Số F1-F3 đường 28A Đệ Ngũ Thập Chu Niên-Kỷ Nguyên Huỳnh Đạo
Khu phố Chợ An Dương Vương ---ooOoo---
Phường 10, Quận 6, Tp.HCM.
ĐT : (08) 37551200
LINH QUANG PHẬT ĐỊA
CHƯỞNG QUẢN THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO
ĐẠO
QUY
THIÊN KHAI
HUỲNH ĐẠO.
Lời Mở Đầu:
Tự ngàn xưa, trong các kinh sấm đã có những tiên
tri về sự ra đời của Thiên Khai Huỳnh Đạo tại miền Nam nước Việt như sau:
Ngươn hạ Tam Kỳ
đáo Thượng Nguyên,
THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO địa Nam miền…
Theo lý Tam Ngươn thời gian vận hành, vào thời
kỳ Hạ Ngươn, Đức HUYỀN
KHUNG CAO THƯƠNG ĐẾ NGỌC HOÀNG ĐẠI THIÊN TÔN bằng huyền diệu Tiên Gia giáng
trần, chuyển lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với hồng ân đại xá, độ rỗi chúng sanh tu
hành hầu thoát khỏi cảnh đọa sa luân trầm nơi sông mê bể khổ, phục hồi cựu vị.
Lịch sử Tam Kỳ Phổ Độ của Đạo Trời phổ hóa trãi qua hai giai đoạn. Từ năm 1926
Bính Dần đến năm 1962 Nhâm Dần, gồm 36 năm gọi là giai đoạn phổ độ tá
danh Cao Đài. Từ năm 1962 Nhâm Dần là giai đoạn Tam Kỳ chuyển tiếp tuyển
độ với hồng ân Tam Niên Đại Xá của Đạo Trời chính danh :THIÊN KHAI
HUỲNH ĐẠO.
HUỲNH
ĐẠO là Vô Vi Đại Đạo của Đức Thượng Đế ban truyền để cứu thế lập đời trong
buổi Ngươn tàn.
Chánh Pháp Huỳnh Đạo là tinh
hoa của Tam Giáo, kết hợp với siêu pháp kỳ Ba viên thành một mối Đạo cao nhiên,
của đời Thượng Ngươn Thánh Đức.
CHƯƠNG
I
DANH XƯNG - GIÁO CHỦ -
GIÁO SỞ.
ĐIỀU 1: Danh Xưng Tôn Giáo: THIÊN KHAI HUỲNH
ĐẠO.
Điều 2: Đức
Giáo Chủ Tôn Giáo THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO chính là Đức HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG
ĐẾ NGỌC HOÀNG ĐẠI THIÊN TÔN.
Điều 3: Biểu tượng thờ Đức Giáo Chủ
trên Thiên Bàn để cúng kính dâng lễ là một khung hình chữ nhật, ở giữa và hai
bên khung hình là câu liễn nền màu vàng, chữ màu đỏ, kích thước quy định tùy
theo nơi thờ tại tư gia hay điện thờ, gồm có các nội dung như sau:
1- Dòng
chữ trên cùng: THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO.
2-
Phía dưới gần trung tâm là một vầng hào quang màu trắng, ở giữa có đính
một hột minh châu gọi chung là MINH CHÂU THIÊN QUANG.
3- Phía
dưới cùng là hai hàng chữ:
Hàng chữ trên là CHÂU THIÊN.
Hàng chữ dưới là DI LẠC THIÊN TÔN KHAI MÔN CHUYỂN PHÁP.
Hai
bên tượng thờ chính có đôi liễn với nội dung:
§ DI LẠC
PHẬT VƯƠNG LÂM TIỀN HẬU HUYỀN NĂNG VÔ LƯỢNG THỐNG.
§ LONG HOA HUỲNH ĐẠO CHUYỂN CỔ KIM
PHÁP CHÁNH VẠN THÙ QUY.
CHƯƠNG II
MỤC ĐÍCH - TÔN CHỈ - LẬP TRƯỜNG.
Điều 5 :
· Mục
đích : Tam Giáo Quy Nguyên - Ngũ Chi Thống
Nhứt.
· Tôn
Chỉ : Từ Bi - Bác Ái - Công Bình.
· Lập
Trường : Thuần Túy Tôn Giáo, phổ truyền Chánh Pháp
cứu thế kỳ ba của Đức Thượng Đế, tuyển độ nguyên căn, góp phần
xây dựng cõi đời thuần lương đạo đức, Minh Đức Tân Dân, Thượng
Ngươn Tái Tạo.
cứu thế kỳ ba của Đức Thượng Đế, tuyển độ nguyên căn, góp phần
xây dựng cõi đời thuần lương đạo đức, Minh Đức Tân Dân, Thượng
Ngươn Tái Tạo.
CHƯƠNG III
ĐẠO KỲ - PHƯỚN LINH - ĐẠO PHỤC - ÂN
CHƯƠNG
Điều 6:
· Đạo
Kỳ: Nền màu vàng, chung quanh có rua vàng, chiều rộng
80 cm, chiều dài 120 cm, chính giữa có thêu biểu tượng Minh châu
Thiên Quang.
80 cm, chiều dài 120 cm, chính giữa có thêu biểu tượng Minh châu
Thiên Quang.
· Phướn
Linh: Dài 1.200 cm, chiều rộng 50 cm có thêu dòng
chữ “TAM GIÁO QUY NGUYÊN, NGŨ CHI THỐNG NHỨT”.
chữ “TAM GIÁO QUY NGUYÊN, NGŨ CHI THỐNG NHỨT”.
Điều 7:
· Đạo
Phục: gồm 2 loại
1- Đại
Phục (Pháp Y Sa): có 2 màu đồng phục là trắng và vàng.
2- Đại
phục màu trắng (Bạch Y) gồm: Khăn đóng trắng (bạch
cân) 12 lớp chữ nhứt dùng để mặc cúng lễ trong các đàn cúng
thường lệ vào ngày 14 - 29 hoặc 30 Âm Lịch.
cân) 12 lớp chữ nhứt dùng để mặc cúng lễ trong các đàn cúng
thường lệ vào ngày 14 - 29 hoặc 30 Âm Lịch.
3- Đại
phục màu vàng (Hoàng Y) gồm: Khăn đóng màu vàng
(hoàng cân) 12 lớp chữ nhứt dùng để mặc cúng lễ trong các ngày
Đại Lễ trong năm.
(hoàng cân) 12 lớp chữ nhứt dùng để mặc cúng lễ trong các ngày
Đại Lễ trong năm.
4- Tiểu
Phục (Tiểu Y Sa): Chỉ có màu trắng đồng phục, mặc dùng
trong hội họp, liên giao Đạo Đời, tang tế.
trong hội họp, liên giao Đạo Đời, tang tế.
Điều 8 :
· Ân
Chương Huỳnh Đạo (Huy hiệu Đạo).
+ Phía
trên là một bản hình chữ nhật kích thước 1cm x 3cm có 3
màu đỏ, vàng, xanh biển đậm.
màu đỏ, vàng, xanh biển đậm.
+ Phía
dưới là một vòng tròn có đường kính 4 cm, phía ngoài có 18 tia hào quang
màu đỏ. Vòng bên trong, bên trên là chữ Thọ Phong, bên dưới là chữ Thiên Ân.
Phần trong cùng gồm Minh Châu Thiên
màu đỏ. Vòng bên trong, bên trên là chữ Thọ Phong, bên dưới là chữ Thiên Ân.
Phần trong cùng gồm Minh Châu Thiên
CHƯƠNG IV.
TỔ CHỨC NHÂN SỰ - CHẾ
ĐỘ SINH HOẠT.
Điều 9:
· Tổ
Chức Nhân Sự: Nhằm để hướng dẫn môn sanh Huỳnh Đạo tu học, sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo, cũng như để chịu trách nhiệm với luật pháp nhà nước, một Ban
được lập ra có tên là BAN CAI QUẢN THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO gồm từ
5 - 7 người (nam, nữ) theo thể thức suy cử dân chủ, công khai, tập trung vào
cuối nhiệm kỳ, nhân sự được giới thiệu và bầu chọn là người có tư cách công
dân, uy tín trong đạo, có năng lực làm việc, với tinh thần hy sinh phục vụ cho
sự nghiệp chung, thành phần nhân sự gồm có như sau:
§ Chánh
Hội Trưởng (01 vị): Người đứng đầu trong họ Đạo, chịu trách nhiệm
chính trong tổ chức tôn giáo về mặt luật pháp nhà nước và trong họ Đạo. Chủ trì
các buổi cúng kính định kỳ hằng tháng, các phiên họp định kỳ, các buổi Lễ Hội
tín ngưỡng truyền thống hằng niên, phân công, phân nhiệm cho các vị Phó Hội
Trưởng đảm trách các đạo sự chuyên môn như nghi lễ, học tập giáo lý, liên giao
chi phái, quản lý tài chính, quản lý văn phòng hành chánh đạo v..v…
§ Phó
Hội Trưởng (01 – 03 vị) và các Ủy Viên (02 - 03 vị ): Phó Hội Trưởng
thứ I là trợ tá của Hội Trưởng, với nhiệm vụ điều hành trên phương diện hành
chánh Đạo, Đời, thay mặt cho vị Hội Trưởng khi vị nầy vắng mặt, các vị Phó Hội
Trưởng còn lại được giao các nhiệm vụ chuyên trách trong sinh hoạt tín ngưỡng
và tu trì.
Điều 10: Ban Cai Quản mỗi
tháng họp định kỳ một lần vào ngày 14 Âm Lịch nhằm tổng kết các đạo sự, kiểm
tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm trong việc sinh hoạt tín ngưỡng, tu học theo
phương hướng hoạch định trong tam cá ngoạt, từng năm của nhiệm kỳ.
CHƯƠNG V.
TU HỌC – LIÊN GIAO
HÀNH ĐẠO
Điều 11: Mọi nhân sanh
trong xã hội tự nguyện hòa nhập tu học nơi Thiên Khai Huỳnh Đạo sẽ được tiến
dẫn bởi 2 vị môn sanh cũ qua lễ thọ phong, được chính thức là môn sanh Huỳnh
Đạo. Việc tu học được chia làm 2 bậc:
· Bậc
Hạ Thừa: Giữ trai kỳ một tháng từ 06 hoặc 10 ngày trai tịnh, giữ gìn
Ngũ giới cấm, thực hành Tứ Đại Điều Quy, chuyên về việc lập công quả. Còn
gọi là tu về cơ Phước.
· Bậc
Thượng Thừa: Giữ hạnh trường trai, tuyệt dục, vẫn luôn thực thi công
quả, giới cấm và điều quy giữ tròn, nhưng việc tu học có thêm phần tịnh luyện,
tu tánh luyện mạng. Còn gọi là tu về cơ Huệ.
Điều 12: Trong sinh hoạt tín ngưỡng, tu học,
Huỳnh Đạo qua mối tương quan Đạo Đời, tương liên tương đắc, liên giao với tinh
thần hòa ái, hiệp
tác kết liên với các chi phái, các
tôn giáo bạn trong cộng đồng xã hội trên lập trường thuần túy đạo đức,tôn trọng
lẫn nhau.
CHƯƠNG VI.
TÀI CHÁNH - SỬA ĐỔI.
Điều 13: Nguồn tài chính hoạt
động trong họ Đạo và làm từ thiện, từ sự đóng góp công quả của môn sanh,và sự
tự nguyện đóng góp của các vị Mạnh Thường Quân trong xã hội, được xuất nhập
phân minh qua phiên họp định kỳ trong tháng.
Điều 14: Xuất phát từ yêu cầu
thực tế qua tình hình phát triển của cơ Đạo, nội quy nầy sẽ được bổ túc và sửa
đổi cho thích hợp, những chương, điều sửa đổi được trình bày trong dự án phương
hướng hành Đạo cho nhiệm kỳ kế tiếp và được Hội nghị nhơn sanh đồng thuận trên
đa số quá bán.
Điều 15: Đạo quy nầy gồm
có 6 chương, 15 điều, là những nội dung căn bản trong việc sinh hoạt tín
ngưỡng, tu học, làm từ thiện, góp phần an sinh xã hội, tiếp dẫn nhơn sinh tu
hành, được thông qua Hội Nghị Nhơn Sanh ngày 01 tháng 08 năm 2012 (nhằm ngày 14
tháng 06 Âm Lịch Nhâm Thìn )
.
TM- HT THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO
Chưởng Giáo