phải tin tưởng một Thầy và nghe lời Thầy dặn giữ gìn Đạo đức cho bền, còn ngoại trừ sự chi nghịch với Chơn Đạo thì là mưu chước của tà quái...
Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật
如是
         Như thị  : Như là, như thế.
         Chữ “như thị” ngụ ý việc gì đúng đắn, đáng tin tưởng được. Việc gì đáng tin gọi là Như thị, việc chẳng đáng tin gọi là Bất như thị.
         Hằng hà  : Sông Hằng (sông Gange), một trong bốn con sông lớn nhất bên xứ Ấn Độ.Phát nguyên từ A Nậu Đạt (Vô Nhiệt Não) trong rặng Tuyết Sơn (Hymalaya), bề ngang rộng đến 40 dặm, cát nhỏ mịn như bột. Vì Đức Phật thường thuyết pháp những địa điểm gần bên sông Hằng nên Phật hay dùng hình ảnh nầy để người nghe dễ lãnh hội.
         Sa số  : Số hạt cát.
         Hằng Hà Sa Số Chư Phật      : Chư Phật nhiều như số cát nơi sông Hằng. Ý chỉ nhiều không thể đếm được. Mỗi khi muốn nói đến con số rất nhiều, không cách nào hình dung nổi, Phật thường dùng lượng cát trong sông Hằng để làm tỷ dụ.
         Theo thuyết bên Phật Giáo, có rất nhiều vị Phật ở đời quá khứ, đời hiện tại và đời vị lai. Kinh bên phái Đại Thừa cho biết trong một trụ kiếp có hằng nghìn vị Phật giáng thế để thuyết pháp mà cứu độ chúng sanh.
Tùng lịnh Nhiên Đăng Cổ Phật
從令    
      Nhiên Đăng Cổ Phật     : Một vị Phật của đời quá khứ, nên được gọi là Cổ Phật. Đức Nhiên Đăng Cổ Phật còn được gọi là Định Quang Phật   , vị Phật đã sống vô lượng kiếp trước thời đại chúng ta. Đó là vị Phật đầu tiên và quan trọng nhất trong các vị Phật có trước Đức Thích Ca Mâu Ni.

         Nhiên Đăng Cổ Phật là vị Phật tượng trưng cho các vị Phật trong đời quá khứ. Bên Phật Giáo ở Trung Hoa, người ta thường thờ Đức Nhiên Đăng Cổ Phật chung với Thích Ca Mâu Ni Phật và Di Lặc Vương Phật để gọi là thờ Tam Thế Chư Phật (Đời quá khứ, hiện tại và vị lai).

         Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn cho biết Nhiên Đăng Cổ Phật đã giáng trần mở Phật Đạo ở Ấn Độ vào thời mà bên Trung Hoa là đời vua Hiên Viên Huỳnh Đế.
         Khi cúng tứ thời, tín đồ Cao Đài phải tụng Ngọc Hoàng kinh và tam giáo kinh. Bài Phật Giáo tâm kinh là tán tụng công đức Nhiên Đăng Cổ Phật là một Đấng Thiên Tôn dạy cho sáng tỏ Đạo Vô Vi (Nhiên Đăng Cổ Phật Vô Vi xiển giáo Thiên Tôn) và sau mỗi lạy đều niệm Hồng danh của Đức Ngài là: “Nam Mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
Dẫn độ chơn linh đắc pháp, đắc Phật, đắc duyên, đắc vị
           
         Dẫn độ chơn linh    : Dẫn dắt và cứu giúp các chơn linh.
         Đắc pháp  : Đắc được pháp, nghĩa là đạt được thể pháp và bí pháp của Đạo.
         Đắc Phật  : Đắc quả vị Phật.
         Đắc duyên  : Có được nhơn duyên với Phật.

         Nhân duyên  : Là hai yếu tố hòa hợp tạo thành tất các vật.

      Nhân là yếu tố chính sinh ra sự vật; duyên hay trợ duyên là một yếu tố phụ giúp cho sự vật được hình thành. Trồng cây, giống là nhân; đất, nước, ánh sáng, làm đất, cuốc...là duyên.
         Vạn sự, vạn vật đều do nhân duyên sinh. Nhờ hiểu rõ lý nhân duyên, chúng ta mới biết số mạng do ta làm chủ, bởi vì tương lai cuộc đời chúng ta có tốt hay xấu, đau khổ hay hạnh phúc hoàn toàn bởi những nhân duyên mà chúng ta đã tạo lấy. Cũng thế, được duyên gặp Phật cũng là do ta bồi đắp từ kiếp trước.
         Đắc vị 得位: Đạt được ngôi vị.
Đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề chứng quả nhập Cực Lạc Quốc
               
         Đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề          : Đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
         Chứng quả  : Theo đạo Phật, người tu hành giác ngộ chứng được đạo.
         Nhập : Đi vào.
         Cực Lạc Quốc   : Chỉ cõi Tây Phương Cực Lạc hay Cực Lạc Thế Giới, là cõi tịnh độ ở phương tây do Phật A Di Đà giáo hóa. Cõi này là nơi hoàn toàn trong sạch, đẹp đẽ, an vui và hạnh phúc, không có những điều khổ não nên được gọi là cõi  Cực Lạc.
Hiệp chúng đẳng chư Phật tạo định Thiên Thi tận độ Chúng Sanh đắc qui Phật Vị
                

     Hiệp chúng đẳng chư Phật     : Là hợp với nhiều Đấng Phật hay cùng với các Đấng Phật.

      Tạo định  : Sắp đặt.
      Thi : Thơ hay thư là sách.
         Thiên thi  : Hay thiên thơ là quyển sách của Trời. Trong đó ghi chép về luật pháp, nguyên lý vận hành vũ trụ do Thiêng Liêng định sẵn.
         Việc khai nền Đại Đạo ở cõi nước Việt Nam ta cũng do Thiên thơ tiền định. Thánh giáo Đức Chí Tôn có dạy: “Đại Đạo Tam Kỳ hoằng khai tại cõi Nam, đã chiếu theo Thiên thơ, Hội Tam Giáo, mà vớt chúng sanh thoát vòng ly khổ, thiệt thiệt, hư hư, một mảy chi, cũng chẳng qua là máy thiên cơ mà thôi”. Trong Thánh Thi Hiệp Tuyển có bài viết:
Ký thành một cuốn gọi Thiên Thơ,
                        Khai Đạo muôn năm trước định giờ.
                        May bước phải gìn cho mạnh trí,
                        Nắm đuôi phướn phụng đến dương bờ.
         Tận độ chúng sanh    : Cứu giúp hết tất cả chúng sanh, không chừa một ai.
         Đắc qui Phật vị    : Được đắc quả ngôi vị Phật.
Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân
       
      Thiện Nam tử   : Người Nam làm việc lành, làm việc thiện. Đây chỉ người tín đồ nam của đạo Cao Đài.
         Thiện Nữ nhơn   : Người Nữ làm việc lành, làm việc thiện. Đây chỉ nữ tín đồ.
         Thiện nam tử, thiện nữ nhân      : Có hàm ý chỉ hết thảy kẻ nam, người nữ có lòng tin thâm thiết. Nói cả nam lẫn nữ là có ý cho biết: Ai cũng có thể tu đắc đạo được.
         Theo giáo lý của nhà Phật, muốn được gọi là “Thiện nam tử, thiện nữ nhân”, người tu hành cần phải tu tập đủ ba loại tịnh nghiệp (Tịnh nghiệp tam phước).
         1/ Phước trời người: Có bốn điều
- Hiếu dưỡng cha mẹ.
- Kính trọng bậc sư trưởng.
- Tâm từ bi, không sát hại mọi loài chúng sinh.
- Tu tập mười thiện nghiệp.
         2/ Phước Nhị thừa: Có ba điều:
- Quy y tam bảo.
- Nghiêm trì các tịnh giới.
- Không phạm các oai nghi.
         3/ Phước Đại thừa: Gồm có bốn điều:
- Phát tâm Bồ Đề
- Tin sâu nhân quả
- Thọ trì kinh Đại thừa.
- Khuyến khích mọi người tu tập giác ngộ.
         Nhờ hành trì 11 điều trong ba loại Tịnh nghiệp, từ hiếu dưỡng cha mẹ đến khuyến khích mọi người tu tập giác ngộ, thì kẻ hành giả đã trở thành “Thiện nam tử, thiện nữ nhân” rồi.
Tu trì thính ngã dục đắc Chơn Truyền

       

     Tu trì  : Tu có nghĩa là sửa đổi, tức là sửa đổi những điều xấu xa thành những điều tốt đẹp, tánh hung ác trở nên thiện lành. Tu trì là giữ gìn trong việc tu hành. Ví dụ như Trì giới tức là giữ gìn giới luât trong việc tu tập.

     Dục đắc  : Mong muốn được, muốn được.

     Chơn Truyền  : Hay Chân Truyền, những Giáo pháp chân thật được truyền lại cho người đời sau tu tập.

      Theo Thánh giáo Đức Chí Tôn, Giáo Pháp của các Đấng trong nhất và nhị kỳ Phổ Độ lúc đầu là đúng chân truyền, nhưng dần dần bị cải sửa, nên xa lần chánh giáo, do đó mới bị thất kỳ truyền. Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, chính mình Đức Chí Tôn đem nền Chơn giáo truyền lại cho toàn cả chúng sanh trong thời Hạ ngươn mạt pháp nầy bằng huyền diệu cơ bút, nên được gọi là mối Chơn truyền, do đó có thể truyền lại đến thất ức niên.
Niệm thử Nhiên Đăng Cổ Phật
     

         Niệm thử  : Niệm như vậy, niệm như thế.

         Nhiên Đăng Cổ Phật    : Xem chú thích trên.
Thường du Ta Bà Thế giới giáo hóa Chơn truyền

         

         Thường du  : Thường thường dạo khắp.

         Giáo hóa  : Dạy dỗ.
Phổ tế chúng sanh giải thoát lục dục thất tình
         

       Phổ tế  : Cứu giúp hay tế độ chúng sanh trong khắp mọi nơi.

         Phổ tế là phổ hóa chúng sanh. Cơ quan phổ tế là lo phần Đạo của Đạo, hay nói một cách khác, là cơ quan đem Đạo vào Đời, dẫn dắt chúng sanh nương về với Đạo, hầu được tiến hóa đến trọn lành.
      Vì thế, trước đây Tòa Nội Chánh của Đạo Cao Đài có cơ quan Phổ tế là một trong bốn cơ quan: Phổ tế, Hành chánh, Phước thiện và Tòa đạo (Minh tra).
      Lục dục  : Sáu điều ham muốn của con người hằng quấy nhiễu những người tu tập:
                        Sắc dục  : Lòng ham muốn sắc đẹp

                        Thinh dục  : lòng mê âm thanh dịu êm.

                        Hương dục  : lòng thích mùi thơm.

                        Vị dục  : lòng ham ăn món ngon.

                        Xúc dục  : Thân ham muốn sung sướng.

              Ý dục  :: Ý ham được thỏa mãn.

         Thất tình  : Bảy thứ tình cảm thường hay khuấy rối tâm con người. Đó là : Hỷ  (mừng), Nộ  (giận), Ái (yêu), Ố  (ghét), Ai  (buồn), Lạc  (vui) và Dục  (muốn).
Thoát đọa luân hồi tất đắc giải thoát

       

         Đọa : Rơi xuống, rớt xuống.

      Thoát đọa luân hồi    : Thoát khỏi sự đọa đày của vòng luân hồi sanh tử, tức là đắc Đạo.
         Tất đắc  : Ắt được.
            C/. DỊCH NGHĨA:
      Trên Tầng cao Hư Vô Thiên có :
                                       - Tiếp dẫn phật.
                                       - Phổ Tế Phật
                                       - Tây Qui Phật
                                       - Tuyển Kinh Phật
                                       - Tế Pháp Phật
                                       - Chiếu Duyên Phật
                                       - Phong Vị Phật
                                       - Hội Chơn Phật
Như vô số các vị Phật, tùng theo lịnh của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, dìu dắt và phổ độ các Chơn linh để đạt được Pháp, đạt quả Phật, tạo được duyên, tạo được ngôi vị, đạt được Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chứng được quả vị để nhập vào Cực Lạc Quốc, hiệp với chư vị Phật định ra Thiên thơ cứu giúp toàn sanh chúng được trở về ngôi vị Phật.

         Nếu như có người Thiện Nam, người Thiện Nữ, gìn giữ sự tu tập, nghe lời Ta muốn được chơn truyền thì hãy niệm Nhiên Đăng cổ Phật, thường dạo khắp Ta Bà Thế Giới, giáo hóa Chơn truyền, tế độ chúng sanh khắp nơi, giải thoát khỏi Lục Dục, Thất Tình  để ra khỏi vòng sanh tử luân hồi, ắt được giải thoát.


         5.-TẠO HÓA THIÊN:
            A/. KINH:
         TẠO HÓA HUYỀN THIÊN hữu:
                                       - Quảng Sanh Phật
                                       - Dưỡng Dục Phật
                                       - Chưởng Hậu Phật
                                       - Thủ Luân Phật
                                       - Cửu Vị Nữ Phật
Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh KIM BÀN PHẬT MẪU năng tạo, năng hóa Vạn Linh, năng du Ta Bà Thế giái dưỡng dục quần sanh qui nguyên Phật vị.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân thính ngã dục tu phát nguyện Nam Mô KIM BÀN PHẬT MẪU dưỡng dục quần linh, nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, hườn hư thi hình đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề Xá Lợi Tử qui nguyên Phật vị tất đắc giải thoát.

            B/. CHÚ THÍCH:
Tạo Hóa Huyền Thiên hữu
  
         Tạo Hóa Huyền Thiên   玄天: Tầng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu, đây là Tầng Trời do Đức Diêu Trì Kim Mẫu chưởng quản. Trong bài Phật Mẫu Chơn Kinh có câu:
                        Tạo Hóa Thiên huyền vi Thiên Hậu,
                                       ,
                        Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì.
                                       .
Tạo Hóa Thiên là chỗ ngự của Đức Phật Mẫu và là  nơi cấu tạo, hóa sanh muôn loài vạn vât. Căn cứ theo bài kinh Đệ Cửu Cửu thì Tầng Tạo Hóa Thiên rất huyền diệu, luôn luôn lúc nào cũng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ, từ tạo thiên lập địa đến nay và mãi mãi không cùng về sau:
                        Vùng thoại khí bát hồn vận chuyển,
                        Tạo Hóa Thiên sanh biến vô cùng.
Quảng  Sanh Phật   

         Quảng sanh  : Sự sống rộng lớn của toàn thể         chúng sanh.

      Trong tất cả các nghiệp ác, giết hại chúng sinh có hậu quả nghiêm trọng nhất.Vì sao vậy? Vì mọi chúng sanh đều có bản tánh tham tiếc mạng sống của mình, ai cũng tham sống sợ chết. Thánh giáo Chí Tôn dạy về sự bảo sanh như sau: “Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước. Nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả báo không sai, biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đỗi ấy. Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ. Các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy”.
         Lại nữa, Chí Tôn và chư Phật, Tiên, Thánh là Đấng háo sanh, tức là rất yêu thương mạng sống của mọi loài sanh linh:
                        Lòng Trời Đất thương đều muôn vật,
                        Đức háo sinh Tiên Phật một màu.
                                                            (Kinh Sám Hối)
         Vì thế, người tu hành phải trường trai giới sát để thể hiện lòng Từ bi của Trời Phật và mở lòng quảng đại yêu thương mạng sống hết thảy các sinh linh.
         Quảng Sanh Phật là vị Phật đại từ bi thương yêu cả chúng sanh đồng với Chí Tôn, Phật Mẫu.
Dưỡng Dục Phật   

       Dưỡng dục  : Nuôi dưỡng và dạy dỗ.

      Phật Mẫu chẳng những là Đấng tạo hóa ra vạn linh, sanh chúng, mà lại còn là Đấng có công dưỡng dục và giáo hóa quần linh. Trong bài kinh Tán tụng công đức Diêu Trì kim Mẫu có câu:
                           Âm dương biến tạo Chơn thần,
                           Lo cho nhơn vật về phần hữu vi,
                              Mớm cơm, vú sữa cũng tay,
                     Dưỡng sanh đùm bọc với tài Chí Công.
         Dưỡng Dục Phật cũng là một vị Phật chăm sóc và dưỡng nuôi vạn linh sanh chúng như Đức Phật Mẫu là Đấng mẹ hiền của vạn linh vậy.
Chưởng Hậu Phật 掌厚

         Hậu : Dày, sâu dày, ân hậu, trái với bạc.

     Chưởng hậu  : Nắm giữ, coi sóc và thi hành ân hậu đối với chúng sanh.

Thủ Luân Phật   

     Thủ luân  : Giữ gìn luân thường đạo lý.

         Luân Thường là những phép tắc, đạo đức trong cư xử ở đời được qui định không thay đổi mà mọi người có bổn phận phải gìn giữ và tuân theo.
         Luân Thường gồm: Ngũ luân và ngũ thường.
         Ngũ luân  : Là năm phép cư xử theo đạo lý là vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn (Quân thần  , Phụ tử  , Phu thê  , Huynh đệ  , Bằng hữu  ).
         Ngũ thường  : Là năm đức tính căn bản phải gìn giữ luôn luôn, đó là: Nhân , Nghĩa , Lễ , Trí , Tín .

       Dữ : Với, cùng với.

Cửu Vị Nữ Phật    
         Cửu Vị Nữ Phật    : Tức là Cửu Vị Tiên Nương nơi Diêu Trì Cung, có công dìu dẫn các vị Thiên Sứ mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và có công tiếp độ các Chơn linh trong thời Hạ Ngươn về các cõi Cửu Thiên Khai Hóa, nên được phong làm Phật vị.
         Vào thời Tam Kỳ Phổ Độ, ngoài nhiệm vụ giáo hóa chúng sanh, Cửu Vị Nữ Phật còn có nhiệm vụ siêu độ các Chơn linh vượt qua Cửu Trùng Thiên để vào Hỗn Ngươn Thiên, qua bí pháp tụng Cửu, Tiểu, Đại Tường. Ngoài ra vì muốn độ tận các Nữ hồn, nên Thất Nương tình nguyện xuống cõi Âm Quang để cứu giúp, giáo hóa các nữ hồn ở nơi ấy được siêu thăng thoát hóa.
Tùng lịnh Kim Bàn Phật Mẫu

   

         Kim Bàn Phật Mẫu    : Tức là Diêu Trì Kim Mẫu, chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung, là nơi chứa các nguyên chất để tạo ra Chơn Thần cho các bậc Nguyên Nhân, nên còn được gọi là Kim Bàn Phật Mẫu.

         Đức Diêu Trì Kim Mẫu nguồn gốc là do hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn để làm chủ khí Âm Quang.
         Đối với vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế có giải thích như sau: "Khí Hư Vô sanh có một mình Thầy". Khí Hư Vô còn gọi là Tiên Thiên Chánh Khí hay Hạo Nhiên Chi Khí, là khí có trước khi có Trời Đất, tức là khi Trời Đất chưa có phân định, còn trong thời kỳ Hồng Mông, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi. Khí Hư Vô nầy vô cùng nhẹ nhàng, tinh khiết bàng bạc khắp vũ trụ càn khôn, kết tụ muôn đời nhiều kiếp, đến thời kỳ có một tiếng nổ lớn liền biến sanh ra một ngôi gọi là Thái Cực, một khối Đại Linh Quang toàn tri toàn năng, vô cùng vô tận, sáng lòa rực rỡ, chiếu tỏa khắp Càn Khôn Vũ Trụ. Đó là Thái Cực là ngôi ngự của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
         Đức Chí Tôn mới phân định Thái cực ra Lưỡng nghi là khí Dương quang và Âm quang. Đức Chí Tôn nắm quyền chưởng quản khí Dương quang, còn khí Âm quang thuộc quyền chưởng quản của Diêu Trì Kim Mẫu hay Kim Bàn Phật Mẫu.
         Khí Dương Quang của ngôi Thái Cực mới phối hợp với khí Âm Quang để tạo hóa ra vạn vật và Càn Khôn Vũ Trụ.Vạn Loại Chúng sinh do Đức Mẹ hóa sanh gồm bát hồn: Kim Thạch hồn, Thảo Mộc hồn, Thú Cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.
Càn Khôn sản xuẩt hữu hình,
                     Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.
                                                   (Phật Mẫu Chơn Kinh)
Năng tạo năng hóa vạn linh năng du Ta Bà Thế giới
           
            Năng tạo năng hóa vạn linh      : Có thể biến tạo và sinh hóa ra vạn linh.
            Theo Thánh giáo, Đức Chí Tôn ngự ngôi Thái cực rồi phân Lưỡng nghi là Dương quang và Âm quang. Dương quang do Chí Tôn cai quản, còn Đức Phật Mẫu nắm phần Âm quang để phối hợp với Dương quang ấy mà tạo hóa ra vạn chơn linh trong Càn khôn Vũ trụ.
Dưỡng dục quần sanh qui nguyên Phật vị
養育

     Dưỡng dục  : Nuôi dưỡng và dạy dỗ.

         Quần Sanh  : Đồng nghĩa với chúng sanh, là chỉ tất cả các loài sanh vật như thảo mộc, thú cầm, nhơn loại.

       Qui nguyên  : Trở về nguồn cội.

         Chúng sanh là một tiểu linh Quang của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
         Theo luật tiến hoá, các chơn hồn phải đầu kiếp xuống phàm trần là vật chất, rồi từ tinh hoa của vật chất, mới tiến lên đến kim thạch, thảo mộc, thú cầm, nhơn loại, cho đến Thần, Thánh, Tiên, Phật. Sau đó, nếu vẫn tiếp tục tu hành, chơn linh sẽ qui nguyên về với nguồn cội là khối Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn.
Thính ngã dục tu phát nguyện
聽我

         Thính ngã  : Nghe lời Ta dạy. Lời của Đức Phật.

       Dục tu  : Muốn tu hành.

         Phát nguyện  : Phát tâm lập nguyện.
Huờn hư thi hình đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề
          

     Huờn : Hay hoàn là trở lại, trở về.

         Hư : Hư không, hư vô.

         Thi hình  : Thi hài hình thể.
      Huờn hư thi hình    : Thi hài hình thể, khi chết trở về nơi hư không, bởi vì do tứ đại giả hiệp.
         Theo triết lý Phật giáo, hữu hình hữu hoại, lại nữa thi thể hình hài là một khối vật chất hữu hình do tứ đại hiệp lại mà thành, nên rồi sẽ trở về hư không. Hai câu liễn trên thuyền Bát Nhã viết:
               Vạn sự viết vô: Nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ,
                           萬事 : 
            Thiên niên tự hữu: Linh hồn thiên tứ phản hồi thiên.
                              :       
Nghĩa là:
         Muôn việc đều không, xác thịt do đất tạo ra thì hoàn lại đất,
         Ngàn năm tự có, linh hồn do Trời ban cho, quay trở về trời.
Xá lợi tử qui nguyên Phật vị tất đắc giải thoát
          
         Xá lợi  : (Sarira) hình hài, thân xác của các bậc Thánh Đắc Đạo hay Đức Phật Thích Ca, sau khi hỏa táng, xương cốt còn lại là những tinh thể rắn chắc và tròn hạt như những viên bi sáng, lóng lánh như ngọc, nên người ta gọi những tinh thể đó là Xá Lợi. Xá Lợi được thờ nơi Bửu Tháp.
         Hạt Xá Lợi được gọi là Xá Lợi Tử   .
         Xá lợi tử còn là một từ ngữ đặc biệt dùng để chỉ cái chơn thần huyền diệu của những người luyện Đạo khi Tinh Khí Thần đã hiệp nhất đắc đạo thành Tiên, Phật. Chơn thần nầy bên tu Tiên gọi là Thánh thai hay Kim đơn, bên Phật thì gọi là Mu ni Bửu châu, Xá lợi tử.
         Qui nguyên Phật vị    : Trở về với ngôi vị Phật.

            C/. DỊCH NGHĨA:
         Tạo Hóa Thiên là một Tầng Trời huyền diệu, có:
                                       -Quảng Sanh Phật.
                                       -Dưỡng Dục Phật.
                                       -Chưởng Hậu Phật.
                                       -Thủ Luân Phật.
                                       -Cùng với Cửu Vị Nữ Phật
         Như vô số các vị Phật, tùng theo mệnh lệnh của Kim Bàn Phật Mẫu, có thể tạo hóa ra vạn linh, có thể dạo khắp Ta Bà Thế Giới , để nuôi dưỡng chúng sanh, trở về với ngôi vị Phật xưa.
         Nếu như có người Thiện Nam, người Thiện Nữ, nghe lời Ta nói, muốn tu hành thì hãy phát ra lời cầu nguyện: Nam Mô Kim Bàn Phật Mẫu, nuôi dưỡng và dạy dỗ quần linh, nếu như được sanh ra, nếu như chưa sanh ra, nếu như có kiếp sống, nếu như chẳng có kiếp sống, nếu như có tội, nếu như không có tội, nếu như có lòng tưởng niệm, nếu như không có lòng tưởng niệm, thi thể hình hài sẽ trở về cõi hư vô, đạt được Phẩm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và chơn thần sẽ trở về với ngôi vị Phật xưa, ắt được giải thoát.

         6.-PHI TƯỞNG DIỆU THIÊN:
            A/. KINH:
         PHI TƯỞNG DIỆU THIÊN hữu:
                                       - Đa Pháp Phật
                                       - Tịnh Thiện Giáo Phật
                                       - Kiến Thăng Vị Phật
                                       - Hiển Hóa Sanh Phật
                                       - Trục Tà Tinh Phật
                                       - Luyện Đắc Pháp Phật
                                       - Hộ Trì niệm Phật
                                       - Khai Huyền Cơ Phật
                                       - Hoán Trược Tánh Phật
                                       - Đa Phúc Đức Phật
         Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh TỪ HÀNG BỒ TÁT, năng du Tà Bà Thế giái thi pháp hộ trì Vạn Linh Sanh Chúng.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện Nam Mô TỪ HÀNG BỒ TÁT, năng cứu tật bịnh, năng cứu tam tai, năng độ tận Chúng Sanh thoát ư tứ khổ, năng trừ tà ma, năng trừ nghiệt chướng, tất đắc giải thoát.

            B/. CHÚ THÍCH:
Phi Tưởng Diệu Thiên hữu
    
      Phi Tưởng Diệu Thiên    : Là một Tầng Trời trong Cửu Trùng Thiên rất huyền diệu do Đức Từ Hàng Bồ Tát chưởng quản, nên còn được gọi là Phi Tưởng Diệu Thiên. Trong bài kinh Đệ Bát Cửu có câu:
                        Hơi Tiên tửu nực nồng thơm ngọt,
                        Phi Tưởng Thiên để gót tới nơi.
Đa PhápPhật   

         Đa Pháp  : Nhiều Giáo pháp.

         Theo Phật, Pháp được chia thành nhiều loại:
            -Tâm pháp: Các hiện tượng, diễn biến của tâm lý;
            -Sắc pháp: Các hiện tượng sự vật trong thế giới vật lý.
            -Pháp hữu vi bị sinh diệt, Pháp Vô vi thì bất sinh bất diệt.
            -Thiện pháp và Bất thiện pháp.
        -Pháp tối thượng: không thể thuyết, mà mỗi người tự mình chứng ngộ cho chính mình.
         Đa Pháp Phật là vị Phật khéo dùng các pháp để tùy cơ giáo hóa chúng sanh, đối cơ thi pháp    , khiến mọi chúng sanh đều có thể hiểu được pháp.
Tịnh Thiện Giáo Phật    
      Tịnh thiện giáo   : Dạy lìa xa các cấu nhiễm, diệt trừ ác niệm, để đạt được thiện tâm và thanh tịnh.
         Tịnh thiện tức là tâm thiện phải thanh tịnh. Ví dụ như người tu có thiện tâm, nhưng lòng thiện đó vẫn bị lệ thuộc vào thân khẫu ý: Hành thiện để khoe khoang, làm lành để lấy tiếng. Đó là bất tịnh thiện.
Kiến Thăng Vị Phật    

     Kiến Thăng vị   : Tạo lập, sắp xếp việc thăng ngôi vị.

         Sự thăng tiến của mỗi chơn linh từ bực nhơn phẩm trở lên rất khó khăn, vì ở hàng nhơn phẩm, con người còn phải chuyển kiếp nhiều lần mới có thể đạt đến Thần, Thánh, Tiên, Phật vị. Mỗi một bậc tu của con người, có đoạt được hay không, nhanh hay chậm, đều tùy thuộc vào công quả và Đạo đức của mình nơi mặt thế nầy. Nhưng nếu có tu hành thì ngôi vị sẽ được thăng lên tùy theo hạnh đức và công nghiệp của mình đã tạo lập.
Hiển Hóa Sanh Phật    

       Hiển Hóa sanh   : Làm hiện rõ về việc biến hóa và sinh sản.

         Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu là Đấng Hóa sinh ra Càn khôn Vũ Trụ và vạn linh. Vì vậy, Hiển Hóa Sanh Phật là vị Phật dạy dỗ chúng sanh tu hành biết giác ngộ và làm sáng tỏ công đức hóa sinh vô lượng của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và chư vị Phật.
Trục Tà Tinh Phật    

       Trục tà tinh   : Rược đuổi yêu ma tà quái.

         Thầy có nói: Đạo khai thì Tà khởi. Lại nữa, vì luật công bằng thiêng liêng, người tu hành phải chịu cho tà tinh quỉ mị khảo thí. Nhưng nếu người tu tinh tấn, chuyên cần thì được các Đấng hộ trì, tà mị cũng khó bề khảo dượt được.
         Ngược lại, người tu nếu tâm bất chính thì Quỉ vương sẽ thừa dịp lôi kéo ra khỏi đường chơn chánh. Thầy có nói: “Quỉ vương lại thừa dịp hành tàng bất chánh của nhiều đứa trong Đạo mà giựt giành, chia xẻ các con với Thầy. Nó lại tùy theo hạnh đức của mỗi đứa mà dắt lần ra khỏi chánh giáo”.
         Thầy căn dặn môn sinh rõ rằng: “Đứa nào chánh thì được nghe lời Thầy dạy dỗ, đứa nào tà phải bị lời quỉ mị dẫn đường”.
         Trục Tà Tinh Phật là vị Phật có nhiệm vụ trừ tà khử mỵ, tiêu ma diệt quỷ cho người tu theo chánh pháp.
Luyện Đắc Pháp Phật    

     Luyện đắc pháp   : Rèn luyện để đắc được tâm pháp tu luyện.

         Đắc được Pháp, tức là biết rõ về thể pháp và bí pháp của Đạo. Người đắc pháp tức là người đã đắc đạo rồi vậy.
Hộ Trì Niệm Phật    

     Hộ trì niệm   : Bảo vệ và gìn giữ việc tưởng niệm.

         Người tu hành, tâm hằng ngày thường tưởng nghĩ đến Chí Tôn và chư Phật, hằng lo công đức, tạo nhiều phước báo, cảm ứng Phật, nên được hộ trì cho việc tưởng niệm.
Khai Huyền Cơ Phật    

     Khai huyền cơ   : Khai mở cơ Trời huyền diệu.

         Huyền cơ hay là thiên cơ huyền diệu là do cơ Tạo hóa sắp đặt, không một ai có thể thấu hiểu được máy Trời đặng. Thiên cơ bất khả lậu, hàng Phật Thánh Tiên đã từng cho biết như vậy. Chỉ có các Đấng Phật, Tiên đắc lệnh Chí Tôn hay các Thiên sứ, thừa lệnh Thiêng Liêng mới thấu hiểu và khai mở được huyền cơ mà thôi. Khai Huyền Cơ Phật là vị Phật đắc lịnh Chí Tôn có nhiệm vụ khai mở Thiên cơ huyền diệu.
Hoán Trược Tánh Phật    

     Hoán trược tánh   : Thay đổi tánh ô trược xấu xa.

         Thượng Đế là khối Đại Linh Quang, chiết chơn linh xuống thế gian, gọi là Tiểu Linh Quang phối hợp với phàm thể để tạo thành một con người. Vì vậy, mỗi con người đều có cái Thiên tánh vốn lành, nhưng khi nhập thế rồi, nặng mang phàm thể, xu hướng theo vật chất, càng bị thất tình , lục dục sai khiến, con người càng trở nên mất tánh trọn lành, rồi tạo ra nhiều nghiệp quả. Do nghiệp chướng trả vay, con người phải bị lôi vào vòng sanh tử luân hồi triền miên, mà đắm chìm vào tục lụy, làm cho Chơn tánh biến thành trược tánh (tánh ô trược).
                        Dòng khổ hải hễ thường chìm đắm,
                        Mùi đau thương đã thắm Chơn linh.
                                                         (Kinh Giải Oan)
         Muốn thoát được luân hồi sanh tử, phải kiến tánh, tức là đổi trược tánh hoàn lại Thiên tánh hay Phật tánh.
Đa Phúc Đức Phật    

         Đa phúc đức   : Nhiều phước đức.

         Phúc đức hay phước đức, đồng nghĩa với công đức, là những việc làm thiện, lành để giúp đỡ người khác, đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho mình và cho người ở hiện tại hay tương lai.
         Người biết làm phước là người có tâm hướng thiện. Làm lành thì được phước báo hay quả phước.
         Có hai thứ làm phước:
            - Phước hữu lậu: Là làm lành được phước quả là an vui một cách tương đối vì còn trong vòng sanh tử luân hồi.
            - Phước vô lậu: Được phước quả là an vui tuyệt đối, thoát ly sanh tử. Đây là phước đức của chư Phật.
         Tu phước là làm những việc phước đức như bố thí, công quả, lễ bái, tụng kinh...Còn tu huệ là thường học hỏi giáo pháp, tụng kinh trì giới...
         Người Đệ Tử của Đức Chí Tôn phải vừa tu phước và tu huệ, gọi là phước huệ song tu.
Tùng lịnh Từ Hàng Bồ Tát
從令

         Từ : Từ bi.

         Hàng : Chiếc thuyền.

         Từ Hàng  : Là chiếc thuyền từ bi.

      Từ Hàng Bồ Tát là một vị Phật, nhưng vì lòng thương xót chúng sanh, nên Ngài vẫn giữ nhiệm vụ cứu khổ, tế độ sinh linh đang bị đọa trần. Vì thế, Danh hiệu Ngài được ví như chiếc thuyền từ bi cứu vớt người đưa qua biển khổ. Mặc dầu là Phật vị, nhưng Ngài vẫn xưng danh hiệu Bồ Tát, hay Đạo Nhơn như Từ Hàng Bồ Tát hay Từ Hàng Đạo Nhơn. Và nhiều lần Ngài chiết Chơn linh giáng phàm để cứu độ quần linh.
         Trong thời nhị kỳ Phổ Độ, Từ Hàng Bồ Tát có giáng linh xuống làm hai vị nữ nhân là Thị Kính và Diệu Thiện, sau đó tu hành đắc quả thành Quan Âm Bồ Tát, hay Phật Bà Quan Âm. Trong Thánh giáo ngày 22-7-1926, Chí Tôn có cho biết: “Người gọi Quan Âm là Nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Đạo Nhơn biến thân. Từ Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương”.
         Theo lời thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, “ Chủ Bạch Vân Động là Bạch Vân Hòa Thượng, Đại Chơn linh Từ Hàng Đạo Nhơn giáng thế, hậu duệ của Quan Âm Bồ Tát, đã thác sinh hai lần ở Pháp, lần đầu thác sinh là La Rochefoucauld, lần thứ hai là Richelieu, và ở Việt Nam là Nguyễn Bỉnh Khiêm tức Trạng Trình”.
         Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ, Từ Hàng Đạo Nhơn cũng chiết Chơn Linh giáng phàm để làm Thiên sứ khai nền Đại Đạo: Đó là Phối Sư Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ). Chính Đức Chí Tôn giáng cơ cho Ngài Thơ biết: “...Ngày nay Thầy tỏ thiệt cho con hiểu, con là một chơn linh cùng Quan Âm Bồ Tát”.
Năng du Ta Bà Thế Giái thi pháp hộ trì vạn linh sanh chúng
能遊
         Thi pháp  : Thi pháp là đem các Giáo pháp ra thi hành.

         Hộ Trì  : Che chở, gìn giữ.

     Vạn linh  : Là toàn thể các sanh linh, gồm đủ bát hồn: kim thạch hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn.
Năng độ tận chúng sanh thoát ư tứ khổ
        
         Năng độ tận chúng sanh     : Có thể độ hết tất cả chúng sanh.
      Tứ khổ  : Là bốn thứ đau khổ của con người, sống ở trần gian ai cũng phải mang lấy nó: Đó là Sanh, già, bệnh, chết. Dầu cho con người thế gian có tài ba, dũng mãnh đến đâu hay giàu sang thế mấy cũng không thắng được, không chinh phục được sanh, già, bệnh, chết mà tất cả đều bị chúng nghiền nát, chỉ có người tu hành là muốn thoát khỏi bốn cái khổ đó, không để chúng lôi kéo vào vòng đau khổ triền miên. Tứ khổ, bên Phật giáo còn gọi là Tứ Sơn (Bốn núi). Trần Nhân Tông nói về bốn núi đó như sau:
                Lang thang làm khách phong trần mãi,
                        Ngày cách quê hương muôn dặm trình.
                                                (Thích Thanh Từ dịch)
Năng trừ tà ma năng trừ nghiệt chướng, tất đắc giải thoát
           
      Tà ma  : Yêu ma, tà quái.
         Luật công bằng thiêng liêng buộc người tu hành phải chịu cơ thử thách của lũ Tà ma, quỷ quái, vì vậy chúng thường bày ra giả cuộc để rù quến, dỗ dành người tu hành, nhưng người tu đã được hộ thân bằng bộ thiết giáp là Đạo đức của con người. Thánh giáo có dạy rằng: “Ấy vậy, Đạo đức các con là phương pháp khử trừ quỷ mị lại cũng là phương dìu dắt các con trở lại cùng Thầy. Các con không đạo, thì là tôi tớ quỷ mị. Thầy đã nói đạo đức cũng là một cái thang vô ngằn, bắc cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng là ngang bực phẩm cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa”.
         Nghiệt chướng  : Chướng ngại cản trở người tu hành do các mầm ác đã gây ra.
         Tất đắc  : Ắt được.
         Giải thoát  : Cởi ra trót lọt, không dính mắc mọi sự trói buộc của đau khổ, phiền não và được an lạc tự tại. Ở đây có ý chỉ không còn vướng mắc trong vòng sanh tử luân hồi, tự do tự tại.

            C/. DỊCH NGHĨA:
         Phi Tưởng Thiên, một Tầng Trời huyền diệu có:
                                       - Đa Pháp Phật
                                       - Tịnh Thiện Giáo Phật
                                       - Kiến Thăng Vị Phật
                                       - Hiển Hóa Sanh Phật
                                       - Trục Tà Tinh Phật
                                       - Luyện Đắc Pháp Phật
                                       - Hộ Trì niệm Phật
                                       - Khai Huyền Cơ Phật
                                       - Hoán Trược Tánh Phật
                                       - Đa Phúc Đức Phật
         Như vô số các vị Phật, tùng theo lệnh của Từ Hàng Bồ Tát, có thể dạo các cõi thế giới Ta Bà, mà đem thi hành các Pháp huyền diệu để gìn giữ và che chở cho muôn loài và chúng sinh.
         Nếu có người Thiện Nam, người Thiện Nữ, tin theo Ta thì phải có lòng phát nguyện: Nam Mô Từ Hàng Bồ Tát, có thể cứu được bệnh tật, có thể cứu được ba tai họa, có thể độ hết chúng sinh hầu thoát khỏi bốn cái khổ, có thể tiêu trừ tà ma, có thể diệt được nghiệp chướng, ắt được giải thoát.

         7.-HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN:
            A/. KINH:
         HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN hữu:
                                       - Diệt Tướng Phật
                                       - Đệ Pháp Phật
                                       - Diệt Oan Phật
                                       - Sát Quái Phật
                                       - Định Quả Phật
                                       - Thành Tâm Phật
                                       - Diệt Khổ Phật
                                       - Kiên Trì Phật
                                       - Cứu Khổ Phật
                                       - Xá Tội Phật
                                       - Giải Thể Phật
         Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT thường du Ta Bà Thế giái độ tận Vạn Linh.
         Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện Nam Mô CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT, năng trừ ma chướng quỉ tai, năng cứu khổ ách nghiệt chướng, năng độ Chúng Sanh qui ư Cực Lạc, tất đắc giải thoát.

        B/. CHÚ THÍCH:
Hạo Nhiên Pháp Thiên hữu

    

         Hạo Nhiên khí   : Hay Hạo Nhiên chi khí còn gọi là Nguyên Khí hay Hỗn Nguơn khí, là cái khí chất to lớn sáng sũa trong bầu trời.

         Hạo Nhiên Thiên   : Là một tầng Trời trong Cửu Trùng thiên do Đức Chuẩn Đề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát chưởng quản. Trong bài kinh Đệ Thất Cửu có câu:

                        Nhẹ phơi phới dồi dào không khí,

                        Hạo Nhiên Thiên đã chí môn quan.


         Hạo Nhiên Pháp Thiên    : Tầng Trời Hạo Nhiên Thiên trên ấy có Cung Chưởng Pháp là một cơ quan chưởng quản về pháp luật, điều hoà an ninh trật tự trong Càn Khôn Vũ Trụ như lời Kinh Đệ Thất Cửu(Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa), cho nên tầng Trời ấy còn được gọi là Hạo Nhiên Pháp Thiên.

Diệt Tướng Phật   

       Diệt Tướng  : Tiêu trừ, diệt bỏ hình tướng.

      Tướng là hình tướng, hình ảnh, trạng thái của các pháp, tướng mạo của sự vật    ,         非相,      Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tắc tất kiến Như lai: Phàm nhũng điều có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng trong phi tướng, tức thấy Như lai.
         Đã là tướng thì bao giờ cũng là tướng của sự đối đãi: Có đối đãi với không, sinh đối đãi với diệt...mà đã là đối đãi thì hạn hẹp, giả dối vô thường. Pháp Như lai chân như của vạn pháp thì không thể là tướng ở trong tướng đối đãi, nên phải diệt bỏ tướng.
                                                            (Thích Thiện Siêu)
Đệ Pháp Phật   

         Đệ Pháp  : Theo thứ tự hay lần lượt truyền Giáo pháp.

Diệt Oan Phật   

     Diệt oan  : Trừ bỏ oan trái.

         Trong kiếp sanh, con người tạo không biết bao nhiêu là hành vi hung ác, gây thành mối dây oan trái, rồi luân hồi sinh tử cứ dập dồn mà chìm đắm nơi dòng khổ hải. Dây oan nghiệt ấy vì thế cứ buộc ràng và thất tình lục dục càng ngày càng nhiễm vào chơn thần, trở nên nhơ nhớp khiến không thể thoát khỏi vòng sanh tử được:
                              Dây oan xe chặt buộc mình,
                     Nhớp nhơ lục dục thất tình nhiễm thân.
                                                            (Kinh Giải Oan)
         Vậy con người muốn diệt mối oan khiên trói buộc, thì phải
nương vào cửa Đạo. Kinh Giải Oan có câu:
                        May đặng gặp Hồng Ân chan rưới,
                        Giải trái oan sạch tội tiền khiên.
                           Đóng địa ngục, mở từ Thiên,
               Khai đường Cực Lạc dẫn miền Tây Phương.
Sát Quái Phật   
     Sát quái  : Sát trừ tà quái.
     Vì cơ thử thách, tà quái được Chí Tôn ban cho cái quyền hành lớn lao để lôi kéo các môn đồ của Thầy như lời Thánh giáo đã dạy: “Cái quyền hành lớn lao do Thầy ban cho nó nên đặng quyền cám dỗ các con xúi biểu các con, giành giựt các con làm tay chơn bộ hạ trong vòng tôi tớ nó”. Nhưng Thầy đã hộ trì cho chúng ta, là cho chúng ta mặc bộ thiết giáp, ấy là Đạo đức của chúng ta vậy.
Định Quả Phật   

     Định quả  : Sắp đặt quả vị, ngôi vị.

         Hễ tu hành tức là gieo nhân lành thì sẽ được phước báo, thiện quả. Do vậy, chuyên tâm tu niệm thì quả vị đã định sẵn tùy theo công đức của người tu.
         Định Quả Phật là vị Phật tùy theo sự hành trì đạo pháp của chơn linh mà định ngôi phẩm hay quả vị cho chơn linh ấy.
Thành Tâm Phật   

       Thành tâm  : Lòng thành thật.

         Tâm của con người có nhiều thứ khác nhau, nhưng ta chỉ cần phân biệt hai loại tâm: Tâm thật và tâm giả.
         Tâm thật: Chơn tâm Phật tánh của chúng ta.
         Tâm giả: Tâm chúng ta sống hằng ngày
         Sống trên thế gian, trong vô số kiếp chúng ta không dùng tâm thật ra để sống, mà chỉ dùng tâm giả để sống. Vì vậy chúng ta mới bị luân hồi sinh tử.
         Như vậy, khi tụng niệm, chúng ta phải thật “thành tâm”, tức là tìm lại cái chơn tâm Phật tánh của chúng ta vậy.
         Sách Trung Dung rất coi trọng “lòng thành” hơn các đức tính khác, và cho rằng “chí thành” có thể giúp vào việc hóa dục của Trời đất nên có thể sánh cùng Trời đất: Người có thành tâm mới có thể phát huy đến cùng cực cái bản tính của mình; mà hễ phát huy đến cùng cực cái bản tính của mình thì có thể phát huy đến cùng cực cái bản tính của người; có thể khiến người phát huy đến cùng cực cái bản tính của người thì có thể khiến vật thực hành đến cùng cực bản tính của vật, có thể khiến vật thực hành đến cùng cực bản tính của vật, thì có thể giúp vào việc hóa dục của Trời đất; có thể giúp vào việc hóa dục của Trời đất thì có thể sánh cùng Trời đất: “Duy Thiên địa chí thành vi năng tận kỳ tính; năng tận kỳ tính tắc năng tận nhân chi tính; năng tận nhân chi tính tắc năng tận vật chi tính; năng tận vật chi tínhtắc khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục, khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục tắc khả dĩ dữ Thiên địa tham hỹ   ,       ;    ,     之性;     ,      ;     ,         ;        ,       參矣”.
Diệt Khổ Phật   

     Diệt khổ  : Trừ bỏ sự khổ đau.

         Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
         Cuộc đời là biển khổ, nên từ nghìn xưa các bậc độ đời cứu thế đã tùy căn cơ của chúng sinh mà dạy cách ứng xử với cảnh khổ khác nhau, mục đích là giúp cho con người biết lợi dụng nó để làm nấc thang thăng tiến. Theo Đức Hộ Pháp, các Tôn giáo từ xưa đã theo sự tiến hóa của chúng sanh mà dạy cách xử trí với cảnh khổ:
                        Phật vì thương đời mà tìm cơ diệt khổ.
                        Tiên vì thương đời mà bày cơ thoát khổ.
                        Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ.
                        Thần vì thương đời mà lập cơ thắng khổ.
                        Hiền vì thương đời mà đạt cơ tùng khổ.
Kiên Trì Phật   

     Kiên trì  : Kiên tâm trì chí, tức là lòng vững chắc và bền ý chí.

      Bất cứ làm việc gì, cũng cần phải có lòng kiên trì để đạt được thành quả. Tu hành cũng vậy, lòng kiên trì nhẫn nhục là yếu tố hàng đầu để đi đến giác ngộ. Nếu không có lòng kiên trì thì người tu sẽ đầu hàng trước cơ thử thách hay ma chướng.
         Đức Chí Tôn có dạy: “Từ xưa kiếp con người giữa thế, chẳng qua là khách đi đường; phận sự muốn cho hoàn toàn, cần phải có bền chí và khổ tâm; có bền chí thì mới đạt đặng phẩm vị thanh cao; có khổ tâm mới rõ tuồng đời ấm lạnh”.
Cứu Khổ Phật   

     Cứu khổ  : Cứu giúp người bị khổ.

      Thế gian là biển khổ, nhưng cũng là một trường tiến hóa, nên con người phải mượn cảnh khổ để làm nấc thang tiến bước. Đứng trước một cảnh khổ, người có ý chí mạnh mẽ, kiên cường thì sẽ lợi dụng nó mà vươn lên, còn người nhu nhược yếu hèn, sẽ bị chìm sâu trong khổ cảnh. Vì thế, danh ngôn phương Tây có câu: “Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho người khôn khéo, và một vực thẳm cho kẻ yếu đuối”.
         Do vậy, Giáo pháp các Tôn giáo hay chư Phật, Thánh, Tiên đến cứu vớt chúng sanh, không phải bằng cách nắm tay dẫn dắt hay dùng huyền diệu Thiêng Liêng để cứu khổ, mà chính do bản thân ta, theo sự chỉ dẫn của các Pháp, các Đấng để chúng ta tự lập hầu thoát lần ra cảnh khổ đó. Trong Kinh Pháp Cú, Phật cũng có nói: “Các ngươi hãy nỗ lực lên! Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ, chứ không giác ngộ thế cho ai được. Sự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của các ngươi mà được cởi mở”. Điều nầy Đức Chí Tôn cũng có dạy rằng: “Nếu các con không tự lập ở cõi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẵm các con mà đỡ lên cho đặng. Ấy vậy vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó”.
         Như vậy, cứu khổ không chỉ cầu ở tha lực mà trước nhứt ta phải tự cứu lấy cái khổ nơi chính bản thân mình.
Xá Tội Phật   

     Xá tội  : Tha tội.

         Thế gian là nơi chứa nhiều tội lỗi. Bởi vô minh, con người mới tạo ra tội ác, tội ác tạo thành nghiệp quả, nghiệp quả đó lại tạo nên những chướng ngại, gọi là nghiệp chướng. Nghiệp chướng mới che mờ chân tâm, bản tánh của chúng ta.
         Do vậy, người tu hành, trước hết phải biết sám hối ăn năn tội lỗi, lo lập công bồi đức để được xá tội hiện tại và tội tiền khiên hầu có thể trở về ngôi xưa vị cũ.
Giải Thể Phật   

     Giải thể  : Giải bỏ hình thể.

         Hình thể ở thể gian là tạm bợ, hữu hình tức hữu hoại, chỉ có vô vi là vĩnh cửu, truờng tồn. Người tu chẳng nên chú trọng nhiều đến hữu hình, vì nó sẽ mất, mà nên lo phần vô vi hay phần tâm pháp. Ví như thân xác chúng ta, chỉ cần lo một phần nhỏ để có đủ sự sống, còn dành thời gian tạo lập công đức để cho chơn linh sau nầy được nhẹ nhàng thoát hóa. Bởi vì người tu dù có đắc quả, hình hài thể xác cũng phải bỏ lại cõi trần nầy (Giải thể), chỉ có Chơn linh là vĩnh hằng trường cửu về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống mà thôi.
Chuẩn Đề Bồ Tát    
         Trong Phật giáo Bắc Tông, Chuẩn Đề (Chundi) là một hóa thân của Ngài Quán thế Âm Bồ Tát. Ở các chùa Việt Nam tượng Chuẩn Đề đều có ba mắt mười tám tay: Hai tay chắp nơi ngực, hai tay để nơi bụng, còn mười bốn tay kia, mỗi bên bảy cánh đều có cầm bửu bối. Ngài ngự trên tòa sen.
         Theo lời thuyết giảng của Đức Thích Ca Mâu Ni, Chuẩn Đề Bồ Tát có tấm lòng từ bi vô hạn, thương sanh chúng như một người mẹ hiền thương yêu các con, nên người thế gian Tán Tụng Ngài là Chuẩn Đề Phật Mẫu hay Thất Cu Chi Phật Mẫu.
         Căn cứ Di Lặc Chơn Kinh và kinh Đệ Thất Cửu, thì Đức Chuẩn Đề Bồ Tát chưởng quản tầng Hạo Nhiên Thiên và ngự nơi Cung Chưởng Pháp:
                     Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo hóa,
                     Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi.
Phổ Hiền Bồ Tát    
         Dịch theo tiếng Phạn Tam Man Đa Bạt Đà La Bồ Tát         (Samantabha dra Bodhi sattva). Là một vị Bồ Tát lớn trong Phật Giáo Đại Thừa, tượng trưng cho Đức hạnh. Phổ Hiền có nghĩa là sự hiền đức phổ cập khắp nơi. Danh hiệu Ngài có nghĩa là “Đại Hạnh”, nghĩa là đức hạnh khắp tất cả pháp giới. Phổ Hiền là vị Bồ Tát chủ về Chân lý, về thiền định và hành vi của chư Phật. Trong các chùa, tượng của Ngài thường đặt bên phải tượng Phật Thích Ca, tay cầm ngọc như ý, cỡi trên voi trắng sáu ngà (tuợng trưng cho lục độ hoặc vượt qua sự dính mắc của sáu giác quan).
         Thích Ca Tam Tôn là chỉ ba tượng thờ gồm ở giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, bên phải là tượng Đức Phổ Hiền, tượng trưng cho chân lý, bên trái là tượng Đức Văn Thù Bồ Tát cởi sư tử xanh, tượng trưng cho trí tuệ.
         Bồ Tát Phổ Hiền có 10 điều nguyện lớn (Phổ Hiền        Thập Nguyện):
         1.- Lễ kinh chư Phật    
      2.- Xưng tán Như Lai    : Khen ngợi Đức Như Lai.
         3.- Quảng tu cúng dưỡng    : rộng mở sự cúng dường.
         4.- Sám hối nghiệp chướng    : Sám hối các điều nghiệp chướng.
         5.- Tùy hỉ công đức    : Vui mừng mà thuận theo công đức của chư Phật và chư Bồ Tát.
         6.- Thỉnh chuyển pháp luân    : Xin quay xe pháp để cho chúng sinh hiểu biết.
         7.- Thỉnh Phật trụ thế    : Xin Phật ở lại Thế gian.
         8.- Thường tùy Phật học    : Xin thường theo Phật để học Đạo.
         9.- Hằng thuận chúng sanh    : thường làm chúng sinh yên vui sung sướng.
         10.- Giai hồi hướng   : Đem công đức hồi hướng về chúng sinh.
         Mười điều hạnh nguyện ấy rộng như biển cả nên còn được gọi là Phổ Hiền nguyện hải    .
Tín Ngã ưng đương phát nguyện      
         Tín Ngã  : Hãy nghe lời Ta.
         Tín Ngã ưng đương phát nguyện      : Là hãy nghe lời của Ta mà nên mau phát tâm cầu nguyện. Đây là lời Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài Kinh là hãy tin lời Phật dạy mà thành tâm phát nguyện.
Năng trừ ma chướng quỉ tai 
         Ma chướng quỉ tai    : Chướng ngại của ma, tai ách của quỉ nhằm để ngăn chận hay thử thách hành trình của người tu tập.
         Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có cho biết: “Những sự phàm tục đều là mưu kế của Tà Mị Yêu Quái cốt để ngăn trở bước đường Thánh Đạo của các con. Những mưu quỉ quyệt ấy do lịnh Thầy dùng để thử các con”. Như vậy, những chướng ngại hay tai ách của quỉ ma là để ngăn bước đường người tu hành, cũng là cơ thử thách. Vì thế, chúng ta phải có trí huệ và nghị lực để tự mình vượt qua mọi chướng ngại, mọi tai ách. Ngoài ra, nhờ vào việc tu trì, nhờ vào nguyện lực mà chúng ta có thể cầu các Đấng hộ trì trừ ma diệt quỉ để được đi trọn con đường Thánh Đạo.
Năng cứu khổ ách nghiệt chướng
     
         Khổ ách  : Khổ: Lo lắng, cực nhọc. Ách: Khốn cùng quẫn bách. Khổ ách: Lúc khổ sở khốn cùng.
         Nghiệt chướng  : Chướng ngại cản trở người tu tập do mầm ác gây ra.
Năng độ Chúng Sanh qui ư Cực Lạc
       
         Qui ư Cực Lạc    : Trở lại với cõi Cực Lạc Thế Giới của Đức A Di Đà Phật.
Tất đắc giải thoát.
   
         Tất đắc  : Ắt được.
         Giải thoát  : Những người tay chân bị trói buộc, chẳng được tự do là chẳng được giải thoát. Một khi mở trói được tự do như xưa, gọi là nguời giải thoát. Bị khổ ách ràng buộc, ngăn đón giống như quấn trói. Một khi tu hành nhờ tự lực và tha lực, mọi phiền não nghiệt chướng tự tiêu diệt, tức là được giải thoát.
Chú thích: Theo thiển ý, lời chú của Hội Thánh cho biết tụng đến đây phải niệm danh chư Phật, hễ niệm danh mỗi vị xong rồi lạy một lạy, tức là buộc những người quì tụng phải niệm danh mỗi vị Phật xong, đánh chuông mới lạy một lạy. Như thế, đàn cúng mới trang nghiêm, đồng bộ, nhờ mọi người cùng lạy một lượt sau tiếng chuông đã gõ. Đó là giữ đàn cúng không bị loạn khi lạy, tức là chẳng thất lễ vậy.
            C/. DỊCH NGHĨA:
         Tầng Hạo Nhiên Thiên có:
                                       - Diệt Tướng Phật
                                       - Đệ Pháp Phật
                                       - Diệt Oan Phật
                                       - Sát Quái Phật
                                       - Định Quả Phật
                                       - Thành Tâm Phật
                                       - Diệt Khổ Phật
                                       - Kiên Trì Phật
                                       - Cứu Khổ Phật
                                       - Xá Tội Phật
                                       - Giải Thể Phật
         Như vô số các vị Phật, tùng theo mệnh lệnh của Đức Chuẩn Đề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát, thường đi dạo khắp các cõi Ta Bà Thế giới độ hết vạn linh.
         Nếu như có người Nam làm lành, nếu như có người Nữ làm lành, tin theo lời Ta, thì nên phát khởi lời nguyện: Nam Mô Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, có thể trừ các chướng ngại do ma giục, các tai nạn do quỉ gây ra, có thể cứu những sự khổ sở và nghiệt chướng, có thể độ dẫn chúng sanh về nơi Cực Lạc, ắt được giải thoát.


(1) Tụng đến đây rồi niệm danh chư Phật, hễ niệm danh mỗi vị lạy một lạy.
(1) Chúng tôi xin tạm chia bài Di Lặc Chơn Kinh ra theo tầng đoạn, mỗi đoạn là một tầng Trời để mà chú giải.
(*) Trong 53 vị Phật, ngoài các Đấng Phật mà kinh sách thường nói đến, còn các vị Phật khác, chúng tôi chỉ giải nghĩa những từ ngữ của Hồng danh chư vị Phật để chúng ta hiểu được nhiệm vụ và công đức của chư vị Phật ấy mà thôi.