THI
CỰC lạc cung vi thi Niết-Bàn,
TIÊN thống thừa nhàn lâm Bửu-điện,
ÔNG khai chánh giáo chuyển cơ vàng.
GIÁNG trần ban pháp linh châu thọ,
NGỰ tứ khai môn chưởng pháp quang,
CỬU khúc Huỳnh-Hà khai thế lộ,
LONG đình hiện trước khởi Xuân ban.
Nầy nguyên-nhân linh-tử! Hãy thức ngộ kỳ duyên đắc pháp KIM THÂN trở về Ngọc-vị, đừng xa lìa nơi bảng danh Linh-Tiêu Bửu-Điện, chốn Thượng-Đế điểm huyền khai thiệt, chỉ Đạo vô-vi, ban pháp linh-thông, truyền cứu cánh nguyên-nhân, lập Đại đồng phán xét Long-Hoa Hội Thượng, buổi mạt-nguơn thời tận diệt, luật Trời âm-dương đến hồi kết thúc, nếu người còn chút tư ý tà quyền thì e rằng pháp nguyên sẽ tiêu tán! Vì thời buổi cuối cùng không còn thể vì chúng sanh mà dằn dai trên bước đường hành Đạo. Đạo phải diệt khổ, cứu khổ. Đạo phải biết luật công bình bác-ái, từ-bi. Người học được pháp siêu-vi lòng phải cao minh, trí tuệ thông suốt lý Trời Đất âm dương, biết được ngũ-thường Đạo quả, đừng vì vấp ngã như thế hạ trầm mê thì muôn đời phải chịu nặng nề trầm kha nơi Địa ngục.
Nầy tất cả chúng sanh, trong vòng tứ khổ, thành, trụ, hoại, không, vì sống sanh ra kiếp con người phải mang lấy biết bao nhiều điều đau đớn, nếu người không truy được hạnh đức toàn nhiên, tạo thêm điều đắc tội thì vạn phước khó hưởng nhờ.
Thế cuộc đảo điên, Đạo Vàng vận chuyển, người chỉ chấp cái hữu mà không soi thấu được cái vô vì vô-vi tuyệt diệu, vô-vi huyền diệu tàng ẩn trong linh thông, trong chơn dương, trong thần trí làm sao nhìn thấy chốn vô-vi muôn đạo hào quang hay muôn lằn thoại khí? Còn mang lấy cái thân trược giả nầy tất nhiên còn biết bao sự dằn dai của thế tục, còn nào danh lợi, tiền tài, còn nghĩ sự sanh sống của trần ai chắc gì phủi hai tay, khi còn thân tứ-đại đến lúc hơi thở cuối cùng thì tiếc rẻ khi quỷ vô thường chực chờ kề bên, mới than thầm cho số kiếp, mới tiếc rẻ lúc sanh tiền, lầm thay! Lầm thay! Cơ duyên không đãi ngộ thì Trời Đất rất công bình, thưởng phạt theo luật cao minh của Thiên-Đình phán quyết, không riêng vị cá nhân, không tà quyền phiếm đạo, chỉ biết từ-bi mà hỉ xả cho những người hữu công, hữu đức, còn thế gian thì chấp cái hữu hình hiện thời, chỉ biết luật sanh tử là khi thoát xác linh hồn sẽ mất, mất trong tịch diệt vô-vi hay mất trong âm-đài đau khổ.
Thế nhân biết luật hủy thể của con người chỉ trăm năm là ngắn ngủi, nếu biết ngắn ngủi tại sao chưa thức tỉnh để tu hành, còn đua đòi vì danh, vì lợi, vì tình, vì tiền, vì miếng đỉnh chung, vì những danh vọng ở trên đời mà tàn sát lẫn nhau, huynh đệ cốt nhục chẳng thương nhau huống chi là nhân loại khắp trên quả địa cầu nầy! Luật hủy thể đã đến hồi tận diệt, người đừng ngỡ rằng Trời Đất là ở điểm không toàn vẹn, vì cái không của hiện thời là cái có ở ngày mai, mà cái có ở ngày nay những hữu chất đều là hủy diệt ở ngày mai khi Long-Hoa nước lửa.
Ngày nay, nhân sanh linh-vị, nguyên căn nam nữ trong kỳ chuyển hoá còn có những phương tiện đó đây, còn những sự văn minh vận chuyển đưa con người từ đây đến nơi khác. Ngày sau, ngày Long-Hoa nước lửa sẽ không còn, ngũ hành tận diệt, con người chỉ sống bằng hơi thở vô-vi, mà sống bằng hơi thở vô-vi đi trong huyền-khí, đi trong nước lửa, đi trong chốn máu đào, nơi xương tàn chồng chất! Ngày đó, các nguyên-nhân mời biết ai là pháp nguyên cao diệu, mới biết ai là đầy đủ thần thông. Ngày hôm nay, những văn minh nầy, vật chất nầy, phương tiện cho con người sung sướng trong luật nhân tạo của thế gian, còn ngày kia, nhờ những thiên tạo âm dương mà di chuyển thân thể con người từ đây đến nơi khác để cứu cánh nguyên-căn đang oằn-oại chốn đau thương!
Thời kỳ nước lửa đã khơi màu, sao nguyên-nhân không nhìn vào thực tế của thế-gian? bao triệu sanh linh phải ngã gục bên đàng vì nghiệt thú cuồng phong, vì thời kỳ của ôn-hoàng hành bịnh, vì thời kỳ của ma khí điều hành con người nhiều nghiệp chướng phải gặp chốn tử sanh; khuyên đó ráng tu hành để vượt bao điều khốn khổ.
Nầy nguyên-nhân, lời của Đại Tiên Nam-Cực thọ sắc Thiên-Đình,vì thấy chúng sinh, thấy linh-tử trong đường Đạo dày công, đường pháp nguyên cũng thành lòng, nhưng khải nguyện mà không thức nguyện, phục nguyên chỉ luyện trong bốn cửa mà không nhìn thấy ánh sáng, hay nhìn thấy những điểm Thiên hỏa từ Thượng-đài, hạ huyệt, từ trung điền, thượng trung hạ tâm điền thường trụ hóng diên. Nơi Thượng đài dùng chơn khí vận hành, từ huê quang, ngọc chẩm chiếu thẳng để nhiếp thọ tinh-quang.
BÀI
Nam-Cực hiện Hồng-Quân Bửu-Điện,
Mừng nguyên-nhân tâm thiện tọa thiền,
Nghe lời Di-Lạc toàn nhiên,
Tiên-Ông Nam-Cực sắc truyền Long-Hoa.
Vung phất chủ Điện tòa ngự tứ,
Xuống địa cầu linh dự Long-Vân,
Thời kỳ đảnh túc tam phân,
Miền Nam nước Việt cầm cân Thánh hiền.
Đại nguyên vị lòng thiền đầy đủ,
Buổi cuối cùng qui tựu căn lành,
Nhờ cơ phổ giáo nhân sanh,
Đương lai Giáo Chủ Phật thành Kim Thân.
Dựng Đạo sắc tường vân ngũ khí,
Hiện thần thông điểm chỉ Long-Hoa,
Nguyên-nhân nam nữ trước Tòa,
Thành lòng cầu nguyện Di-Đà hồng ân.
Lời Nam-Cực tinh thần huyền pháp,
Lý âm dương chưa hạp thần thông,
Ngũ hành vận chuyển ngoài trong,
Người trau Đạo quả Hoa-Long đến ngày.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tu Huỳnh-Đạo siêu thừa đại học,
Nếu người không chí dốc rèn mài,
Tưởng rằng lời lẽ đơn sai,
Thiêng-Liêng các Đấng Như-Lai giáo truyền.
Cơ phổ độ làm phiền đại chúng,
Hay đại duyên lại rúng lòng sầu,
Cơ năng huyền pháp nung châu,
Dựng phần phổ giáo tóm thâu hậu tiền.
Người chấp lý nặng phiền trần hạ,
Thuốc trầm luân rày đã đợi chờ,
Tu hành tỉnh mộng thức mơ,
Biết về bến giác xa bờ trầm luân.
Trời khai Đạo vui mững hữu hạnh,
Nếu lòng từ không gánh Long-Hoa,
Ngày sau đắc tội Tam Tòa,
Phán truyền Di-Lạc cao xa điểm đài.
Thương sanh chúng không ngày trong sáng,
Gặp bao điều mây áng phủ giăng,
Tu hành phải thức nghiệp căn,
Ngày kia Phật vị cao thăng liên-đài.
Đọa xuống thế nhiều ngày nhiều kiếp,
Tỉnh mộng trần nối tiếp theo sau,
Về chung kiến dự Bàn đào,
Diêu-Trì Bửu-Điện sắc trao Điệp Vàng.
Mẹ thương xót cơ hàn con thảo,
Nên cầu xin mở Đạo THIÊN KHAI,
Tuyển trang hiền triết đúng ngày,
Tuyển hàng đại-vị phong đài Phật Vương.
Đừng ngỡ đắc Tây-phương đầy đủ,
Tuy Đạo-Huỳnh qui tụ càng đông,
Ngày kia đắc hội Hoa-Long,
Chưa còn đến một rốt trong Phong-Thần.
Ráng giữ mình Kim-Thân buổi hậu,
Nếu không gìn cơ ngẫu Long-Hoa,
Phong Thần, phong Thánh trước Tòa,
Thượng Nguơn Thánh Đức chắc là nhiều hơn.
Phong-Thần lập Cấm-sơn đài báu,
Ba tiếng rồi cải tạo Long-Hoa,
Chỉ cho sau trước gọi là,
Tỉnh tu muốn gặp Di-Đà gìn tâm.
Thời Mạt-nguơn đừng lầm ma quỉ,
Biết tu hành trọng quí Đạo Vàng,
Là cơ giải thoát huy quang,
Không tu khó đắc Đạo tràng Long-Hoa.
Lời Tiên Ông trước Tòa Tam-Giáo,
Sắc Phong Thần cải tạo Long-Vân,
Người tu tỉnh thức mộng trần,
Ngày sau sẽ được Thánh, Thần điểm phê.
Công với tội dâng về Thượng phụ,
Đức với Tài hiệp đủ dâng công,
Long-Đình Ngọc Khuyết bệ rồng,
Thầy thương Đại hội ân hồng cho con.
Nếu không trọn mỏi mòn đường Đạo,
Nhiều giả tâm đào tạo trần ai,
Nghĩ suy nơi dạ u hoài,
Vội lìa tách cội xa đài Long-Hoa.
Quỉ Vô-thường trước Tòa chào đón,
Đợi cho người thỏn mỏn đường tu,
Bỏ quên những lúc công phu,
Công trình, công quả, ngao du thế đời.
Rồi gặp việc tâm thời tưởng Phật,
Nguyện cầu THẦY dâng tấc lòng thành,
Phật Trời đâu chứng trần danh,
Khi nhiều tội quả, báu lành không trau.
Lúc khốn cùng tâm đau đớn lắm,
Mới tưởng Trời, Phật thắm nơi lòng,
Thái bình đâu nghĩ Thiên-Công,
Đất Trời chẳng biết trần hồng tạo gây.
Đến thời loạn lạy THẦY, cầu MẸ,
Thỉnh Phật, Trời nặng nhẹ không màng,
Đến khi nước lửa điêu tàn,
Vội vàng niệm Phật Trời an thái bình./.
Thăng
LUẬT CHÁNH NGHIỆP
THI
PHẬT quốc Tây phang Đạo hạnh truyền,
TỔ minh chánh pháp thị quang nhiên,
DI thâm huyền diệu hào quang hiện,
ĐÀ thống năm châu chưởng Đạo huyền.
VÔ THƯỢNG Y-VƯƠNG khai chánh niệm,
Lôi-âm Cực-Lạc đoạn oan khiên,
DI-ĐÀ PHẬT-TỔ Tôn-sư ngự,
Điểm Đạo từ-bi dụng pháp nguyên.
A-DI ĐÀ-PHẬT, Tôn-Sư mừng môn-đồ. Bần-Đạo mừng chung nguyên-căn linh-tử, hậu tấn đàn tràng.
Giờ lành, Tôn-Sư hiện ngũ sắc kim-quang thần thông vạn tải, Phật Tổ Kim-Thân, chỉ Đạo từ-bi, ban pháp lành cho tất cả đồng hiện diện nơi Bửu-Điện Hồng-Quân.
Nầy các con trong vòng luân-hồi lục đạo hãy nghe Tôn-Sư giảng truyền luật chánh nghiệp. Đạo học thiên nhiên đoạt pháp thân vượt vòng sanh tử, nghĩa là luân-hồi không còn nữa khi biết được trong thân thể con người định được châu-thiên, quán truy được Kim-thân Phật tiền, chín trăm tiểu quán kim quang, nhiếp thọ huyền-nhiên chi-khí, các con đã lập vị được khử ám hồi minh. Hồi minh khử ám định nguơn thần, dụng nguơn khí, tựu nguơn tinh. Các con ở trong thân mình đều có âm dương phải hòa đồng, các con là lục đạo, các con còn trong vòng sanh tử, các con muốn cùng dự được Lôi-Âm, Bạch-Ngọc, phải luyện lục căn biến thành lục đức, luyện cho ngũ-khí được triều nguơn, các con phải luyện cho Minh-Châu luân chuyển khắp thân thể từ thượng trung hạ đều đồng, các con phải dùng Minh-Châu qua tứ hải, dùng Minh-Châu để vận tải được tam ngôi. Nếu các con phân rồi tam ngôi là tam bửu, mà tam bửu các con không đầy đủ lại biến tam bửu thành tam độc là các con sẽ luôn trầm muôn đời nơi Địa ngục. Các con phải biến tam độc thành tam bửu, mà tam bửu các con phải biến thành tam chuyên. Tam chuyên là ba pháp mầu định ngôi gọi rằng Tam Huê Tụ Đỉnh, mà Tam Huê Tụ Đỉnh các con không lọc chính nơi huyền quang đài, các con không đầy đủ những hơi thở để vận dụng nơi huyền quang đài để tụ tam hoa, vì tam hoa là nơi nâng đỡ được huyền-pháp thần công, nếu thần công chưa luân đồng trong thân thể, nơi bán huyệt: là Đạo vị huyền Tiên-Thiên, chốn trụ pháp thân hạ điền để chỉ Đạo huyệt. Vậy các con học pháp phải biết rành về Tiên-Thiên huyền khiếu. Nếu các con không se hái thuốc được Tiên-Thiên, không đạt được đào nguyên giao cảm, không hưởng được Đông Độ Trà Tiên thì các con có bằng không. Vì các con có bằng hữu hình tức rằng các con phải có bằng vô-vi, nếu vô-vi các con không trụ được pháp thân, thì thiếu phần Đông-Độ trà tiên hay là Tiên-Thiên Táo dược thì các con không hưởng được muôn đời.
Các con ơi! Thuốc Tiên-Thiên là nhiệm mầu mà các con phải se đúng lượng, phải nấu đúng chỉ. Nếu các con không đầy đúng thì pháp sẽ rẻ rúng, Đạo sẽ tiêu tán! Nếu các con còn nhiều tam độc, nghĩa là các con còn nhiều tam muội hỏa thì các con đã thiêu đốt đi lằn pháp nguyên cao diệu đó! Các con có thấy chăng? Kìa là những lượn nước hải hà, các con nhìn thấy một vòng tròn các con đựng trong bình tịnh thủy, các con có thấy chăng, nước thủy luôn luôn bằng, không cao, chỉ điểm ngang bằng sổ thẳng mà không xê dịch, nghiêng ngữa trừ phi nước kia những hữu chất nung nấu mới sôi bốc thành hơi, là vì nước kia nhờ tam muội đốt, nước nọ biến thành sôi bỏng thì nước nọ sẽ gặp nhiều dợn sóng vậy các con! tại sao nơi dòng sông lượn nước, các con thử ném vào một vật vô tri tất nhiên có một lượn nước vòng tròn để điểm mà không méo, là vì những lượn nước chỉ có vòng tròn không rời, không đứt cũng như các con ở trong pháp mầu, các con phải biết một vòng tròn là Vô-Cực. Nếu Vô-Cực các con để cho còn bán cực là bán nguyệt thì một bên trắng, một bên xanh thì làm sao đạt Đạo? Phải một vòng tròn Vô-Cực không là bán cực thì mới là thành Đạo.
Các con có biết chăng, Đạo Vô-vi là dùng ở huyền-nhiên chi-khí. Nếu các con còn phân vân trong huyền-nhiên chi-khí, mà các con chưa nhìn thấy ở trong thân thể con người. Vậy hơi thở của các con là huyền-nhiên chi-khí, nếu huyền-nhiên chi-khí không tựu được ánh sáng luân đồng, thì cũng như các con đã đốt lò tam-muội cho nóng, những dòng nước mê si sẽ cuộn trào sôi nơi lòng của các con, thì hỏa vọng sẽ đốt thiêu nê-huờn cung. Nơi Nê-huờn cung là Thượng-đài, nếu thiêu đốt nát đi thì các con làm sao được đầy đủ trí huệ thông minh? Vì nơi huyền-quang đài là nơi huyền-quang-khiếu, nơi tựu trung những huyền pháp thần thông. Phần thể chất là bộ óc của con người, nếu mất đi những phần nhiếp-tuyến quang cũng như những bộ thần-kinh bị tê liệt trong con người thì bộ óc nọ sẽ biến thành cuồng dại điên đảo. Các con ơi, nếu học Đạo mà để cho tam-muội hỏa càng thông đồng thiêu đốt, không phân âm, chẳng định dương, không hòa được âm dương, không định được nguơn-thần, nguơn-tinh, nguơn-khí thì uổng thay, uổng thay!
Các con nghe Thầy dạy Đạo cũng như các con học một bài học vở lòng. Các con bước lên trường học pháp là từ sơ-cấp đến trung-cấp, trung-cấp đến thượng-cấp, mà thượng cấp các con đã học xong qua một phần thực hành, mà thực hành chưa đúng theo chiều hướng của phần thượng-cấp, nghĩa là phải có phần lý thuyết, lý-pháp. Phần lý-pháp là các con phải điểm tựa rõ ràng, các con chỉ biết hành mà không biết đúng hay sai? Nếu các con muốn biết đúng hay sai thì các con phải cân nhắc nơi lòng mình, các con phải cân nhắc cho điều độ, phải đúng chiều hướng. Khi các con thấy nóng là các con biến sanh, vì khi biến sanh là con người phát độc ở trong thân thể nên hỏa vọng, khi hỏa vọng, tâm động thì tức nhiên phải xuất khẩu. Nếu tịnh khẩu mà tâm luôn luôn động thì không phải là tịnh khẩu hoàn toàn, vì tịnh khẩu trong nghiệp khẩu không phải là nơi lời nói mà lời nói phát xuất từ tâm, nếu tâm kia không phát xuất thì lời nói đâu để nói? Vậy các con biết rằng tâm của các con phải tịnh trước tiên, nếu tâm tịnh rồi thì khẩu toàn nhiên phải tịnh, mà tâm chưa tịnh được thì khẩu luôn luôn phải phát xuất những lời ngôn, những khẩu nghiệp.
Các con còn nuôi tam muội hỏa đầy lòng khi tỷ muội còn bất đồng đôi việc nhỏ, hay đố kỵ nhỏ với nhau thì các con đã khơi màu tam độc, nên chi mỗi lần các con sân nộ thì pháp nguyên sẽ giảm đi đến mất một phần mười, thì các con có tiếc chăng? Dầu luyện đi muôn thời, ngàn tháng mà thiêu đốt cũng chỉ một giờ?
Con ơi! Thầy là Đấng oai linh Phật-Tổ truyền Đạo cho các con. Ngày xưa Thầy đắc Đạo là nhờ pháp “Hiển Hóa Chơn Như”, “Huờn Hư Đẳng Giác”. Các con nhờ pháp “ Đẳng Giác Huờn Hư” cũng đủ thành. Về pháp-nguyên, nếu các con “Nhập Thức Liên Hoa” mà các con thường trụ DI-ĐÀ là quán tưởng, quán tưởng Kim-Thân bên ngoài chưa đủ mà phải quán tưởng bằng Minh-Kiến-đài mới gọi rằng trọn vẹn.
Các con ngày hôm nay các con không thấy thẹn, ngày mai khi bỏ xác rồi các con sẽ thấy đau lòng nơi cảnh giới vô-vi! Cái thẹn của ngày hôm nay là các con chịu thua thiệt khi chị em lấn hiếp bằng hữu thể, bằng hữu hình. Các con chỉ thẹn mà vui trong tinh thần Đạo pháp, còn các con hơn thiệt nghĩa là muốn hơn người là các con sẽ thẹn thùa khi ngày mai Đạt Đạo. Buồn thương! Buồn thương! Vì cuộc đời biến dịch nên Tôn-Sư mới độ tận cùng các linh-tử, dìu chúng sanh tỏ ngộ chơn truyền, hạ sen vàng lìa Lôi-Âm để ban Đạo hạnh, cứu khổ cứu nạn trong thời kỳ Mạt-pháp tàn nguơn. Tôn-Sư dạy các con học Đạo thể hiện phần nhẫn nhục vị-tha, các con hãy hỏi nơi lòng con có nhẫn được chưa hay lòng của các con còn thịnh nộ, ái-ố sân-si khi thua thiệt người nữa lời, hay một lời nói nghịch tai, nghịch ý, thì các con đã vội tam độc khơi màu. Vậy mà các con ngỡ rằng pháp đắc, pháp cao! Pháp đắc ở chỗ nào? Vì các con chưa nhìn thấy được pháp mà gọi rằng pháp đắc Kim thân, Thầy cũng nực cười nhưng chua xót! Vì Thầy truyền Đạo là mong các con thành Đạo mà thôi để cứu cánh trở về ngôi. Thầy không độ cho Thầy, Thầy không chỉ Đạo để hưởng phẩm cao hay công cán, mà Thầy mong rằng đệ-tử sẽ thành Đạo để cho thỏa lòng Mẫu-Hoàng nơi Thượng Cung, để cho vui vẻ chốn Cửu Trùng không còn một linh-tử nào bị trầm luân khổ hải.
Các con ơi! Đường Đạo các con có biết không? Người học Đạo là học gai chông, là học điều thử thách mà các con đã thử thách. Vì người thiếu trí thì không thể nào xét theo lẽ đại trí được nghe con! Vì ở trên đời nầy căn kiếp chưa tròn nên Tôn-Sư mới dạy con từ sơ học mà thôi. Các con chưa học xong phần sơ học mà các con mong thành Như-Lai, Bồ-Tát thì làm sao? Sơ học là các con phải rèn luyện chữ “Nhẫn”, “Hòa”, vì chữ nhẫn có liên đới đến phận quần thoa, vì chữ nhẫn nó liên đới đến sự luyện pháp của các con. Nếu bất nhẫn, bất hòa thì không thể nào trụ được pháp thân. Khi ngồi luyện pháp mà tâm còn rần rần đốt cháy những ngọn lửa bốc cao, nghĩ đến một Bửu Liên đang có những lời qua, lời lại, những lẽ cao kiến, những ý thấp hèn thì pháp nguyên sẽ thấp hèn hay là chuyển trong ngọn đèn đang mờ ảo. Các con ơi! Kìa là ngọn đèn, ấy là tâm đăng, mà tâm đăng kia đang bị những bão táp cuồng phong, thì Tôn-Sư chỉ cho: cũng như ngọn đèn trước gió, ngọn bạch lạp lung lay thì không thể nào các con tựu được Vô-Cực đài hay là Minh-Kiến đài rạng rỡ?
Nầy các con, Tôn-Sư giảng phần sơ điểm học mà các con phải học Đạo, trước tiên về hạnh đức các con, Tôn-Sư xét rằng sự hy-sinh của các con đã có nữa phần, nhưng phần hạnh đức của các con chưa đúng một phần mười thì các con luyện pháp cũng hoài công! Tôn-Sư truyền Đạo là chỉ cho các con tịnh thiền mà lòng các con chưa chịu thiền tịnh thì các con khó thành đạt buổi Long-Hoa. Nhớ nghe con! Đạo không phải chỉ thể hiện bên ngoài mà phải thể hiện từ tâm thức của con, là ngọn đèn đó, là ngọn tâm đăng đó mà các con phải khêu sáng toàn nhiên. Ngọn đèn sáng là tâm con sáng, mà tâm con bị mờ thì ngọn đèn sẽ mờ dần rồi đến tắt vậy.
THI BÀI
Con nghe rõ mấy dòng pháp cú,
Của Tôn-Sư truyền đủ thần thông,
Con ơi, phải khá hết lòng,
Nghe lời chỉ Đạo Hoa-Long đắc thành.
Hiện ngũ sắc đêm lành mờ ảo,
Vòng Hư-vô chuyển Đạo Kim Thân,
Nhờ con nung đúc tinh thần,
Thần quang chiếu diệu xoay vần Châu-Thiên.
Con phải tịnh tâm thiền cho chắc,
Mới tựu vào điểm đặc châu quang,
Chơn Như hiển hóa rõ ràng,
Chuyển thần nhập thức thai vàng Liên-Hoa.
Từ từ chuyển Dũ Hà luân động,
Hầu quán truy truyền thống thần quang,
Nơi đài Minh Kiến rõ ràng,
Từ tâm phát xuất châu quang chiếu ngời.
Con luyện Đạo đầy vơi tâm tưởng,
Lúc minh minh lúc lưỡng vị ban,
Từ cung Tốn hiệp hóa Càn,
Cung Ly chiết Khảm thuốc hoàn kim chuyên.
Chiết Khảm điền Ly truyền tâm ấn,
Lập đảnh an lư vận huyền đô,
Con ơi! Dòng điễn hư-vô,
Chuyển xây Thái Cực điểm tô Đạo Vàng.
Dụng Châu-Thiên rõ ràng qui hướng,
Dụng thần công tiếp dưỡng huệ đăng,
Lằn hơi con phải chuẩn thằng,
Định ngôi phân thứ gọi rằng chấp trung.
Nơi huyệt hạ ứng dùng hơi thở,
Đọng nơi đây nưng đỡ khí thần,
Tinh dương tựu đủ châu thân,
Chuyển lên Thượng đảnh đưa lần huyền-quang.
Dạy các con Đạo Hoàng siêu lý,
Phải bền tâm suy nghĩ tận tường,
Trong thân con bốn lối đường,
Là nơi tứ-hải chỉ đường kim-quang.
Phóng kim quang rõ ràng hạ huyệt,
Từ Tiên-Thiên điểm khuyết Thượng Đài,
Kim-quang chuyển đúng trong ngoài,
Lập thành quán thể Như-Lai nhập đài.
Con nữ phái nghe rày tâm pháp,
Phải bền lòng luyện tập cho quen,
Giấc nồng con trẻ nhúm nhen,
Phải tinh soi rõ ngọn đèn tâm đăng.
Dụng tâm đăng chuẩn thằng tứ hải,
Qui một nơi đem lại thuốc linh,
Xe duyên phúc Đạo huyền linh,
Hư-vô không khiếu nhẹ mình bay cao.
Tâm vô chấp mới vào hư ảnh,
Tâm còn đương nguơn tánh chưa đồng,
Nghĩ suy bao việc trần hồng,
Thì tâm sẽ gặp bão giông cấp thời.
Tịnh chỗ động Đạo Trời luân thống,
Mới biết mình đúng giống hay sai,
Định thiền muốn đắc Như-Lai,
Bên ngoài vẫn động trong rày tịnh yên.
Tịnh bên ngoài tâm thiền đang động,
Vì sự đời mức sống chưa đồng,
Nghĩ suy bao việc trần hồng,
Tâm linh động thấu lục thông chưa tường.
Vì tâm động pháp cương lay chuyển,
Nhờ tâm lành vận chuyển pháp thân,
Ý tâm là đúng nguơn thần,
Chơn Như là dụng khí thần hỏa duyên.
Tam muội hỏa đốt liền thân pháp,
Trong bốn mùa hòa hạp âm dương,
Tiết Xuân phải định pháp cương,
Thần thông diệu hóa hầu nương Liên-đài.
Tiết Đông sang Đạo hài chưa đắc,
Tiết Hạ, Thu, Đông chắc gì thành,
Bốn mùa tám tiết vẫn quanh,
Còn tùy phương hướng dương sanh mới tròn.
Trong Bát-Quái nhã thoàn vận chuyển,
Từ cung Càn hóa biến lưỡng nghi,
Chiết Ly điền Khảm cung vi,
Đạt thành phương hướng cấp kỳ Long-Hoa.
Lưỡng nghi hiệp giao hòa tâm khảm,
Đạo huyền năng khử ám hồi minh,
Hư-vô xông thấu Thượng-đình,
Chỉ đạo sắc Như-Lai đắc diệu,
Nhờ Khảm châu cung chiếu hóa Càn,
Luyện cho đúng hướng Thiên-can,
Dương sanh Đạo quả Đạo tràng kỳ duyên.
Lời Tôn-Sư dạy truyền chơn pháp,
Hữu hành tròn hòa hạp âm dương,
Đạo Vàng vận chuyển mười phương,
Là cơ phổ giáo thi trường Long-Hoa.
------------------------------------------------
PHẬT TỔ DI-ĐÀ
CHƠN TÂM THÀNH Ý
21.12. Tân Hợi
( 5. 2 . 1972)
Nầy các con, Thầy ban cho Tam-Thiên Bí-Pháp là vì Thầy cảm xót duyên ngàn đời, trong thời đại xá. Các con ơi! Thầy thường khuyên cõi vô-vi là cao cả, không vì chấp ngã mà bỏ lý siêu-nhiên,Bí-Pháp Tam-Thiên là con đường đưa các con về Hư-Cung, Bạch Ngọc. Ngày nay, các con học hầu hành sự buổi Long-Hoa, thoát khỏi cảnh Ta-bà, qui hồi Thượng giới, còn thân tứ đại trong vòng trăm tuổi, con nên nhớ lý vô-vi là cao diệu còn trường miên vĩnh cửu, lý hữu vi trong kỳ định số của Thiên Công, nay đây các con một lòng vì Thầy tin tưởng, nên hồng ân vô lượng ban cho Bí-Pháp Tam-Thiên. Thầy chẳng phải vị tình riêng, nhưng các con là đại cơ duyên từ muôn kiếp trước, ngày nay lần lượt trở về, buổi Đạo Long-Hoa các con đã vẹn thề hầu tựu trung chung về một mối.
Về Bí-Pháp Tam-Thiên, Huyền-công Mật-quyết lần cuối cùng Thầy sắp giảng ra đây cho các con là phần các con “Phá nhứt khiếu chi huyền quang”. Các con tịnh tâm nghe rõ sơ lược: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, ngũ quan của các con thông với ngũ hành. Tâm thuộc Hỏa, Can thuộc Mộc, Tỳ thuộc Thổ, Phế thuộc Kim, Thận thuộc Thủy. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngũ hành của các con thông với ngũ quan. Ngày nay các con luyện Đạo, Thầy không thể chỉ rõ đường lối hữu-vi mà Thầy chuyển các con con đường tắt, một là tâm hỏa, hai là khí hư. Khí hư, tâm hỏa hợp khí nguơn tinh, đó là ba phần trọng yếu. Ba phần trọng yếu đó ngày hôm nay khi các con thở đem chơn khí vào đơn-điền, rút nguơn-tinh hòa tan nơi đó, nhưng điều trọng yếu là ý của các con. Ý của các con là trung tâm diểm là Xá-lợi, là chơn-như, cho nên Thầy mới thường khuyên các con, tâm phải lành, ý phải vẹn. Nếu các con khởi ý tà thì tinh, khí, thần kia tan rã nhứt thời, nếu ý các con không thành thì tinh, khí, thần kia không thể nào hiệp nhứt. Thầy bảo các con hành công quả, công trình là tạo cho các con thành tâm vẹn ý, cho ý các con đừng khơi động trần gian, đừng vì luyến mê sắc giới. Ngày nay Thầyluyện ý cho các con là cho Bí-Pháp Tam-Thiên, Huyền-công Mật-quyết, nhưng Thầy xét thấy trong mỗi ý của các con còn khởi nhiều tà vọng cho nên chưa tròn Tam bửu làm sao đột phá huyền quang, huyền quang khiếu như tường đồng vách sắt, mà các con không có chơn hỏa, nghĩa là Tam muội hỏa thì làm sao phá được nê-hườn, lửa kia muốn thành tam muội, muốn thành chơn hỏa thì ý của các con phải lành, phải chơn, lửa kia mới nóng. Nếu ý các con không lành, không chơn, ý kia không được vẹn, lửa kia không được nóng, con cũng không thể đun sôi một nồi nước huống chi là phá khiếu huyền-quang là vách sắt, tường đồng được.
Nầy con, Thầy bảo các con công-quả, tạo Thất, xây Chùa, là cho các con khơi thành ý chơn tâm, ý kia toàn nhiên cũng như lửa kia qua nhiều độ vậy. Nếu các con không trọn hành công quả, không qua cơn khảo đảo, thành tâm vẹn ý, lửa kia không đúng độ, không thể xuyên được vách sắt tường đồng, cho nên quả công là trọng yếu vậy. Công quả là được phước, không phải các con hủy phần hữu vi, phần hữu vi là để cho người thế tục, còn các con hưởng phần vô-vi. Nếu ý kia vẹn, các con mới tựu hợp được tam-bửu, tam-bửu kia có thành do ý các con trong sáng, nếu ý các con trong sáng mới xuyên được nê-hườn, nếu ý các con không trong sáng thì cũng như minh kiến đài bị bụi, các con không lau chùi, nếu lau chùi phải dùng vật hữu thể, mà vật hữu thể đó là công quả với công trình. Nếu các con chắc rằng công quả chẳng minh, công trình kia không vẹn thì ý kia không thành, lửa kia không đúng độ, Thầy biết làm sao các con đột phá nê-huờn trở về ngôi Cực-lạc.
Nầy con, phần cuối cùng của Huyền-công Mật-quyết vô cùng quan trọng, khởi ý của các con phải cho toàn vẹn, giữ cho tâm không, ý cho lành. Thầy giảng nghĩa cho con rõ: ý là ý hiền hòa, ý bao dung, ý vị tha, ý đại từ, ý hỉ xả. Khi ý các con không vì nhân ngã, nghĩa là không vì ta, không vì trần gian tục lụy, không chấp hữu hình, ý kia mới toàn vẹn, đột nhiên biến sinh phá huyền-quang nhứt khiếu cấp thời các con mới thấy được Lôi-Âm khi các con còn nguyên thể xác.
Nầy con, tâm là tự nhiên, tâm kia cũng như vàng, các con nhớ tâm kia cũng như vàng hay cũng như bột. Các con nhớ đây là lời tâm-pháp của Thầy dạy về ý và tâm. Tâm kia cũng như vàng hay bột, vậy Thầy dùng bột làm lý hữu-vi để dạy các con. Bột kia nếu các con nắn thành chiếc bánh bao chẳng hạn, chiếc bánh bao kia là bột, bột nó không có nguyên-thể là bánh bao, khi bánh bao tan rã là trở về với bột, chiếc bánh kia trên bàn là do ý tạo thành nhưng kỳ thật không phải bánh, nó là bột do người nắn thành trong khuôn. Con nên nhớ tâm kia cũng như bột mà khuôn bánh kia cũng như ý, nếu con nắn thành vuông là do ý tạo thành vuông, nếu con muốn tạo thành tròn, là do ý khởi thành tròn, còn bột nó không có hình tướng tròn vuông. Con nên nhớ! Nếu con dùng huệ nhãn, tâm-pháp mở rộng, nhìn chiếc bánh kia, con sẽ thấy chiếc bánh kia là chiếc bánh bao, nhưng không phải là bánh bao, nó là bột tạo thành. Bột kia không thể tự nó tạo thành chiếc bánh, con nên nhớ, nghĩa là tâm kia không thể tự đốt phá huyền quang. Con nên nhớ lời tâm-pháp rất diệu huyền. Tâm kia là bột, ý kia là bánh, ý kia mới có thể tạo thành tròn vuông dài vắn, còn tâm kia thì vẫn như như, nó là thể hiện của bột, không thay đổi, không đổi thay. Đó là tâm, nhưng ý là vô cùng quan trọng. Ý là vô cùng quan trọng, con nên nhớ. Ngày nay con luyện pháp khởi bằng ý mà pháp trụ tại nơi tâm, tâm kia đà có sẵn, pháp kia con phải nắn nhồi. Bột kia không có tánh cách tròn vuông dài vắn, con nên nhớ, nó khởi do ý dài vắn biến sanh thì khi con muốn tạo thành đường về Niết-Bàn Bạch-Ngọc cũng khởi bằng ý để dìu dẫn tâm như. Nếu các con định nghĩa tâm kia là ý thì sai chạy vô cùng. Tâm kia là bột, bánh kia là ý. Nếu không có tâm thì ý nọ khởi không được, nếu ý tâm kia không thể nào tựu được hình tướng, con nên nhớ khởi ý để thâu tâm, dùng tâm để toàn vẹn cho ý.
Con đánh lên một tiếng chuông, tất cả nhìn vào chiếc chuông để Thầy dạy. Tai con nghe chuông, mắt con thấy chuông, tai - mắt đều đồng chung một chỗ, các con nghe rõ lời tâm pháp cao siêu: tai con nghe, mắt con thấy, đó là phần hữu-vi, hữu-thể. Tai không làm trở ngại cho mắt khi nghe chuông, mắt thấy chuông không làm trở ngại cho tai. Khi thấy thì tai mắt đồng chung truyền vào một chỗ, chỗ đó là ý vậy, là tâm vậy. Cũng như Thầy vừa giảng cho các con, chiếc bánh nọ khởi bằng ý mới có bánh, nếu đã có bánh thì cũng phải nhờ bột, khi bánh rã tan thì trở về với bột, bột kia không phải là bánh, nghĩa là tâm kia không phải là ý, ý nọ chẳng phải là tâm, tâm nhờ ý mà tạo thành hình thể, ý nhờ tâm tạo thành hình thể, nghĩa là bột kia không có hình thể, nhờ có chiếc bánh người ta mới nhận ra đó chắc chiếc bánh kia bằng bột.
Tâm kia là bột, bánh kia là ý, nếu không có ý thì tâm kia không thể tạo nên hình thể, hình thể kia nếu không có tâm thì ý không thể tạo thành. Ý nương tâm, tâm nương ý, nghĩa là trong bí pháp vô-vi huyền công mật quyết của Thầy, ý là Truyền Quang Như Ý, nên nhớ truyền quang như ý tối trọng cao siêu mà chơn-như linh-thể của các con, sự sống của các con, tinh, khí, thần của các con hợp nhứt, đó Thầy tạm gọi rằng TÂM.
Ngày nay các con dùng ý để tạo hình thể cho tâm, nghĩa là nhồi nắn cho thân con trở thành kim thân của Như-Lai, của Xá-Lợi bất hoại triền miên là do ở ý. Cho nên Thầy dạy con thường tạo công quả, tạo công trình cho ý con thiệt thành, ý con thiệt vẹn, ý con không chấp, ý con không nghi, ý con trong sáng. Giờ phút đó các con mới tạo được tâm con, cũng như Thầy tạo cho các con thành một người thợ để làm chiếc bánh, chiếc bánh đó nhờ có bột nên thành hình, hình của chiếc bánh nầy nhờ bột cho nên tạo thành chiếc bánh, bánh kia không phải là bột, bột kia không phải là bánh, mỗi tánh có riêng nhau, tánh của bột là vô tánh, bột không có tánh, nghĩa là tâm kia như như, chẳng phải là tròn vuông dài vắn, do ý mà tạo thành. Trong phần Huyền Công Mật Quyết cuối cùng, nếu ý các con không trong sáng, không vẹn vẻ, Thầy không thể chỉ cho các con phần đột phá huyền-quang, e rằng các con không thành ý thì cũng như các con dùng cây mà đục núi vậy. Thầy sẽ giảng dạy phần cuối cùng cho mỗi con khi nào các con được thành ý.
Nầy các con, Thầy giảng về ý và tâm, tâm và ý con phải hiểu cho rành rẽ đương nhiên. Đó làThầy không còn chấp lý âm dương mà chỉ chấp một lý vạn hữu là do ý tạo thành. Vạn hữu là muôn ngàn cái khó do ý khởi ra, nhưng nhờ tâm mà ý khởi. Ý khởi do tâm, nhưng tâm phát sanh được, thể hiện được cũng là do ý, nếu ý không tâm thì ý không thể dùng được, cũng như bánh không bột thì không thể làm được. Tâm không có ý nghĩa là bột không có thợ nắn bột kia không có hình bánh. Chỉ có tâm mà không có Bí-Pháp Tam-Thiên hay Huyền-Công Mật-Quyết khởi ý thì cũng như có bột không thành bánh, bột kia cũng vô dụng vậy. Các con nên nhớ!
Thầy Thăng
HỒNG QUÂN THƯỢNG TỔ
1 tháng 1 năm Nhâm Tý
(15. 2 .1972)
THI
DIÊU động Đông Tây lắm rộn ràng,
Giao TRÌ Thượng-giới tỏa hào quang,
Sắc KIM rực-rỡ phân tam cõi,
MẪU ngự Giao thừa hạ bút quang.
MẸ ban ân chung các con,
Nầy các con! Quả địa cầu sáu tám vẫn còn non, muôn loài vạn vật đều do nơi vô-vi chưởng quyết, sanh hóa luân hồi, có sanh có diệt. Nầy các con! MẸ là phần vô-vi linh diệu, không thể dụng danh từ, chỉ có lòng thương yêu các con như mẹ trần gian thương yêu con dại, lòng thương đó quảng đại bao la, nên dùng tiếng MẸ với chí hằng hà thương xót mà gọi chung của con. Vì sao MẸngự trần gian mượn bút huyền kêu réo? Đó là thời kỳ đại xá, MẸ ngự phàm nương theo chơn quyết triều thể đại nghi, MẸ dùng huyền vi, chuyển bút huyền dạy dỗ, tuyển trạch cơ duyên cùng dìu dẫn con hiền giải thoát cơn đồ khổ.
Nầy con ơi! Nơi thế gian nếu MẸ không cầu xin thì không có mùa Xuân hiền dịu, nếu không cóMẸ bảo tồn thì không có điều êm đẹp vui tươi. Mùa Xuân là tượng trưng cho tình mẫu-tử, mùa Xuân là tượng trưng cho lòng từ bi cao khiết Thiêng-Liêng. Nếu các con có hưởng được mùa Xuân trăm ngày ròng-rã, không bị nắng hạ mưa Đông, không bị Thu buồn khổ não, thì các con cũng suy lý Đạo quay về chữ chơn-như, tìm lý huyền-hư để xét xem sao bốn mùa tám tiết lại có mùa Xuân là chân thiệt, là hiển hiện cho hiền hòa, bác-ái, vị-tha, êm-đềm, huyền diệu.
Nầy các con! Xưa kia MẸ thương trần hạ, trước Thiên-Tòa dầu chưa đại-xá, MẸ cũng xin ban cho con MẸ nơi trần gian bốn mùa rạng rỡ Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nếu các con đã trải qua mùa Hạ nực nồng, mùa Thu ám, kề mùa Đông lạnh lẽo, tất nhiên con phải được phần ban thưởng Xuân sang. Đó là để an ủi kiếp trần hoàn của các con, vì nặng mang tứ-đại: đất, nước, gió, lửa tạo thành thì MẸ cũng xin một chút tinh anh là phần hiểu biết, nếu chỉ có phần tứ đại giả mà thôi, không có chơn tâm Thánh-thể, không có chơn trí phàm nhân, thì dù các con có tâm kia cũng chỉ là tâm diêu động với tứ-đại vô thường. Cho nên phần an ủi chân lương là chơn trí của các con ẩn tàng trong thể xác, cũng như Hạ, Thu, Đông đến, MẸ phải xin buổi Xuân sang để cho ngàn hoa đua nở, để cho vạn vật hồi sinh, để cho các con được an bình trải qua nhiều mùa oằn-oại, thân xác con dầu không nại nhưng chính con cũng ngại kiếp trầm luân. Nếu chỉ có một mùa Xuân thì các con đâu cho trần gian là thống khổ, nếu các con biết khổ thì tìm về với mùa Xuân. Trần gian biết thế nên các con đồng chung hưởng vui mừng khi mùa Xuân đem tới. Xuân có tới, các con mới đoàn tụ thê nhi gia đình hạnh phúc. Xuân có về các con mới hưởng được khí tiết trong lành của Thiên-nhiên Tạo vật. Biết như thế, con mới luyến tiết mùa Xuân, nếu tiếc rẻ mùa Xuân thì các con nên nhớ rằng: Xuân trần ai có điều ban thưởng, Xuân Đạo-pháp cũng chắc chắn được thưởng ban.
Nầy con ơi! Cuộc trần hoàn như thế, con xét lý mầu siêu, có thưởng phạt đồng đều, để cho con thấy rõ đời của con cũng có mùa Xuân trước, nay đến Hạ nồng, thu ám, đông lạnh sắp sang, nghĩa là đời con sắp tàn vì mùa Xuân qua mau chóng. Xuân nầy các con nghĩ lại mùa Xuân xưa, mùa Xuân ấy tự bao giờ nay đã mất, nếu các con muốn tìm được mùa Xuân chơn thật duy có Đạo pháp cao siêu không phải như Xuân trần tục, không phải như Xuân của kiếp người trăm tuổi tạm giả đôi năm.
Nầy con! Xuân của Đạo-pháp nơi lòng, của Kim-thai Thánh-thể, nếu Xuân Nhâm-Tý là Xuân của Thượng-Đế ban cho, thì MẸ khuyên con phải lần dò cơ huyền Tạo hóa, Đạo-pháp siêu-vi, các con cứ tìm đi có MẸ đang chờ nơi Diêu-Điện. Ngoài thân con còn có linh-hồn, linh-hồn con muốn hưởng một mùa Xuân vô-vi huyền-diệu, thể phách con muốn hưởng được trăm ngày êm-ả chốn Bồng-lai bằng trăm đời nơi thế tục, thì nay các con phải ngăn lòng dục, dẹp ý tà luân. Đó là các con được hưởng một mùa Xuân mà chính của MẸ THẦY ban xuống vậy. Nếu các con bỏ phần thưởng vật chất trần ai, tất nhiên con phải được phần thưởng vô-vi xứng đáng. Nếu các con mãi mê chốn nhân-gian đoản lạc, MẸ cũng ban phước cho con bạc tiền danh vọng, nhưng trong trăm tuổi mà thôi, cũng như trăm ngày Xuân ngắn ngủi, rồi con phải chịu suốt những mùa lạnh lẽo nắng mưa. Con ơi! MẸ vì thương nên xuống đàn khuyên nhủ thì con phải rèn đủ lòng tin, hiệp nhứt khí thần hầu nghe lời MẸ dạy, thông hoán lẽ siêu-nhiên, chớ đừng dùng thường trí mà suy lời MẸ dạy e không thấu triệt được điều cao thượng siêu thâm.
Xuân năm nay Nhâm Tý, MẸ giáng lên là vì mừng các con tăng trưởng trên nền Đạo cả. Tăng, Ni Trưởng Huỳnh-Đạo các con! Nay MẸ lâm đàn khai Xuân Nhâm Tý, suốt mười mấy năm qua khổ lao lên xuống, nay cây đà trổ bông, bông kia kết trái, trái chỉ có bao nhiêu, MẸ vui mừng vô hạn, ban ân chung cho các con Xuân quang lai láng, Đạo-pháp qui tăng. Ngày hôm nay, các con còn chốn trược trần, nên MẸ không thể dùng huyền-vi đưa lần về Diêu-Điện, nhưng chắc hẳn bao nhiêu đây, bấy nhiêu công trình nọ, MẸ chứng lòng thì ngày sau đâu có bỏ. Đền Ngọc Khuyết dầu chẳng được vào, nhưng Diêu Trì kia MẸ hứa với các con là hiện diện được vào thăm vườn đào cũ, trở lại cảnh xưa, dầu không được trường miên nơi đó, vĩnh viễn Bàn-Đào, nhưng cũng một lần thăm viếng. Đó làMẸ hứa với các con trong mùa Xuân Nhâm Tý vậy. Lời hứa vô-vi của MẸ, các con phải ngưỡng vọng bằng đức từ-bi hiệp thành trọn vẹn, Thần, Thánh mới chứng lòng hầu dìu dẫn con đến ngày giải thoát./.
Thăng
DIÊU TRÌ KIM MẪU VÔ CỰC TỪ TÔN
TAM TRUNG QUY NHỨT
1 . 10 . Nhâm Tý ( 6 . 11 . 1972)
THI
NGÔ gia hữu nhập nảy liên hòa,
CHƯỞNG vệ binh tàn ẩn ẩn xa,
GIÁO Đạo tranh phong ly huyết lệ,
LÂM đàn chỉ triệu đảnh linh hoa.
Nầy Tăng, Ni Trưởng Huỳnh-Đạo thành tâm tọa thính, Chưởng Giáo dạy về tam-pháp siêu-vi mầu nhiệm. Dầu người chưa luyện pháp đến Trung-đẳng hay Thượng-đẳng cũng đồng hiểu rõ lý mầu nhiệm cao siêu của Thiên-thơ ấn chứng. Người sinh ra trên cõi thế, sỡ dĩ còn được sinh tồn là nhờ có Tam Bửu là Tinh, Khí, Thần. Biết rõ như thế mới luyện pháp huyền-vi, cho nên Chưởng Giáo hôm nay mới giảng về Tam Trung qui nhứt. Nhớ rõ Tam Trung qui nhứt đây là một bài học siêu-đẳng thượng thừa pháp nguyên chính lý.
Người có Tam bửu: Tinh-Khí-Thần dĩ nhiên mới còn sinh tồn trên quả đất.
TINH là chi? Tinh là sinh ra máu huyết, là điều động luân lưu trong châu thân làm cho con người giữ được phần vật chất xanh tươi, không bị hủy diệt, đó là Tinh.
KHÍ là chi? Khí là ngoại vật Càn Khôn nhập vào ngũ hành để trợ duyên cho Tinh, để cho Tinh kia được luân lưu nhịp nhàng, cũng như Trời có Tam tài, mỗi năm có bốn mùa, tám tiết để điều hòa sự sinh tồn của muôn loài vạn vật trên thế gian nầy, bốn mùa tám tiết đó: Xuân qua, Hạ đến, Thu tàn, Đông lại, thì phần Khí cũng như là Xuân, Hạ, Thu, Đông, để chỉ điểm cho con người biết rõ sự tăng trưởng điều hòa nhịp nhàng, thứ lớp, đó là Khí.
Còn THẦN là chi? Thần là tất cả sự hiểu biết, sự sống. Đứng giữa Tinh và Khí, Thần là chủ trị Tinh và Khí. Nay con người sống đã có Tinh, có Khí, thì cần phải có Thần để điều hòa nuôi dưỡng Tinh kia mới hòa hợp với khí mới luân lưu. Dầu Tinh Khí kia hòa hợp luân lưu, mà không có Thần ngự trị, cũng như con người có sự sống mà chẳng có sự hiểu biết, nghĩa là chẳng có hồn linh. Chưởng Giáo biện minh cho rõ, cũng như loài sò ốc chỉ có Tinh Khí mà chẳng có Thần, vì thế nên không được sự hiểu biết, dù có Tinh, có Khí để có sự sống theo thời gian, nhưng không có Thần điều ngự, thì Tinh Khí kia cũng vẫn là vô-tri hữu giác, có sự sanh hóa, hủy diệt mà không có sự hiểu biết toàn nhiên. Nay Thần điều hòa Tinh và Khí cũng như bốn mùa, dầu có Xuân, Hạ, Thu, Đông, nhưng trên phải có mây dưới phải có đất, giữa phải có người và muôn loài vạn vật. Nếu trên Trời cao không có mây, dưới không có đất, không thấy vũ trụ bao la Càn Khôn bát ngát, thì ví như cây cỏ mọc trên quả mà chẳng có bầu vũ trụ huyền-năng kia vần xây thay đổi, thì dầu cho bốn mùa tám tiết có luân lưu cũng chẳng sanh tồn được, vì âm dương kia không thể nào giao cảm khi trên không có mây, dưới không có đất, thì giữa làm sao có muôn loài vạn vật hóa sanh.
Chưởng Giáo giảng như thế vẫn còn e ngại rằng một phần Tăng, Ni Trưởng chưa quán triệt được siêu lý mầu nhiệm mà bỏ qua thì luyện Đạo đến ngàn đời, dầu có thành cũng không có danh, dầu có hành cũng không có chánh, nghĩa là cũng như người thợ câm dạy lại một người thợ không gọi đó là chi, không chỉ đó là gì, chỉ biết làm theo người câm đi trước, người nọ hành theo như thế thì làm sao truyền lại cho đời sau, gọi là lưu viễn ngàn thu. Nay đã giảng lý ra đây, Chưởng Giáo chỉ mong rằng Tăng, Ni Trưởng hằng ngày, ngoài giờ thanh nhàn, tầm suy nghiệm kỹ, vừa luyện pháp vừa hiểu rõ lý, cũng như người thợ vừa làm, vừa chỉ dạy, vừa truyền dạy cho môn đồ đệ tử bằng lời, bằng hành động, như thế mới được mở mang. Chưởng Giáo thử hỏi: Có một vị Minh Sư hay một ông thầy nào truyền lại cho đệ tử môn-đồ chỉ biết hành theo mà không biết lý hay là một vị cao minh Thánh triết lại là người câm điếc hay sao?
Nay đã giảng về Tinh, Khí, Thần, lại một lần nữa cho tất cả Tăng, Ni-Trưởng rành minh thì Chưởng Giáo mới dạy về TAM-TRUNG. Tam Trung là thế nào? Trung là không thiên lệch, không thấp mà cũng chẳng cao mới gọi là Trung, nên nhớ. Chưởng-Giáo muốn tất cả Tăng, Ni Trưởng hiện đàn nhờ hồng ân Thiên tải của Thượng Tổ truyền ra, nhờ Thiên-điển mà quán triệt hiện tiền, không quên những yếu lý nầy để khi ôn lại rành minh sau trước. Đó là điều vui mừng của Chưởng-Giáo vậy.
Tam-Trung là: - Trung-Chánh-Tín thuộc về TINH.
-Trung-Chánh-Niệm thuộc về KHÍ.
-Trung-Chánh-Hành thuộc về THẦN.
Trung-Chánh-Tín là thế nào? Trung-Chánh-Tín là hoàn toàn đi vào sự tin tưởng toàn nhiên, đứng sâu vào trong lòng sự toàn nhiên tin tưởng, đó gọi là Trung-Chánh-Tín. Hiện thời nếu là Thiên-Vân nhìn ngay trước Thiên Bàn thì cũng gọi là nhìn ngay chính giữa, mà Thiên-Phong hay Bửu Liên Anh, Bửu Liên Huê nhìn ngay Thiên-Bàn cũng gọi là nhìn ngay chính giữa. Vậy thì không thể gọi nhìn ngay chính giữa được, nhưng phải gọi là nhìn ngay chính giữa, vì mọi người đều nhìn ngay vào chính giữa Thiên-Bàn. Nhưng nên nhớ Chánh-tín là tin vào việc chánh, nhưng trung Chánh-tín là ta đứng vào chánh giữa của lòng tin, tin chân thành, thiệt mà tin mới gọi là Trung-Chánh-tín, cũng như huyết trong con người nào phải ở ngoài da, nào phải ở trong gân, nào phải ở trong xương, mà phải hòa lẫn trong xương, trong gân, trong máu, trong thịt, nơi đâu cũng đều có máu huyết mới gọi là trung. Trung-Chánh-tín còn có nghĩa là ngay giữa Thiên-bàn hiện thời huyền bút nơi đây, đứng tại nơi nầy, từ trên nhìn xuống mới gọi là Trung mới gọi là Chánh. Nếu từ xa Đông-Tây-Nam-Bắc hay trước mặt nhìn đến cũng tạm gọi là nhìn ngay chính giữa nhưng chưa hẳn là chính giữa vậy. Nên nhớ, đây là huyền lý cao siêu mầu nhiệm, nếu không chuyển nhập tâm thức tức thời thì sau nầy e khó thấu.
Chưởng-Giáo niệm ân giảng lại: Trung-Chánh-Tín là tin trong con người luyện pháp. Trung-Chánh-Tín có nghĩa là đứng giữa vào cái giữa của cái chánh, của sự tin tưởng mới gọi là Trung-Chánh-Tín. Cũng như người ở một tôn-giáo tin một vị Thần linh thì sự tin tưởng nọ cũng gọi là Chánh-tín được vậy. Nếu căn cơ thấp kém, tin vị tà thần thì trong lòng tin của họ cũng gọi là chánh tín được vậy. Người tu học theo chơn truyền của Thích-Ca, tin Thích-Ca là tuyệt đối cũng gọi là Chánh-tín. Người tin Chúa là độc tôn cũng gọi là Chánh-tín. Nếu cứ gọi Chánh-tín như thế đó, thì muôn ngàn kia mới hợp thành Trung-Chánh-Tín. Cũng như ba ngàn tỷ tế bào trong thân nầy là ba ngàn tỷ tế-vi của huyết thống của máu để nuôi dưỡng tế-bào luân lưu trong châu thân, mỗi một phần máu huyết đó thanh lọc ra trong hàng tỷ tế-bào mới được một phần tinh chất nhỏ nhen, phần tinh chất đó mới gọi là tinh của khí huyết, là sự kết tinh của ba ngàn tỷ tế-vi nuôi châu thân trong vòng ba vạn sáu ngàn ngày vậy.
Trung-Chánh-Tín là TINH, nghĩa là kết hợp của tất cả chánh tín của Bá-giáo, của muôn loài vạn vật vào một để rồi ta phải đứng trong chính giữa một đó mới gọi là Trung-Chánh-Tín được. Vậy thì hôm nay HUỲNH-ĐẠO , một là Bí-Pháp Tam Thiên thoát thai quán cốt, được đại hồng ân trong kỳ Mạt pháp, trăm muôn ngàn kiếp mới gặp được một lần, chỉ có chút quả công tầm thường mà trở về ngôi vị đắc phong Đại Thiên Phong. Đó chẳng phải là phần thưởng vô lượng hay sao? Ba ngàn tỷ tế-vi để tạo thành một phần tinh cốt trụ của con người, thì nay HUỲNH-ĐẠO là TINH, là kết tinh ba ngàn tỷ tế-vi, là kết tinh của chơn truyền Tam-Giáo thông thiên quán địa, hữu phước, hữu duyên, đại căn đại kiếp mới được vào nghe mật-pháp siêu-vi, thọ được chơn lý triều nguyên để rồi trở về với cõi Thượng Thiên tinh diệu. Đó chẳng phải là kết tinh của Bá-Giáo đó ư? Chơn-lý của Phật, của Thánh, của Tiên, của Thần, của người, của sự vật, của tam nguơn tổng hợp tạo thànhHUỲNH-ĐẠO siêu-vi.
Về phần vô hình tuyệt diệu, trên có THƯỢNG-TỔ quản quyền Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới kề cận bên THƯỢNG ĐẾ huyền năng hành xử Tam-Thập-Lục Thiên, Thất Thập Nhị Địa, mà nay lại trở về với huyền cơ diệu bút của HUỲNH-ĐẠO để truyền ban cho Bí-Pháp Tam-Thiên, Di-Đà Mật-Chỉ, chẳng phải là phần đại căn duyên phần thưởng vô cùng đó ư? Xét về phần hữu vi của trong bá giáo, Huỳnh-Đạo chỉ tuyển chọn một số người toàn vẹn đức tin, qui hồ đa hay sao, phải nghĩ quí hồ tinh bất quí hồ đa, chỉ cần cái tinh anh hơn là số lượng, nay cần một giọt tinh hơn là cần một ngàn tế bào trong cơ thể trong lúc đó có ba ngàn tỷ tế-vi. Đó là phần hữu chất.
Chưởng-Giáo phán dạy lại Tinh là trung-chánh-tín, đã chánh tín còn phải Trung-Chánh-Tín mới thật là chơn tính, chánh tín vậy. Chánh tà cũng như âm dương, cũng như nước lửa, nhưng nếu đã bước vào con đường chánh thì phải thiệt hành mới gọi là chơn chánh, bước vào con đường chánh mà không trọn vẹn thì làm sao có được chữ chơn, đứng về phe chánh mà lòng không chánh thì dầu mượn chữ chánh, thế-gian cũng vẫn cho là bất chánh.
Nên nhớ, ghi tâm quán triệt những tâm pháp siêu thượng nầy hiện tiền để hối tiếc mãi sau, đó là Trung-Chánh-Tín, nghĩa là không phải tin tin, nếu tin tin có nghĩa là tôi mới tin tin, tôi mới vừa tin vừa ngờ, nếu đã vừa tin vừa ngờ cũng như người làm công việc lười biếng thì làm sao cho trọn vẹn, nếu bước vào con đường Đạo mà không trọn tin huyền-năng của THƯỢNG-TỔ, không trọn tin siêu lý của Thiêng-Liêng thì làm sao đắc thành vị quả? Luyện pháp mà vẫn tin tin, hai chữ tin có nghĩa là bán tín bán nghi. Nếu có gọi tôi hoàn toàn tin thì mới chánh tín mà không phải trung-chánh-tín. Trung-Chánh-tín có nghĩa là hành động y khuôn của Thiêng-Liêng truyền dạy, chẳng cần cân nhắc, bác bỏ điều chi, cũng như giao phó hoàn toàn thì không cần phải lấy trí phàm mà suy đi, xét lại. Nếu còn suy đi xét lại thì chỉ là chánh tín chớ chưa phải là Trung-Chánh-Tín. Nếu gọi là Tinh, kết tinh của máu huyết trong châu thân thì cũng phải là thiệt tinh chớ không phải là dòng máu đỏ đen, kết hợp nữa đen, nữa đỏ, chỉ là dòng máu luân lưu chớ không phải là giọt tinh ba sanh hóa. Nay đã kết tinh thành giọt Tinh ba sanh hóa thì còn điều chi nữa mà phải tin tin, hay nữa ngờ nữa tin cho cơ Đạo. Trung-Chánh-Tín là tinh, Trung-Chánh-niệm là khí, tin rằng đời Thượng Nguơn Thánh Đức sẽ đến, Long-Hoa diễn biến, trong Bá-Giáo đều tiên tri, nay HUỲNH-ĐẠO cũng biết, thế mà không biết ngày giờ nào, không biết năm nào. Vậy CHƯỞNG GIÁO cho biết liền trước hiện đàn. Vậy Thiên Phong nào muốn biết, trình tấu trước Thiên-Bàn. Nhưng trước khi muốn biết phải xét lại tâm trần biết để làm chi? Ích lợi gì? Hay chỉ nặng lòng sầu muộn. Điều nào người Cha có thể dạy cho con cháu trong nhà thì cứ thẳng ngay mà dạy; có những điều không thể dạy, không thể dùng đến danh từ thì bắt buộc người Cha phải dạy đứa con kia tìm tòi, phải nghe cho kỳ được thì người Cha kia phải làm sao hơn? Vẫn mĩm cười hay trách rầy trong yêu thương mà thôi vậy!
Trung-Chánh-Niệm có nghĩa là khi đã biết rằng đời kia sắp tận, Long-Hoa sẽ có, Thánh-Đức cận kề, yên lòng tu học, lập quả công, khi Thiêng-Liêng chỉ định phần công quả thì không tiếc rẻ điều trần tục, nghĩ rằng chẳng còn bao tuổi sẽ hủy, kiếp sẽ tàn, con cháu sẽ đa mang hai điều: tội phước do cha mẹ truyền lại cho đời sau, thì ngày hôm nay dầu công quả lẽ nào Đất Trời kia không thấu. Trung-Chánh-Niệm có nghĩa là biết rằng lý Thiên-cơ là như thế, dầu thay đổi cách nào cũng vẫn một niềm tin đi tới, thân nầy có tàn, xác nầy có hoại mà chưa thấy được Long-Hoa thì hồn linh kia vẫn được thừa ân trong kiếp nầy đã đào tạo. Như thế có phải là lợi ích hơn không? Nếu hiện thời, Chưởng-Giáo bằng như tiết lộ trong ba ngày nữa Long-Hoa sẽ đến thì liệu Thiên-Phong có yên dạ cùng không? Hay nói ngàn năm sau mới tới, thì lòng mong mỏi kia chắc hẳn còn luyện pháp được vẹn toàn không? Vì thế nên chẳng nói xa mà không tiên tri cấp bách. Điều cấp bách là công quả tạo phước duyên, một là cứu Cửu-Huyền Thất-Tổ, hai là yên ổn toàn gia có Thánh Thần phù trợ. Mỗi một giọt, một giọt mồ hôi hằng tâm hay hằng sản mà giúp vào cho Đạo, cho lý công, tất nhiên sổ Trời kia đã vạch, người thế tục nào tường, nếu có sự thối thoát vô lường thì tội và công kia Đất Trời đà soi xét vậy. Đó mới là Trung-Chánh-Niệm nếu còn dùng phàm trí để suy lý nọ kia, hay phân tách khóa chìa thì e rằng không phải là Trung-Chánh-Niệm vậy, mà chỉ là Chánh-Niệm.
Người muốn niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, nhưng trong cách niệm của Bửu Liên không phải cái thường niệm của thế nhân, mà niệm theo pháp nguyên, theo tất cả tấm lòng của người hiểu biết A-DI-ĐÀ PHẬT từ tiền thân hậu kiếp là chi, niệm đó để làm gì? Như thế cũng chưa tạm gọi làTrung-Chánh-Niệm thay, huống chi từ đứa trẻ mới bập bẹ đều biết niệm DI-ĐÀ. Vậy dù người lớn hay nhỏ nếu niệm Nam Mô A-DI-ĐÀ PHẬT đều là chánh niệm chớ nào đâu phải tà niệm bao giờ, nhưng xét lý Thiên-cơ, kẻ niệm bằng lời mà không phải bằng tâm, không phải bằng pháp, không phải bằng lòng thì làm sao gọi là Trung-Chánh-Niệm được.
Trung-Chánh-Niệm tượng trưng là KHÍ, khí kia lại điều hòa Tinh, nuôi dưỡng lại Tinh cũng như lòng Trung-Chánh-Tín là lòng tin tưởng tuyệt đối kèm với sự hoài niệm nơi lòng hoàn toàn trong sạch, an nhiên thì tinh khí kia mới điều hòa châu thân không ngưng trệ, như thế khí mới tượng trưng là Trung-Chánh-Niệm vậy. Cũng như mỗi một tiếng niệm đều đem hơi thở vào lòng, vào tâm từ trên Thượng-điền đến Hạ-điền. Như thế, Trung-Chánh-Niệm tượng trưng là KHÍ.
Bây giờ chuyển qua Trung-Chánh-Hành tượng trưng là Thần. Thần để điều hòa Tinh, Khí, Thần là sự hiểu biết, nếu thấy rằng hơi thở yếu ớt thì biết trong bộ phận nào của thân mình kia suy nhược, nhờ Thần mới điều hòa được Tinh, Khí, nhờ Thần thì Tinh, Khí kia mới được luân lưu toàn vẹn Thần kia là tượng trưng cho sự sống, thật sống của con người. Nay vì trong phạm vi truyền chỉ Tam-Trung nên Chưởng-Giáo không thể chuyển qua đề khác nên chỉ giảng trong phạm vi Trung-Chánh Hành mà thôi. Trung-Chánh-Hành có nghĩa là thi hành theo tuyệt đối, khi đã thọ pháp hay lịnh Thiêng-Liêng truyền xuống, với lòng trọng Trung-Chánh-Tín, Trung-Chánh-Niệm thì Trung-Chánh-Hành kia mới có kết quả được vậy. Nếu không có lòng Trung-Chánh-Niệm, Trung-Chánh-Tín thì Trung-Chánh-Hành cũng như có hồn không có xác, cũng như hiện thời con của ngài Thiên-Phong đứng kề đây thì Thiên-Phong nào có thấy. Như thế thì Trung-Chánh-Hành là Thần mà Thần thì không thể thấy, mà tàng ẩn trong Khí và Tinh. Trong khí và tinh đó, phải nhớ, nếu không có Thần thì khí và tinh kia cũng như loài sò ốc vậy. Nay Trung-Chánh-Tín phải có nơi lòng, Trung-Chánh-Niệm phải ghi khắc nơi tâm thì Trung-Chánh-Hành kia mới vẹn vẻ gọi là Tam-Trung hợp nhứt. Các Bửu-Liên nên nhớ Tam-Trung hợp nhứt là dành cho cơ giáo pháp, công quả vận chuyển Long-Hoa; còn Tam-Trung theo siêu-lý của Bí-Pháp Tam-Thiên là Tinh, Khí, Thần hợp nhứt. Nếu Tinh, Khí, Thần hợp nhứt mà thiếu Tam-Trung có nghĩa là thiếu lòng Trung-Chánh-Tín, Trung-Chánh-Niệm, Trung-Chánh-Hành, dầu có luyện pháp cũng như ốc kia mượn hồn mà thôi vậy.
Nay vì thể tình chung, trao quyền giáo-pháp siêu-vi, giảng cho phần tâm nghiêm tối đẳng. Vậy phải tùy nghi truyền ban trong hàng Tăng-Ni Trưởng hầu học hành cho rành minh nghĩa lý. Nay cơ Long-Hoa đã gần đến, điều xáo trộn cũng kề bên, cảnh tiêu điều tang thương của nhân loại sắp phơi bày, đó là móng nền của ngày Long-Hoa nước lửa, thảm họa điêu tàn. Thương ôi! Núi xương, sông máu tràn lan vì lòng tham vọng của con người, nhưng cũng do số phận, căn nào quả nấy. Chưởng Giáo khuyên, chỉ khuyên mà thôi chớ không phải là Thiên-lịnh. Nên nhớ, một vài Bửu Liên còn kém phần công quả cũng như một vài Thiên-Tinh dầu có hằng tâm nhưng thiếu hằng sản, nhưng tâm kia cũng quý, hằng sản kia cũng bằng, nay đến sau mà dùng hằng sản để chứng tỏ hằng tâm, đó là cơ duyên trọng đại.
THI
Đời đến đảo điên đã cận kề,
Núi xương sông máu thấy mà ghê!
Người tu nếu chẳng lo toan trước,
Kẻ thế tan hoang cũng một bề.
Nay được hồng ân Thầy nhỏ phước,
Nơi đây Thiên điễn trụ tam huê,
Để coi duyên kiếp cao hay thấp,
Chưởng-Giáo lần sau sẽ trở về.
CHƯỞNG GIÁO NHƯ LAI
CHƠN TÂM
Ngày 1.11. Nhâm Tý
(6 . 12 . 1972)
MẸ mừng chung các con,
Nầy các con! Cơ Trời vận chuyển, lòng Mẹ xót thương, máy tuần hoàn từ khởi thủy đến nay, MẸ vẫn vì con hóa sanh nơi trần tục, đem thuyết Đạo mầu lóng đục tìm thanh, dạy các con điều lành hầu có rèn tâm luyện tánh, trở về với ngôi vị ngàn xưa, bỏ cuộc đời nắng mưa đau khổ.
Nầy các con! Còn xác thân con là còn phải luân hồi trong trầm oan nghiệp chướng, con đã hiểu rõ ngọn nguồn thì nay MẸ giảng về chữ TÂM. Chữ TÂM có ba điểm: một điểm hoành câu, hai điểm thượng, có nghĩa là:
- Một là thân tâm của các con tạo ra thân xác của các con.
- Hai điểm thượng trong lòng là âm dương hay là tình và ý.
Các con phải lắng lòng nghe MẸ dạy về cơ lý siêu-vi. Đây là tam điểm. Điểm thứ nhứt là thân tâm của các con, tâm và thân là một. Tâm ở trong thân của các con, có thân nên có tâm, thân kia do tâm mà có nhưng tâm kia còn phải ở trong châu thân. Vì thế thân tâm là một. Nhưng trong thân tâm kia còn có hai điều huyền diệu: tình và ý, hay là tình và tánh vậy. Trong tam điểm đó, phần Tiên-Thiên gọi là Tam-Bửu, nay MẸ gọi là thân-tâm, tình và tánh.
Đã đành rằng kiếp luân hồi tạm mượn trong tứ đại, ngũ hành của các con để tạo thành thân xác là nhứt điểm hạ của hoành câu chữ tâm. Khi trưởng thành các con còn phải vương mang tình thế tục, tình gia đình,…. Đó là Tình. Trên hoành câu có một điểm nữa gọi là tánh hay ý. Tánh, Ý là do Thiên phú, tùy nơi các con gieo duyên từ kiếp trước mà hưởng quả phúc ngày nay. Nếu các con đi sai con đường thì tình và ý trở về với thân tâm của các con mà thiêu hủy theo thời gian ba vạn sáu.
Nầy con, khi luyện Đạo thì con gom Tam-bửu hiệp ngũ-hành, ngày nay còn thân của các con,MẸ khuyên các con làm sao cho thân đừng bận bịu, cho tình con đừng vướng víu trần mê, cho tánh đừng lung lạc mà quên mất đường về. Như thế con mới luyện thành Tam-bửu. Người tu hành thường chia rẽ thất tình, lục dục, tâm ý hai nơi, nay là MẸ giảng dạy cho các con: mặc dầu âm dương chia tách nhưng còn có ngôi lưỡng nghi, ngôi Thái-Cực. Vì từ xưa tới nay, thế gian phân tách âm dương, cho nên chánh tà hai nẻo. Nay là Huỳnh-Đạo trung dung, đời Thượng Nguơn Thánh Đức, MẸ hiệp nhứt âm dương truyền thành nguyên bản, gọi là trở về nguyên. Âm Dương hiệp nhứt do chưởng quyền của Thái cực, nếu còn phân tách âm-dương, nghĩa là còn ngày thì phải còn đêm, còn tà tức nhiên phải còn chánh, chánh còn tà không thể mất, chánh mất thì tà kia cũng chẳng còn, cho nên còn tà tức nhiên còn chánh, còn chánh tức nhiên phải có tà. Chánh tà hôm nay MẸ hợp nhứt, không phải người vô Đạo chẳng tin tưởng nơi huyền năng của THẦY MẸ, lo sự sống trần gian đoản lạc mà MẸ cũng đem về với nẻo chánh, nhưng thời kỳ hợp nhứt, công thì sẽ được thưởng vô cùng, tội kia phạt là tiêu diệt. Các con nên nhớ! Như thế chỉ còn chánh mà chẳng còn tà, chẳng còn ma, chẳng còn quỉ quái.
Nầy các con! MẸ thường khuyên: nếu tâm con không được định, lòng con không được chánh thì ngày đến Long-Hoa các con cũng không quyền bước vào dự thí. Hễ không được vào dự thí thì tất phải bị hủy diệt trước đài hành pháp của Tam-Giáo luận phân. Là thời kỳ tiêu diệt vũ trụ nầy các con hãy ngước mặt nhìn Trời cao bao la vạn thế, trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, dầu cho hủy diệt một quả địa cầu, cũng chẳng hao hớt chi trong muôn ngàn vạn ức. Vậy thì điều tận diệt ngày hôm nay không còn oan, không còn khuất, vì trong Tam kỳ phổ độ lần nầy tuyển lọc cuối cùng mà thôi! Đời vì đua chen danh lợi vật dục cuồng say, đấu tranh mãi mãi, nếu để như thế nầy hoài e rằng sai với Thiên-lý. Tận diệt nghĩa là thay đổi quả địa cầu sáu tám không còn ngày đêm, vì nếu còn ngày đêm tất nhiên còn tà chánh, cho nên trở về sáu bẩy các con sẽ được hưởng ngày cũng như đêm, đêm cũng như ngày, người không tranh lấn, đời nọ thái bình sống muôn ngàn tuổi, không nhục không vinh. Đó là bực Tiên Thiên diệu giới vậy.
Nầy các con, có công tất nhiên phải có quả, công quả kia các con để hưởng ngàn đời nơi chốn vô-vi. Ngày hôm nay MẸ dạy điều gì là mượn tiếng phàm nhân bút điễn, nhưng tùy ở lòng các con, nếu các con hành theo thì được hưởng thừa ân của Thiêng-Liêng ban xuống, không hành theo thì sau nầy các con thiếu công quả không thể kêu nài trước Long-Hoa Đại Hội. Thần, Tiên, Thánh, Phật có thương, có ra qui điều pháp luật nhưng chỉ khuyên chớ không thể nào phạt các con được. MẸ chỉ khuyên, chỉ dạy nhưng tùy ở lòng các con, đợi tới ngày xuôi tay nhắm mắt, thế sự ra tro, giờ đó biết con đò thì tiếng gọi kia đà xa vắng vậy.
BÀI
Đêm thanh vắng MẸ về ngự bút,
Mượn lời thơ tỏ chút thâm tình,
Đạo Vàng chí diệu huyền linh,
Lời thơ MẸ cạn giữ gìn nghe con!
Đường tu học vẫn còn diệu vợi,
Dầu không mong cũng tới cấp kỳ,
Lời nầy điểm hóa huyền vi,
Mong rằng con trẻ nghĩ suy tận tường.
Kể từ khi Đạo trường khép cửa,
Để cho con mỗi bữa tu hành,
Chọn xong phẩm quý đề danh,
Ngày sau sẽ biết cội lành về đâu?
Nhiều năm qua con cầu con nguyện,
Ngày Long-Hoa sớm hiện nơi trần,
Nay đây MẸ thấy cũng gần,
Xương rơi máu đổ mây vần muôn phương.
Kìa Tam-Giáo lo lường ân xá,
Xin MẸ THẦY cao cả ban phê,
Thương con chưa rõ lối về,
Vì con MẸ mới tay đề xá ân.
Con chẳng biết lựa lần ngày tháng,
Tưởng Thiên-cơ mấy đoạn mịt mờ,
Con xem lại mấy lời thơ,
Thâm tình MẸ nhỏ bấy giờ mấy niên?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
DIÊU TRÌ KIM MẪU VÔ CỰC TỪ TÔN.
TAM BỬU TRƯỜNG TỒN
NGŨ HÀNH TÁN TẬN
8 .4 Năm Quí Sửu
( 10 . 5 . 1973)
THI
NGƯƠN kỳ tận diệt hiện Nam-Phương,
THỦY đáo châu nhi chiến họa trường,
THIÊN địa đồng giao cơ chuyển lập,
TÔN thừa sứ lệnh hộ Minh-Vương.
THIÊN-TÔN mừng chung Thiên-Phong nam nữ hiện tiền.
Nầy chư nguyên-nhân! Đời đã biết trầm mê đọa lạc thống khổ đau thương tìm vào nẻo Đạo, lánh cảnh đoạn trường, phải biết rõ đường sau nẻo trước. Kìa chốn danh lợi phiền ba náo nhiệt đầy dẫy đau thương, nơi Đạo pháp diệu huyền thâm tu giải thoát. Nhưng tu do đâu đắc thành chánh quả, đắc ở phương nào để nhập diệu về với cõi vô sanh vô diệt. Chư nguyên-nhân nên nhớ: hễ có tâm lành thường trụ tất nhiên hội đủ tinh thần. Tinh thần có vẹn thì người mới được trí huệ khai thông, khi khai thông được trí huệ mới thấy rõ con đường mầu nhiệm cao siêu, trường tồn vĩnh viễn, không phải là thân xác trong vòng trăm tuổi, tấc hơi nầy tạm mượn mà thôi. Như thế đó mới hiểu rõ được chân lý diệu huyền, bỏ điều tà, xa điều ngụy, đến cõi chơn, lập chí để trở về với Bạch-Ngọc Niết-Bàn. Xưa người tu cần phải có tâm, tâm thì ai cũng có nhưng cần phải có lòng tin tưởng, tin tưởng không phải do nơi tâm tạo, mà phải do nơi tiền thân hậu kiếp, tiền thân có vay kiếp nầy phải trả, tiền thân kia có nhiều nhân tức nhiên giờ nầy gặt quả. Người có tu, lòng có hiền, luân-hồi từ kiếp nầy đến kiếp khác, giờ đây thọ Đạo được thời kỳ Đại-Xá, tất nhiên niềm tin tưởng của tiền thân hòa chung hậu kiếp mới đạt thành chánh quả ngày nay.
Chư nguyên-nhân ráng gìn lòng thanh tịnh, lấy trí tuệ xét suy nhìn thấy trần gian bằng quán thông sự vật, có nghĩa là nhìn không phải bằng mắt, nghe không phải bằng tai, như thế đó sợ e còn nhiều điều lầm lạc thay, huống chi đời vật chất văn minh, văn minh nầy dầu có đến buổi tận cùng cũng chỉ là vật chất không hồn, đến ngày kia hủy diệt. Văn minh có cao, đời có nhiều sung sướng được hưởng đầy đủ với sắc thể tứ-đại nầy cũng chỉ là vật chất mà thôi, còn phần linh hồn kia mới báu trọng. Đạo là chú trọng ở tâm như, tâm như có rèn đúc, có tạo thành mới về được cảnh vô hình, vô sắc, vô thinh; cảnh đó không phải là con người bằng tứ-đại mà phải rèn đúc cho tâm linh từ kiếp nầy, kiếp nọ. Cõi đó là “Linh Hư tịnh diệu vậy”. Cố gắng thọ pháp cao siêu, xuất thần hiển hóa về đến Linh Tiêu có Thiên Tôn tiếp dẫn vậy.
THI
ĐẠO thị do tâm hiện vật đồng,
TỔ truyền chơn pháp ngự Long-Hoa,
THÁI hư nhứt triệu Tam nguyên thọ,
THƯỢNG tứ Huyền-Khung đại sắc phong.
ĐẠO TỔ mừng chung Thiên-Phong, miễn lễ! Miễn lễ!
Nầy Chư Thiên-Phong! Từ ngàn xưa Tam-Giáo lưu truyền, vận hành nhân thế là mong cứu rỗi chúng-sanh thoát qua khỏi bờ mê tạm giả về với hư linh tịnh diệu miên trường. Ngày nay, chư nguyên-nhân thọ pháp nguyên đạt Đạo mầu, giữ tâm hồn thanh khiết, nương theo thời kỳ Đại Xá cương quyết tu hành ĐẠO TỔ đoan chắc sẽ về cõi Tam-Thanh không còn trần mê ác trược vậy.
Người tu phải biết lý Tam-Bửu trường tồn, lẽ Ngũ-hành tán tận! Tam-bửu trường tồn, ngũ-hành tán tận là thế nào? Tam-bửu có nghĩa là Tinh, Khí, Thần. Dụng chơn Tam-bửu hòa nguyên tạo thành Tam-Huê tụ đỉnh, hợp nhứt với Tiên-Thiên khí Tam-Tài, về với cõi vô thinh, vô sắc, vô diệt, vô sanh; còn ngũ-hành thế-tục tạm mượn trong một giai kỳ rồi trả lại cho vật-chất hữu-vi, nếu ngày sau có luân-hồi cũng mang mễnh lấy ngũ-hành vay vay trả trả vậy.
Đạo siêu-việt ở nơi nào? Vì không thấy được cho nên đời thường lầm lẫn tu hành, tôn-giáo và Đạo-pháp siêu-vi. Tu hành Tôn-Giáo có nghĩa là theo một chơn truyền, một khuôn mẫu, noi theo đó rèn lòng sửa tánh một phương pháp kia hầu giải thoát kiếp trần ai, đó là một Tôn-giáo, còn Đạo có nghĩa là hợp nhứt Tiên-Thiên cùng Hậu-Thiên, hợp nhứt muôn ngàn kiếp xưa hòa đồng hiện tại, trở về với con đường duy nhứt chẳng phải của âm dương mà lẽ nhứt nguyên thường trụ của THƯỢNG ĐẾ Đại Linh-Quang truyền xuống cho nhân-gian nhiều linh-tử vậy.
ĐẠO-TỔ thường khuyên: đường tu phải miệt mài cố gắng, chẳng phải nay mai đắc thành vị quả hay là còn gặp cơn khảo đảo khó khăn rồi sa ngã, ĐẠO TỔ e rằng chưa thấy được Đạo mầu mà đã thác trong mê lầm trần tục. Người tu không phải trọng ở phần trường chay mật pháp, tịnh luyện tứ thời mà phải có trí tuệ quán thông hợp đồng Tam-bửu, hữu vô hiệp nhứt, đó mới chính là Đạo pháp trung dung siêu thượng vô cùng vô tận vậy. Nay thời kỳ Đại-Xá nghĩa là quả địa cầu sáu tám sắp rã tan, tất cả linh-tử chân nguyện trở về sáu bẩy, nơi đó chẳng còn tứ-đại ngũ-hành, chỉ còn khí Hư-Linh Tiên Thiên huyền diệu, nơi đó là nơi mà các nguyên nhân hiện tiền đang cảm nhận, cảm nhận có nghĩa là vô-vi, vô-vi đang thống ngự thể xác, là vô-vi có phần trần trược lẫn lộn với âm dương, còn vô-vi mà căn nguyên nhân đang luyện Đạo là tạo lấy Huyền nhiên chi-khí thâm thâm, huyền huyền, diệu diệu, đó mới chính thiệt là vô-vi cao khiết, vô-vi đó mới còn mãi trong vũ trụ luân lưu. Chớ như vô-vi hiện tiền là Tham, Sân, Si, cũng vô-vi nhưng do thể xác tạo thành, do chính âm dương hòa hợp thì khi rã tan theo xác thể trăm năm. Tự tạo lấy chân nguyên của Tam-bửu thường trụ, khổ công ngày kia đắc Đạo ngự Long-Hoa mới tỏ ràng công viên quả mãn vậy./.
Thăng
TAM BỬU ĐỒNG NGUYÊN
8.4.Quý Sửu
(10.5.1973)
THI
HỒNG diệu kỳ quang hiện chính Tòa,
QUÂN truyền chơn pháp tuyển Long-Hoa,
THƯỢNG thừa bí yếu hàng môn đệ,
TỔ ứng truyền quang nhứt hiệp hòa.
Thầy các con, miễn lễ các con đồng tọa thính.
Nay Thầy giáng ngự thừa lễ Thích-Ca, Thầy về đây ban cho các con phần cuối cùng của Huyền-Công Mật-quyết, để các con noi theo đó tu hành cho rõ ràng chơn quyết, đắc Đạo buổi Long-Hoa.Nầy con! Phần cuối cùng của Huyền-Công Mật-Quyết là phần xuất du thông thần khai khiếu, phần nầy dành cho tất cả bực Trung-Tôn cùng hàng Bửu-Liên đã qua thời kỳ tịnh luyện, nắn nhồi nhiều năm lao khổ. Trước khi muốn thọ phần cuối cùng để xuất du thông thần phá khiếu, Thầy nhắc lại cho các con về phần giáo thuyết “Tam-bửu đồng nguyên”.
Nầy con! Con người sinh ra ở trên đời sở dĩ sinh trưởng tăng lần là do Tam-bửu hợp thành, Tinh, Khí, Thần là đó vậy. Tinh có đầy Thần mới đủ Khí mới hòa. Tinh, Khí, Thần hòa hợp có nghĩa là con thống qui Tam-bửu vẹn toàn rồi vậy. Thầy thường khuyên các con: nếu ngày hôm nay thọ pháp Tam-Thiên hay Di-Đà Bí Chỉ phải thường hành cho vẹn vẻ, vì giống kia dầu tốt không vun quén cũng hoài công, pháp kia dầu cao quí, người nhồi nắn lại biếng lười, thì làm sao đoạt thành vị quả? Đã là người hiểu rành chơn lý của Tam-Giáo, thông suốt lẽ đương nhiên, hành đủ quả công của đời người ngắn ngủi, thì nay thọ lấy chơn truyền luyện lấy Tam-bửu hợp ý, tâm thành để về với cõi vô sanh vô diệt, thì các con nên nhớ không có đường nào về Niết-Bàn hay Hư-Cung mà không có sự khảo thi cay đắng, không có cảnh giới nào đẹp đẽ mà nơi đó chẳng có sự thử thi.
Nay các con là kiếp người trần trược, luân-hồi nơi cõi đắng cay, nương theo thời kỳ đại xáTHẦY ra tay cứu vớt, giải nghĩa lý nhân-gian, phăng lần nguồn cội con là linh-tử của Thượng-Đế nhân-gian, mỗi mỗi đều có Phật tâm, Tiên tánh, đó là thuyết của Như-Lai. Nay Thầy truyền cho các con: mỗi con đều có Tam-bửu nương theo Tam-Tài là Nhựt, Nguyệt, Tinh mà thành trong thân người vậy. Con là Tiểu vũ trụ, có nghĩa là trong vũ trụ có Tam-Tài, chính con đã có Tam-bửu, Trời có chi con có nấy! Trời có chi con có nấy thì điều nào hễ Trời có làm ra, con người ngày nào đó cũng làm ra như thế duy có điều sanh tử hạn kỳ, Thiên Luật Thầy nắm trong tay mà thôi vậy. Vậy các con nên nhớ, Thầy truyền cho các con là phần mật pháp, chẳng phải là một nhóm người nầy vì lòng tư vị của Thầy, mà vì chơn căn duyên kiếp của tiền thân các con hữu duyên, hữu đức cho nên các con mới ngộ Đạo- Vàng để Thầy truyền ban cho Chánh-pháp.
Các con nhớ mỗi lần Thầy tá điễn quang từ Thượng Thiên nơi một tinh cầu, các con có thể dùng phần cảm trí hư linh vẽ vời trong tâm tưởng các con không thể hình dung bằng lý đời, bằng mắt tục của các con thường thấy trong kiếp luân hồi thì lầm lạc vô cùng … lầm lạc vô cùng! Cảm trí của các con dầu cao siêu đến đâu cũng là cảm trí của thường tình nhân trí, cũng là con người trong ác trược trầm kha, các con không thể dùng tuệ quang, tuệ giác cảm trí thấu đến siêu thiên? Thầy không thể dùng danh từ nào diệu huyền hơn để ban cho các con hầu hiểu thấu thêm, THẦY chỉ đem điều chỉ dụ giải nghĩa mà thôi.
Khi các con đã đến phần thượng đẳng, mỗi lần cam lồ nhỏ xuống là các con phải đưa tận đơn điền. THẦY thấy một phần các con sai lạc là khi cam lồ tân dịch nhỏ xuống đều chỉ đưa xuống mà thôi, không dùng thần tụ ý để đưa đúng đơn điền thì làm sao kết tinh được Tam-bửu? Phần đó các con nên nhớ “tọa ẩm trường sinh” có nghĩa là ngồi để hưởng cam lộ trường sinh. Cam-lộ trường sinh không phải đem về Trung-ương Huỳnh của dạ dày mà thôi, phải đưa xuống tận nơi huyền linh là hạ-điền, nơi đó mới kết tinh thành Tam-bửu. Nếu các con coi thường tân-dịch, chẳng nghĩ đến cam lộ là một điều sai chạy vậy. Thủy kia là Thượng Thiên Thủy, cam lồ sái tảo chơn truyền xuống cho chánh hạ hỏa, một điểm hồng lô, đó là luyện Tam-bửu cho thần ý hội hòa, đến chừng các con nghe tiếng nhạc huyền huyền, diệu diệu đó là vô huyền khúc của Thiêng-Liêng, giờ đó không thể giải nghĩa bằng trí phàm, không thể phân bằng tâm tục. THẦY thường khuyên các con nghe pháp để luyện Đạo, các con đã hữu duyên nhưng hành pháp, luyện Đạo các con càng thấy mình được ân huệ nhiều hơn, tại sao các con không cố gắng? Có những thời chỉ ngồi không luyện, chỉ tịnh vô-vi mà chẳng vận tâm, chuyển ý thì làm sao đắc thành được Xá-Lợi Mâu-Ni, uổng thay! Uổng thay!...
HỒNG QUÂN THƯỢNG TỔ