Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

- NGHI THỨC TANG LỄ

TANG LỄ



Cầu giải bịnh là tụng kinh cầu nguyện Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng tha thứ oan khiên nghiệp chướng của người bịnh để được mau bình phục sức khỏe.
Theo tài liệu Hạnh Đường huấn luyện Chức Việc Bàn Trị Sự nam nữ  khóa Canh Tuất (1970), Nghi lễ lập đàn cầu bịnh cho bổn đạo như sau :

Phương pháp thực hành : Hành lễ trong 3 đêm :
1. Khởi đêm thứ nhứt : Vào thời Dậu, thiết lễ cúng Đức Chí Tôn, có thượng sớ và dâng Tam bửu : Bông, Rượu, Trà, do Chánh Trị Sự  dâng sớ.
Khi bắt đầu hành lễ, nên lên nhang đèn bàn thờ Ông Bà cho trong gia quyến của bịnh nhơn cầu nguyện rồi sẽ nhập đàn.
Buộc gia quyến phải cúng Thầy để cầu nguyện. Cúng xong, bãi đàn thì tiếp tụng Kinh Di-Lạc và ba biến Cứu Khổ. (Trường hợp tụng Kinh Di-Lạc, một hay ba hiệp cũng được).
2. Đêm thứ hai : Cũng thời Dậu, thiết lễ cúng Thầy, không thượng sớ, chỉ đọc bài dâng Trà nhưng cũng phải có đủ Tam bửu trên bàn thờ và việc hành lễ y như đêm thứ  nhứt.
3. Đêm thứ ba : Hành lễ như đêm thứ hai là xong nhiệm vụ của Bàn Trị Sự (BTS), nhưng nếu gia quyến yêu cầu tụng Kinh Sám Hối đêm chót thì Bàn Trị Sự buộc người trong gia quyến cũng như bịnh nhơn phải giữ việc ăn chay trọn ngày và đêm để tụng Kinh Sám Hối. Bàn Trị Sự  khỏi quì tụng Kinh Sám Hối (để trọn gia quyến quì).
BTS chưa thọ Pháp Giải Bịnh thì làm như sau đây :
Khi cúng Thầy xong (chưa bãi đàn), trong gia quyến đỡ người bịnh đến trước Thiên bàn, cho bịnh nhơn lạy cầu nguyện Đức Chí Tôn, vị chứng đàn vào quì cầunguyện Chí Tôn, thỉnh ly rượu giữa để rửa mặt cho bịnh nhơn, kế thỉnh hai tách nước (nước trắng và nước trà), cầu nguyện Chí Tôn xong, ký tế lại (nghĩa là kê hai miệng tách lại, đổ thống nhứt xuống một tách khác) rồi cho người bịnh niệm Câu Chú của Thầy mà uống.
Trừ dư, nếu có vị Chức sắc thọ Pháp Giải Bịnh thì tùng người mà hành lễ.

(LỄ SANH, CHỨC VIỆC, ĐẠO HỮU)
(& các phẩm tương đương)

1. Cầu hồn khi hấp hối.

Cầu hồn khi hấp hối là tụng kinh cầu nguyện Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng cho linh hồn của vị tín đồ đang hấp hối được nhẹ nhàng xuất ra khỏi thể xác và được cứu giúp siêu thăng về cõi TLHS.
Theo tài liệu Hạnh Đường huấn luyện Chức Việc Bàn Trị Sự  nam nữ  khóa Canh Tuất (1970) :
Phương pháp hành lễ Cầu Hồn Khi Hấp Hối
cho vị tín đồ đang hấp hối như sau :
“ Bàn Trị Sự lo nghi tiết cúng Thầy trước dù chưa đến giờ cúng thời.
A. Nếu ngoài thời cúng thì dâng đủ Tam bửu.
B. Nếu đúng thời cúng, tùy thời nào dâng bửu nấy, mặc dầu dâng một bửu nhưng phải có đủ Tam bửu trên Thiên bàn.
C.  Sau khi cúng Thầy xong, vị Chánh Trị Sự chứng đàn và hai vị Chức việc (Phó Trị Sự, Thông Sự) vào lạy Thầy cầu nguyện Đức Chí Tôn rằng :
 Chúng con là Bàn Trị Sự đương quyền hành chánh sở tại, được lời thỉnh cầu của vị . . . . . .  . . . . . đến đây Cầu hồn cho vị Đạo hữu . . . . . . . . . . . . . . đang hấp hối, mong nhờ Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, các Đấng thiêng liêng ban ân cho người được nhẹ nhàng linh hồn.
Nguyện xong lạy Thầy rồi đứng dậy.
Vị Chứng đàn lấy 2 cây đèn sáp gắn dính trên dĩa, đốt cháy, xá Đức Chí Tôn và đưa cho 2 vị Chức việc hầu lễ cầm, vị Chứng đàn ngó ngay Thiên Nhãn tịnh thần, bắt Ấn Tý vào ngực, cùng 2 vị cầm đèn đến trước đầu bịnh nhơn, ngó ngay mỏ ác người hấp hối, kêu tên, nói rằng :
 “ Tôi vâng lịnh Đức Chí Tôn đến tụng kinh cho vong hồn Đạo hữu nhẹ nhàng siêu thăng. Vậy Đạo hữu phải tịnh tâm mà nghe và phải cầu nguyện với Đức Chí Tôn ban ân lành cho.
Nói xong, đồng nhi khởi tụng bài Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối  (Rấp nhập cảnh TLHS. . . . .)
Tụng 3 lần, khi dứt niệm Câu Chú của Thầy 3 lần.
Đoạn vị Chứng đàn cùng 2 Chức việc cầm đèn trở lại Thiên bàn, xá Đức Chí Tôn 3 xá rồi mới tắt đèn và vị Chứng đàn mới được xả Ấn Tý.
Điều lưu ý là nếu trong khi tụng Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối mà bịnh nhơn tắt hơi (chết) thì tiếp tụng luôn bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi Thiên tào . . . .)

Lời dặn : Hai cây đèn sáp hành lễ Cầu Hồn khi hấp hối phải để dùng liên tục trong cuộc hành lễ liên tiếp cho đến khi hết lễ mới thôi, không nên dùng vào việc khác.

Bàn Trị Sự (BTS) hành lễ y như cách hành lễ Cầu hồn khi hấp hối, nơi mục 1.
Sau đó, tang quyến hay BTS địa phương đến Đền Thánh (nếu người qui vị là Chức sắc) hay Thánh Thất để báo tử. Nơi đây sẽ đổ chuông báo tử :
- Nếu là Chức sắc thì tùy theo phẩm cấp mà đổ trống và chuông. Như phẩm Giáo Hữu và tương đương thì tại Đền Thánh, đổ 2 hồi trống và 2 hồi chuông; phẩm Lễ Sanh và tương đương thì đổ 1 hồi trống và 1 hồi chuông.
- Nếu là Chức việc Bàn Trị Sự và Đạo hữu và các phẩm tương đương thì tại Thánh Thất không đổ trống, chỉ dộng chuông :  Nam thì dộng 7 tiếng chuông, Nữ thì dộng 9 tiếng chuông.

Thượng sớ Tân cố là dâng sớ lên Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng báo cáo một tín đồ Cao Đài phẩm vị . . . . . . . mới vừa qui liễu, cầu xin Đức Chí Tôn, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và các Đấng thiêng liêng cứu độ vong hồn của vị ấy được siêu thăng tịnh độ.
Thượng sớ Tân cố có thể tại Đền Thánh, tại Thánh Thất hay tại Thiên bàn nơi tư gia người chết.
- Khi người chết từ phẩm Chánh Trị Sự xuống Đạo hữu hay tương đương thì người chứng đàn cầu nguyện là Chánh Trị Sự hương đạo sở tại.
- Khi người chết ở phẩm Lễ Sanh hay tương đương trở lên thì vị chứng đàn là Đầu Tộc, Đầu Phận Đạo hay Khâm Châu Đạo, Khâm Thành Thánh Địa. Còn các phần việc khác thì BTS sở tại hành lễ theo nghi thức qui định.
            Xin chép ra sau đây mẫu Sớ Tân cố :
THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO
(Thất thập . . . niên)
Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi thống  nhứt.
Thời duy,
Thiên vận . . . . . niên, . . . . ngoạt, . . . nhựt, . . . thời, hiện tại Việt Nam quốc, . . . . . Trấn, . . . . . Châu, . . . . . Tộc, . . . . . . Hương, cư trụ . . . (1) . . chi trung.
Kim hữu đệ tử  thọ Thiên ân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . công đồng chư Chức sắc, hiệp dữ Chức việc, Đạo hữu nam nữ đẳng, quì tại . . . (2) . . . tiền, thành tâm trình tấu.
                    HUỲNH KIM KHUYẾT NỘI :
Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn.
Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.
                     TAM TÔNG CHƠN GIÁO :
Tây Phương Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn.
Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn.
Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.
        TAM KỲ PHỔ ĐỘ TAM TRẤN OAI NGHIÊM :
Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai,
Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ.
Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.

Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn.
Thái Công Tướng Phụ Quảng Pháp Thiên Tôn,
           Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn.
           Thập phương chư Phật, vạn chưởng chư Tiên, liên đài chi hạ.
           Cung vi :
           Tân cố chi kỳ . . . . . . . (3) . . . . . .  .tánh, . . . (4) . . . niên canh, . . . (5) . . tuế, nguyên sanh tại . . . . . . . . . Châu, . . . . . Tộc, . . . . . . Hương, nhập môn . . . . niên, . . . . ngoạt, . . . . nhựt, tại . . . . . tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, lập công bồi đức . . . . . . (6). . . . . .
Kim triêu Thiên số chi kỳ, vãn ư . . . . . . . niên, . . . . . ngoạt, . . . . . . nhựt, . . . . . . thời nhi chung tại . . . . . . . . . .
Hiếu quyến . . . . . . (7) . . . . . . . . khẩn thỉnh Thiên phong, hiệp dữ Chức việc, Đạo hữu nam nữ đẳng quì tại . . (2). . tiền, thành tâm cầu nguyện Đức Đại Từ Phụ, các Đấng thiêng liêng, Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ vong hồn . . . . . . . . . . . . . . siêu thăng tịnh độ.
Chư đệ tử  đồng thành tâm khấu bái cẩn sớ thượng tấu,
                                                                        Dĩ văn.
                                    Đệ tử  : . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
______________________________________________
        Cách ghi trên sớ :
(1)  Tòa Thánh, Thánh Thất, gia đường, tùy trường hợp.
(2)  - Tại Tòa Thánh hay Thánh Thất thì ghi : điện tiền.
       - Tại Thiên bàn tư gia  thì ghi : Thiên bàn tiền. 
(3)  Họ và tên người chết (thế danh).
(4)  Năm sanh theo âm lịch, thí dụ : Canh Ngọ, Giáp Tuất . . . . .
(5)  Tuổi của người chết, ghi theo nho văn. Thí dụ : 71 tuổi thì ghi : 
        thất thập nhứt tuế.
(6)  - Nếu là Lễ Sanh thì ghi : thọ Thiên ân Lễ Sanh Ngọc X Thanh.
       - Nếu là Chánh Trị Sự thì ghi : thọ phẩm Chánh Trị Sự.
       - Nếu là Đạo hữu thì bỏ trống.
(7)  Tên người quì sớ. Chữ “Hiếu quyến” dùng cho người quì sớ là : con  trai, con gái. Nếu là vợ hoặc chồng, hoặc em thì dùng chữ “Thân quyến”.

Sau khi dâng Sớ Tân cố tại Đền Thánh, Thánh Thất, hay tại gia đường, thì thiết lễ Tẫn liệm.
Tất cả người trong tang quyến quì lạy Đức Chí Tôn và cầu nguyện, rồi đến chỗ người chết quì lạy xác 1 lần.
Vị chứng đàn cùng 2 vị hầu lễ đến trước Thiên bàn cầu nguyện Thầy. Đốt 2 cây đèn sáp giao cho 2 vị hầu lễ cầm, vị chứng đàn bắt ấn Tý đến đứng trước đầu người chết, ra lịnh cho đồng nhi khởi tụng Kinh Tẫn liệm (Dây oan nghiệt dứt rời trái chủ . . .) tụng 3 lần, khi dứt niệm Câu Chú của Thầy 3 lần. Vị chứng đàn và 2 hầu lễ trở lại
Thiên bàn xá Chí Tôn, rồi xả ấn Tý và tắt 2 cây đèn sáp.
Tang quyến lạy xác 1 lần nữa, rồi ban tẫn liệm khởi sự liệm xác chết và đặt vào quan tài.
Trước đó thì thân nhân người chết phải dùng nước thơm (nước nấu với lá cây mùi thơm) để lau rửa xác chết cho sạch sẽ, thay đổi quần áo, mặc đạo phục theo phẩm vị, trên mặt đấp một miếng vải trắng hình tam giác, bề đứng 33 phân, góc nhọn để trên.
Ban tẫn liệm thì lo trị quan, dùng cháo nếp trộn với bột gạch đâm nhuyễn trét các kẽ hở và các đường ván ghép, nhứt là bốn góc quan tài, để không bị xì hơi.
Nếu bọc xác chết bằng một lớp vải trắng thì gọi là : Tiểu liệm; nếu bọc xác chết thêm một lớp vải trắng nữa (tất cả bọc 2 lớp vải trắng) thì gọi là Đại liệm. Có thể bọc thêm bên ngoài một lớp nylon trong suốt.

Khi đặt quan tài ở đúng vị trí rồi thì lấy tấm phủ quan đấp lên quan tài, kế tiếp đặt giá đèn lên trên.
Tấm phủ quan là một tấm vải để phủ lên quan tài, có hình vuông, mỗi cạnh 12 tấc (1 thước 2 tấc), bốn bề viền ren, chính giữa thêu một Thiên Nhãn lớn có 12 tia hào quang. Hình Thiên Nhãn thêu theo đường chéo của hình vuông. Khi đấp tấm phủ quan thì để cho chơn mày của Thiên Nhãn về phía đầu quan tài (đầu người chết), hai góc hai bên phủ xuống hai bên hông quan tài.
Về màu sắc, Tấm phủ quan có 5 loại theo 5 màu : vàng, xanh, đỏ, trắng, đen.
Muốn đấp tấm phủ quan, người chứng lễ đem tấm phủ quan đặt nơi Thiên bàn, cầu nguyện Đức Chí Tôn ban ơn cho người chết, rồi mới đem đấp lên quan tài.
(Việc thu hồi tấm phủ quan : Sau khi đồng nhi đọc Kinh Hạ huyệt, 3 biến Vãng Sanh Thần chú và niệm xong Câu Chú của Thầy, vị chứng lễ bước tới ngang quan tài, xá Thiên Nhãn trên phủ quan 3 xá rồi thu hồi tấm phủ quan)

Dùng màu sắc của tấm phủ quan để phân biệt người chết là nam hay nữ, cơ quan, 3 phái Chức sắc CTĐ kể ra :
 1- Phủ quan màu trắng dành cho : 
- Chức sắc và Chức việc Nữ phái CTĐ,
- Chức sắc HTĐ và Chức sắc Ban Thế Đạo.
 2- Phủ quan màu vàng dành cho :
- Chức sắc CTĐ phái Thái,
- Chức sắc PT từ phẩm Hiền Nhơn trở lên.
3-  Phủ quan màu xanh dành cho :
- Chức sắc CTĐ phái Thượng,
- Chức sắc PT nam nữ mang dây Sắc lịnh màu xanh : Chí Thiện, Đạo Nhơn, Chơn Nhơn.
 4- Phủ quan màu đỏ dành cho :
- Chức sắc CTĐ phái Ngọc, BTS nam phái và các phẩm tương đương, Chức sắc Ban Kiến Trúc, Bộ Nhạc, Chức sắc PT nam nữ mang dây Sắc lịnh màu đỏ : Thính Thiện, Hành Thiện, Giáo Thiện, Bảo thể, Đầu phòng văn.
5- Phủ quan màu đen dành cho :
- Đạo hữu nam nữ,
- Đạo sở, Minh đức, Tân Dân (PT),
- Thơ ký, Trật tự viên, . . . .
Ý nghĩa của tấm phủ quan nầy giống như ý nghĩa của việc thờ Thiên Nhãn nơi Khách đình : Đức Chí Tôn vì quá thương yêu con cái của Ngài nên một mình Ngài rời Thiên đình đi xuống trần (nên Tam Giáo chủ và Tam Trấn không biết), không nệ chỗ uế trược, đến độ con cái của Ngài lúc chung qui hồn lìa khỏi xác, để trở về cùng Ngài.
Khi quan tài đấp tấm phủ quan màu gì thì khi lên thuyền Bát Nhã, tấm diềm treo trên thuyền Bát Nhã cũng có màu giống như thế.
* Khi đấp tấm phủ quan xong thì đặt giá đèn lên quan tài. Trên giá đèn, đốt đủ 9 cây đèn sáp, đủ 9 cây không dư không thiếu, thường chăm sóc đừng để tắt. Số 9 cây đèn nầy đúng theo 9 cây nhang đốt cháy khi hành pháp độ thăng và 9 bài Kinh Tuần cửu, có Cửu vị Tiên Nương hướng dẫn linh hồn người chết đi lên 9 từng Trời.
* Phía dưới quan tài đốt một ngọn đèn để khử trược lưu thanh.

1-  Thiết lập Bàn vong :
Dùng một cái bàn đặt trước quan tài làm Bàn vong, tức là làm bàn thờ người chết, trên đó có : 1 cặp chân đèn, 1 lư hương, 1 diã trái cây, 1 bình bông, 1 chung rượu, 1 chung trà, 1 tấm linh vị (bài vị), 1 cây đèn, phía sau có treo hình của người chết chụp lúc sanh tiền, mặc đạo phục, và có 1 cây phướn Thượng Sanh đặt bên tay trái phía trong nhìn ra. Nếu người chết ở phẩm Lễ Sanh hay tương đương thì có thêm 1 cây lọng.
Trước Bàn vong treo một tấm phủ nghi trắng che khuất phần dưới bàn vong. Trên tấm phủ nghi nầy có viết chữ nho hay đề chữ Việt cũng được, những câu nói về cái chết của con người, thí dụ như : Qui hồi cựi vị, Sanh ký tử qui, Sanh tiền giác ngộ Tam Kỳ đạo, Tử hậu siêu thăng nhứt điểm linh.
Bên cạnh tấm phủ nghi cần ghim vào một miếng giấy trên đó viết chữ lớn cho dễ đọc : “ Xin cầu nguyện cho : Phẩm tước, Tên họ người chết, tuổi ” để những người đến viếng tang biết mà cầu nguyện.
(Nơi phía dưới Thiên bàn, tương tự như vậy, cũng có một miếng giấy ghi : “Xin cầu nguyện cho : Phẩm tước, Tên họ, tuổi”  người chết dán phía Bình bông, dưới cái chuông nếu người chết là nam, hay dán phía dĩa trái cây, dưới cái mõ nếu người chết là nữ, để bạn đạo cầu nguyện)
2-  Khay vong :

2     1     3

4

5
Một cái khay hình vuông trong đó có đặt:
1 / Linh vị. 2 / Dĩa trái cây nhỏ. 3 / Bình bông
nhỏ. 4 /  Đèn vọng. 5 / Lư hương nhỏ. Khi hành lễ luôn đốt 3 cây hương cắm chung vào. Khai vong nầy để tượng trưng vị trí của vong linh.

3-  Linh vị :  Linh vị là một miếng giấy nhỏ trên đó có đề : Tên họ người chết, phẩm vị, tuổi, ngày sanh, nơi sanh, ngày chết, nơi chết, ngày nhập môn cầu đạo.

LINH VỊ

LINH VỊ
Sanh ư
Tân Mùi
niêncanh
Tây
Ninh
tỉnh
Gò Dầu huyện
Thanh
Phước
Cố
Đạo Hữu
Nguyễn
Văn
Khaù
hưởng
hạ thọ
lục
thập
cửu
tuế
Tử ư
Quí Mùi
niên
tứ ngoạt
sơ bát
nhựt
ngọ thời
nhi chung
tại Long
Thành

Sanh
năm
Tân Mùi
Thanh
Phước
huyện
Gò Dầu
tỉnh
Tây
Ninh
Cố
Đạo Hữu
Nguyễn
Văn
Khá
hưởng
hạ thọ
sáu
mươi
chín
tuổi
Mất
ngày
tám
tháng tư
năm
Quí Mùi
giờ ngọ
tại
Long
Thành
Nhập môn : 1-3-Kỷ Tỵ
Tại Thánh Thất Gò Dầu.

Nhập môn : 1-3-Kỷ Tỵ
Tại Thánh Thất Gò Dầu.

 Linh vị viết theo văn Nho                      Linh vị viết theo văn Việt

Khi xưa, linh vị được viết theo văn Nho, nhưng ngày nay, có nơi viết theo văn Việt cho dễ hiểu. Thí dụ như 2 linh vị bên trên, một bên văn Nho, một bên văn Việt :

Dọn hai mâm cơm chay : một đặt trước bàn thờ để cúng Cửu Huyền Thất Tổ, một dọn trước nhà để cúng Thần Hoàng Bổn Cảnh, cần có đủ bông, rượu, trà.
Tất cả khăn tang và áo tang, xếp trật tự đặt trên một cái mâm, gọi là mâm tang phục, để trước bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Trên mâm tang phục đốt 2 cây đèn sáp.
Trước hết, Chức việc và gia quyến đến Thiên bàn cúng Đức Chí Tôn, không đọc kinh, chỉ cầu nguyện cho gia quyến thọ tang. Kế đó, qua bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thiết lễ Cáo Từ Tổ, xong rồi qua bàn vong, làm lễ Thành phục phát tang.
A)  Cáo Từ Tổ :
Cáo Từ Tổ là lễ báo cáo với Tổ Tiên, trong dòng họ có một người vừa qui liễu.
Trong nghi tiết Cáo Từ Tổ có 2 Lễ sĩ mặc áo xanh đậm, mão trắng có bông đen, đứng hai bên bàn thờ để xướng lễ, có nhạc và đồng nhi.
Nghi tiết Cáo Từ Tổ :  Cặp lễ sĩ bắt đầu xướng :
1. Tử tôn tựu vị. (con cháu tới đứng tại vị trí của mình)
     Người chủ tế đứng hàng đầu. Tất cả bắt ấn Tý.
2. Giai quì. (đều quì)  Tất cả xá 3 xá đều quì xuống.
3. Phần hương. (đốt nhang)
    Tiếp lễ đốt 3 cây nhang, trao cho người chủ tế.
4. Nguyện hương. (cầm nhang cầu nguyện)
   Chủ tế cầm 3 cây hương đưa lên trán cầu nguyện.
5. Thượng hương. (dâng hương lên)
     Người tiếp lễ tiếp lấy 3 cây hương đem cắm vào lư
     hương trên bàn thờ.
6. Cúc cung bái. (Tất cả cúi mình lạy xuống 3 lạy trơn)
7. Chước tửu. (rót rượu)
    Người tiếp lễ lấy nhạo rượu rót vào ly rượu trên bàn thờ.
8. Cúc cung bái. (Tất cả cúi mình lạy xuống 3 lạy trơn)
9. Ai chúc. (đọc kinh tế lễ với giọng buồn rầu)
    Đồng nhi tụng Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui Liễu, rồi tụng
    tiếp ba biến Kinh Cứu Khổ.
10. Cúc cung bái. (Tất cả lạy xuống 3 lạy trơn)
11. Điểm trà.  (rót nước trà)
     Người phụ lễ rót nước trà vào tách nước trà trên bàn thờ.
12. Cúc cung bái. (Tất cả lạy xuống 3 lạy trơn)
13. Hưng bình thân. (cất mình đứng thẳng lên)
    Tất cả những người quì tế đứng dậy, xá 3 xá.
14. Tử tôn dĩ hạ giai xuất. (tất cả con cháu từ đó sắp
      xuống đều bước ra ngoài).
15. Lễ thành. (cuộc tế lễ đã xong).

B)  Thành phục - Phát tang.
Thành phục là lễ chịu tang để cho thân nhân người chết mặc quần áo tang.
Đem mâm tang phục qua đặt trước bàn vong.
Chức sắc hay Chức việc mặc đại phục đến cúng cầu nguyện Đức Chí Tôn rồi mới trở lại bàn vong, chờ lễ xướng rồi lấy tang phục của người nào phát cho người nấy (trên tang phục có đề tên của mỗi người).

Nghi tiết lễ Thành phục : (có nhạc lễ)
Hai Lễ sĩ đứng hai bên bàn vong, khởi xướng :
1. Chủ nhơn tựu vị  (người chủ đến đứng tại vị trí hành lễ)
2. Giai quì   (tất cả đều quì xuống)
3. Phần hương  (đốt nhang)
4. Nguyện hương  (cầm hương đưa lên trán cầu nguyện)
5. Thượng hương  (dâng hương lên cắm vào lư hương)
6. Cúc cung bái  (Con cháu lạy xuống 3 lạy trơn)
7. Ngũ phục chi nhơn các phục kỳ phục
     (5 thứ quần áo tang, áo của người nào thì lấy mặc vào)
8. Hưng bình thân  (đứng dậy).
9. Quán y phục  (đội khăn tang và mặc quần áo tang vào)
10. Giai quì  (tất cả đều quì xuống trở lại)
11. Cúc cung bái  (Con cháu lạy xuống 3 lạy trơn)
12. Hưng bình thân  (đứng thẳng dậy)
13. Xuất chủ ngoại nghi.
      (Tang chủ phân ra quì  Nội và Ngoại nghi)
Liền đó, hành lễ Cúng vong, nghi châm chước, nên lễ sĩ không xướng Lễ thành, vì còn hành lễ tiếp tục.

C)  Cúng vong :
Cúng vong là cúng tế vong hồn người chết.
Lễ sĩ tiếp tục xướng :
1.      Tang chủ tựu vị.
2.      Giai quì.
3.      Phần hương. (Tiếp lễ đốt hương giao người quì tế)
4.      Nguyện hương.
5.      Thượng hương.
6.      Cúc cung bái.
7.      Châm tửu  (lần 1)
8.      Cúc cung bái.
9.      Châm tửu  (lần 2)
10.  Cúc cung bái.
11.  Ai chúc. (Đồng nhi tụng kinh Thế đạo tùy sự sắp đặt người quì tế : vợ tế chồng, chồng tế vợ, con tế cha mẹ)
12.  Cúc cung bái.
13.  Châm tửu  (lần 3)
14.  Cúc cung bái.
15.  Điểm trà.
16.  Cúc cung bái.
17.  Hưng bình thân.
18.  Tang chủ dĩ hạ giai xuất.
19.  Lễ thành.

D)   Nói về Tang phục (Ngũ phục) :
Tang phục là quần áo tang. Theo Nho giáo, trong Tang phục có Ngũ phục : là năm loại quần áo tang dùng trong năm trường hợp để tang.  Ngũ phục gồm có : Trảm thôi, Tư thôi, Đại công, Tiểu công, Tư ma.
            Giải thích Ngũ phục :
1. Trảm thôi (  . . ) : Trảm là cắt đứt, thôi là áo tang. Trảm thôi là áo tang bằng vải thô trắng thật xấu, gấu áo cắt mà không viền, bỏ xủ xuống; quần xổ lai không khâu bằng phẳng.
2. Tư thôi  (. . .) :  Tư  tức là Tề : viền lại cho bằng. Tư thôi là gấu áo tang có lên lai, khâu lại cho bằng phẳng; quần cũng lên lai bằng phẳng.
3. Đại công  (. . .) : Tang phục đại công dùng loại vải bớt thô hơn Trảm thôi. Đại công có nghĩa là vải đã dệt gia công nhưng còn thô.
4. Tiểu công (. . .) : Vải dệt kỹ càng tinh vi hơn đại công.
5. Tư ma (. . .) : Tư hay Ti là vải gai sợi nhoû dùng để may đồ tang. Ma là cây gai dùng để lấy sợi dệt vải thưa. Tư ma là loại vải sợi nhỏ như tơ, tinh vi hơn Tiểu công.
Theo cổ lễ của Nho giáo, thời gian để tang và tang phục được qui định như sau :
Tang 3 năm và 1 năm dùng Trảm thôi hay Tư thôi.
Tang 9 tháng thì dùng tang phục Đại công.
Tang 5 tháng thì dùng tang phục Tiểu công.
Tang 3 tháng thì dùng tang phục Tư ma (Ti ma).

 Trong Đạo Cao Đài, theo TÂN KINH, thời hạn để tang giảm bớt, đơn giản hơn cổ lễ, chỉ có 3 hạn để tang :
* Để tang 81 ngày,   tới Chung cửu thì mãn. (tương ứng với để tang 3 tháng theo cổ lễ).
* Để tang 281 ngày, tới Tiểu tường thì mãn. (tương ứng với để tang 1 năm theo cổ lễ).
* Để tang 581 ngày, tới Đại tường  thì mãn. (tương ứng với để tang 2 năm hoặc 3 năm theo cổ lễ).

 CÁCH THỨC ĐỂ TANG

 Tang Cha Mẹ :
* Về phần con trai : Con thọ tang cha dùng Trảm thôi và gậy trúc (gậy bằng cây trúc hay cây tre cũng được), đến đại tường là mãn. Con thọ tang mẹ, dùng Trảm thôi và gậy vông (bằng cây vông đồng) đến Đại tường là mãn.
* Về phần con gái : - Con gái xuất giá thọ tang cha mẹ dùng Tư thôi, đến Tiểu tường là mãn.
- Con gái tại gia, chưa xuất giá, dùng Trảm thôi, đến Đại tường là mãn.
Tang phục Trảm thôi bằng vải sô, cổ trịt như áo lễ, không lên trôn, đường sống lưng may lộn ra ngoài, ở phía sau lưng, trên vai may kèm một miếng vải nhỏ (ngang 10 phân, dài 20 phân) gọi là phụ bản, tỏ dấu mang sự đau xót, (tang cha thì phụ bản đặt bên vai trái, tang mẹ thì phụ bản đặt bên vai mặt), quần thì sổ lai, không khâu bằng phẳng, ngang lưng quấn một sợi dây bằng rơm hay bằng bẹ chuối đánh 3 tao.
Tang cha thì con trai chống gậy trúc, tang mẹ thì chống gậy vông. Cây gậy có bề dài bằng khoảng cách từ gót chân lên tới quả tim, gốc chống xuống đất. Tục lệ giải thích việc chống gậy là để tỏ rằng, con vì quá bi ai nên yếu sức phải chống gậy mà đi. Gậy trúc tròn tượng trưng cha, người quân tử; gậy vông có một miếng vải nhỏ hình vuông chụp xuống đầu gậy và buộc lại, tượng trưng mẹ hiền.
Con trai thì đội bức cân bao trùm đầu tóc, làm bằng tấm vải vuông 8 tấc (hay 7 tấc), cổ lễ thì có đội mũ rơm (hay dùng dây chuối thay rơm) bện thành hình tròn bọc vải thô. Con gái thì dùng vải trắng xé đôi khổ vải theo chiều dài, xếp làm 4 lớp, quấn trên đầu.

Đây là phần cúng cơm người chết buổi sáng và buổi chiều. Đồ ăn chay dọn lên bàn vong.
Hành lễ theo nghi châm chước, có 2 lễ xướng, nhạc và đồng nhi. Hành lễ y như mục(C)  Cúng vong phần 7.

Nghi Tế điện có 6 lễ sĩ hiến lễ, mặc áo lễ màu xanh đậm. Việc Tế điện và 4 bài thài hiến lễ có sự qui định khác nhau tùy theo phẩm cấp của người chết.
Ở đây chỉ nêu ra 2 trường hợp :
- Đăng điện cúng tế phẩm Lễ Sanh.
- Đăng điện cúng tế Chức việc Bàn Trị Sự, 3 phẩm : Chánh Trị SựPhó Trị Sự, Thông Sự và phẩm Đạo hữu.

* PHẦN CHÁNH TẾ :

I.  Tế điện hàng Thiên Thần :
     Lễ Sanh hoặc các phẩm tương đương.
Có đủ nhạc, lễ, đồng nhi. 6 Lễ sĩ mặc áo lễ xanh
đậm, tới Thiên bàn bái lễ Đức Chí Tôn, trở lại nơi tế lễ, phân ra : 2 lễ sĩ đứng xướng tại Ngoại nghi, 4 lễ sĩ hiến lễ.
Các nghi tiết như sau :
1. Tang chủ tựu vị. (Thí dụ : con trưởng nam A đứng tại Nội nghi,
                                               con thứ B đứng tại Ngoại nghi)
2. Nghệ hương án tiền. (2 cặp lễ sĩ đăng đài đến đứng hai bên B)
3. Giai quì.  (tất cả đều quì xuống)
4. Phần hương.(B đốt nhang, xá rồi đưa lễ sĩ đài, 4 lễ sĩ đứng lên)
5. Điện hương.(Nhạc gài trống đờn xuân nữ, lễ sĩ điện đi thảo chữ
     Đinh ( ), đồng nhi thài bài Tuần hương, lễ sĩ điện đến nội nghi)
            Bài thài hiến lễ hàng Thiên Thần :
                                        Tuần Hương
                        Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,
                        Trầm  đoàn  khói  tỏa  năm  mây.
                        Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.
6. Quì. (lễ quì, trao hương cho A cầm, xá, cầu nguyện dâng hương)
7. Thượng hương. (Nhạc đổ cho lễ sĩ đứng lên, A trao hương cho
                                  tiếp lễ cắm vào lư hương trên bàn vong).
8. Cúc cung bái.  (A và B ở nội và ngoại nghi lạy 3 lạy trơn)
9. Hiến Hoa Quả. (Cặp lễ sĩ đài trên dĩa có bình bông và dĩa trái
                                  cây, cùng cặp đăng đến đứng hai bên B)
10. Quì. (Hai cặp lễ sĩ đăng đài quì xuống, trao Hoa và Quả cho B)
11. Chỉnh Hoa Quả. (B chỉnh Hoa Quả rồi trao lại cho lễ sĩ đài.
                     Hai cặp đăng đài đứng lên, chuẩn bị điện vào nội nghi)
12. Điện Hoa Quả. (Nhạc gài trống đờn nam ai, lễ sĩ đi thảo chữ
                     ( ) đồng nhi thài bài Tuần Hoa, lễ sĩ điện đến nội nghi)
Bài thài hiến lễ Tuần Hoa :
          Thoàn mây thuận gió cánh buồm trương,
          Sanh tử  chia phôi cảnh đoạn trường.
         Hoa  quả  tinh  vi   xin  hiến  lễ,
         Thể lòng thành kỉnh, tỏ tình thương.
13. Quì.  (Nhạc đổ, bốn lễ sĩ  quì xuống, trao Hoa Quả cho A cầu
                 nguyện dâng Hoa Quả cho vong linh, rồi trao cho tiếp lễ)
14. Thượng Hoa Quả. (Nhạc đổ, lễ sĩ đứng lên trở về ngoại nghi,
                                       tiếp lễ đem Hoa và Quả đặt lên bàn vong).
15. Cúc cung bái. (Hai vị A và B lạy 3 lạy trơn).
16. Hiến Tửu.      (Hành lễ y như Hiến Hoa Quả)
17. Quì.
18. Chước Tửu.  (B ở ngoại nghi rót rượu, xá rồi trao cho lễ sĩ)
19. Điện Tửu.    (Lễ sĩ  điện, đồng nhi thài bài Tuần Tửu).
            Bài thài hiến lễ Tuần Tửu :
                        Thoát trần roi dấu tiếng anh phong,
                        Sớm tối riêng vui cảnh bá tòng.
                        Kẻ  ở  người  đi  dòng  lệ  đổ,
                        Tửu quỳnh kính hiến nghĩa đồng song.
20. Quì.
21. Thượng tửu.
22. Cúc cung bái. (A và B lạy 3 lạy trơn).
23. Ai chúc. (Nhạc gài trống đờn xuân nữ, đồng nhi tụng bài kinh :
                        Kinh tụng cha mẹ đã qui liễu, tới câu : Chung ly biệt
                        con đưa tay rót, thì A quì nội nghi rót rượu dâng lên)
24. Cúc cung bái. (A và B lạy 3 lạy trơn)
25. Hiến trà.  (Hành lễ y như hiến Hoa Quả)
26. Quì.      27. Điểm trà.
28. Điện trà.  (Lễ sĩ điện, đồng nhi thài bài TuầnTrà).
            Bài thài hiến lễ Tuần Trà :
                        Đạo  đời  vẹn  phận  đắc  Thiên  ân,
                        Lưu  để  Thánh danh chốn mộ phần.
                        Đầu vọng bái anh linh chứng hưởng,
                        Trà hương tạm biệt khách dương trần.
29. Quì.                       30. Thượng trà.
31. Cúc cung bái.      32. Hưng bình thân.
33. Tang chủ dĩ hạ giai xuất.    34. Lễ thành.

II. Tế điện hàng Nhơn Thần, Địa Thần :
   Chánh Trị SựPhó Trị Sự, Thông Sự, Đạo hữu
               hoặc các phẩm tương đương.
Có đủ nhạc, lễ, đồng nhi. 6 Lễ sĩ mặc áo lễ màu xanh đậm, tới Thiên bàn bái lễ Đức Chí Tôn, trở lại nơi tế lễ, phân ra : 2 lễ sĩ xướng tại ngoại nghi, 4 lễ sĩ hiến lễ.
 Các nghi tiết như sau :
1. Tang chủ tựu vị. (Thí dụ : con trưởng nam A đứng tại Nội nghi,
                                       con thứ B đứng tại Ngoại nghi)
2. Nghệ hương án tiền. (2 cặp lễ sĩ đăng đài đến đứng hai bên B)
3. Giai quì.   (Tất cả đều quì xuống)
4. Phần hương.  (B đốt hương, xá rồi trao cho lễ sĩ đài.
                              Nhạc đổ 3 hồi trống cho 4 lễ sĩ đứng lên).
5. Điện hương.(Nhạc gài trống đờn xuân nữ, lễ sĩ điện đi thảo chữ
             Đinh ( ), đồng nhi thài Tuần hương, lễ sĩ điện đến nội nghi)
            Bài thài hiến lễ hàng Nhơn Thần, Địa Thần :
                                        Tuần Hương
                        Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,
                        Trầm  đoàn  khói  tỏa  năm  mây.
                        Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.
6.  Quì.  (Nhạc đổ 3 hồi cho lễ quì , lễ sĩ trao hương cho A cầm
                  hương xá 3 xá, cầu nguyện dâng hương).
7. Cúc cung bái.  (A và B đồng lạy 3 lạy trơn)
8. Tiến soạn. (Cặp lễ sĩ đài dâng cơm và đồ ăn, bốn lễ sĩ điện, đi
                          thảo lên nội nghi, đồng nhi không thài).
9. Quì.   (Hai cặp lễ sĩ đăng đài quì xuống, trao cơm và đồ ăn cho
                 A cầu nguyện dâng lên)
10. Sơ Hiến lễ.   (Hiến lễ dâng rượu lần thứ nhứt)
11. Nghệ Tửu tôn sở.  (Bốn lễ sĩ  đến đứng trước ngoại nghi,
                                          chuẩn bị sẵn ly và nhạo rượu)
12. Quì.   (Bốn lễ sĩ  quì xuống trước B)
13. Châm tửu. (B cầm nhạo rót rượu vào ly, xá rồi đưa trở lại cặp
                            đài, cả 4 lễ sĩ đứng lên, dự bị điện vào nội nghi)
14. Điện tửu. (Nhạc gài trống đờn nam ai, lễ đi chữ Đinh ( ) đồng
                nhi thài giọng nam ai, lễ đi được 3 bước, nhạc trở qua đờn
                xuân nữ, cho lễ sang Thái cực, phần Lưỡng nghi 10 bước,
                khi xong 9 bước thì nhạc trở qua nam ai, lễ bước ra là 10,
                nhạc đờn Ai chầu 4 lái, lễ tới nội nghi).
Bài thài hiến rượu lần 1 : Tuần Sơ.
            Hiến tuần sơ, hề hiến tuần sơ,
            Vân ám đảnh hồ, long khứ viễn.
            Nguyệt minh hoa biểu, hạc qui trì.
            Cồn dâu hóa bể, bể hóa cồn dâu,
            Cơ tạo biến dời, người vật đổi,
            Sanh ly tử biệt, mạng nơi Trời.
15. Quì. (Nhạc đổ, 4 lễ sĩ quì, trao rượu cho A cầu nguyện dâng
                rượu lên vong linh, đưa tiếp lễ, 4 lễ sĩ đứng dậy đi xuống)
16. Cúc cung bái.   (A và B đồng lạy 3 lạy trơn)
17. Á Hiến lễ.  (Hiến lễ lần nhì, hành lễ y như  Sơ Hiến lễ)
18. Nghệ Tửu tôn sở.    19. Quì.
20. Châm Tửu.  (B ở ngoại nghi rót rượu, xá rồi trao cho lễ sĩ)
21. Điện Tửu. (đồng nhi thài Tuần Trung, lễ sĩ sang Lưỡng nghi,
                           phần Tứ tượng 8 bước, khi bước thứ 7 xong,
                           nhạc trở Ai, lễ bước ra là 8 bước).
            Bài thài hiến rượu lần 2 : Tuần Trung.
                        Hiến tuần trung, hề hiến tuần trung,
                        . . . . . (1) . . . . . . . .  nghĩa mặn nồng.
                        Ân thâm  càng nhớ  lụy khôn ngừng.
                        Nhựt nguyệt đôi vầng soi nhắc bóng,
                        Hỡi ôi !  Chiếu thấu  thảm nơi lòng.
22. Quì.     23. Cúc cung bái. (A và B đồng lạy 3 lạy trơn)
24. Ai chúc. (Nhạc gài trống đờn xuân nữ, đồng nhi tụng kinh :
                        Kinh tụng cha mẹ đã qui liễu, tới câu : Chung ly biệt
                        con đưa tay rót, thì A quì nội nghi rót rượu dâng lên.
25. Cúc cung bái.   (A và B đồng lạy 3 lạy trơn)
26. Chung Hiến lễ.  (Hiến lễ lần chót, hành lễ y như  Sơ hiến lễ)
27. Nghệ Tửu tôn sở.
28.  Quì.     29. Châm tửu.
30. Điện Tửu. (đồng nhi thài bài Tuần chung, lễ sĩ sang Tứ tượng,
                            chuyển Bát quái, từ vô đến ra 7 bước).
            Bài thài hiến rượu lần 3 : Tuần Chung.
                        Hiến tuần chung, hề hiến tuần chung,
                        Dặm  cũ  khách  đà  xa  khổ  não.
                        Nay . . (2) . . hiu quạnh chốn trần gian.
                        Tiếng  dế  reo  đêm  sầu  thắt  dạ,
                        Nguồn sông lệ chảy, ruột trăm chiều.
                        Oanh khóc năm canh chiu chít bạn,
                        Ủ  ê  cảnh  cũ  vẩn  vơ  tình.
31. Quì.
32. Cúc cung bái.  (A và B đồng lạy 3 lạy trơn)
33. Tiến trà. (Lễ sĩ chuẩn bị bình trà và cái tách đến ngoại nghi)
34. Quì.
35. Điểm trà.
36. Điện trà.  (Nhạc gài trống đờn xuân nữ, chầu trống lễ đi thảo,
                           đồng nhi thài bài Tuần Trà).
            Bài thài hiến trà : Tuần Trà.
                        Đơn tiện xin dâng một tấc thành,
                        Cõi Thiên khẩn vái  có  anh linh.
                        Mảnh lòng tha thiết, ai  ôi  thấu,
                        Ngó liễu trông mây để tượng hình.

37. Quì.    38. Cúc cung bái.   39. Hưng bình thân.
40. Tang chủ dĩ hạ giai xuất.   41. Lễ thành.  (Lễ sĩ bái lễ)

CHÚ THÍCH :  (1)  và  (2)
- Con tế cha mẹ, (1) đọc : Cắn muối trêu cơm
- Vợ tế chồng, hoặc chồng tế vợ, (1) đọc : Tình ái cùng nhau
- Em tế anh chị ruột, (1) đọc : Huyết mạch đồng môn
- Anh em kết nghĩa, (1) đọc : Huynh đệ cùng nhau

- Con tế cha mẹ, (2) đọc :  con
- Vợ tế chồng, hoặc chồng tế vợ, (2) đọc : Em  hoặc  Anh
- Em tế anh chị ruột, (2) đọc :  em

Chánh tế xong, là tới phần TUYÊN DƯƠNG CÔNG NGHIỆP hành đạo của người chết.
Chánh Trị Sự hay Chức việc BTS tuyên dương công nghiệp của Đạo hữu trong Hương đạo của mình.
- Đầu Tộc Đạo (Đầu Phận Đạo) tuyên dương công nghiệp của các Chức việc BTS trong Tộc Đạo (Phận đạo).
* PHẦN PHỤ TẾ :
Sau phần Chánh tế với đầy đủ nghi tiết, thì tới phần Phụ tế, với nghi châm chước, nên đơn giản hơn.
Sau đây là Nghi châm chước Phụ tế đối với hàng Nhơn Thần và Địa Thần, gồm các phẩm : Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự, Đạo hữu, và các phẩm tươngđương.
1.      Tế chủ tựu vị.
2.      Giai quì.
3.      Phần hương.
4.      Nguyện hương.
5.      Thượng hương.
6.      Cúc cung bái. (lạy 3 lạy)
7.      Châm tửu. (lần 1)
8.      Cúc cung bái.
9.      Châm tửu. (lần 2)
10.  Cúc cung bái. (lạy 3 lạy)
11.  Ai chúc. Đồng nhi tụng kinh : - Nếu là em tế anh chị
                      thì tụng bài “ Kinh tụng huynh đệ mãn phần”.
             - Nếu là bà con và bạn bè tế người chết thì tụng
             “Kinh Cầu bà con thân bằng cố hữu đã qui liễu”
12.  Cúc cung bái. (lạy 3 lạy)
13.  Châm tửu. (lần 3)
14.  Cúc cung bái. (lạy 3 lạy)
15.  Điểm trà.
16.  Cúc cung bái. (lạy 3 lạy)
17.  Hưng bình thân.
18.  Tế chủ dĩ hạ giai xuất.
19.  Lễ thành.

Sau phần Tế điện : Chánh tế và Phụ tế xong, đại diện của tang gia nên có bài phát biểu cảm tạ Hội Thánh, cảm tạ chư Chức sắc, chư Chức việc, chư đồng đạo, cảm tạ các Ban Bộ lễ, nhạc, đồng nhi, cảm tạ Ban thuyền Bát Nhã.
Nếu tang gia không có đại diện thì một Chức việc Bàn Trị Sự thay mặt tang gia đảm nhận việc nầy.

Lễ Cầu siêu thực hiện trước bàn vong.
Tất cả tang quyến đều quì trước bàn vong.
Chức sắc, Chức việc, chư đồng đạo dự lễ Cầu siêu đứng hai bên bàn vong, dài ra trước, phân ra hai bên nam nữ, tay bắt ấn Tý.
Đồng nhi khởi tụng Kinh Cầu siêu (Đầu vọng bái Tây phương Phật Tổ . . .), tiếp tụng Kinh Khi đã chết rồi (Ba mươi sáu cõi Thiên tào . . .), tụng xen kẽ như vậy 3 lần, dứt thì niệm Câu Chú của Thầy  3 lần.
Sau phần lễ cầu siêu là chư đồng đạo vào bái vong.
Khi bái vong, tay bắt ấn Tý, cầu nguyện vong linh với họ tên và tuổi ghi trên tấm giấy dán trước bàn vong, rồi quì  lạy 3 lạy trơn.
Chức sắc lớn phẩm hơn người chết thì không lạy vong, chỉ niệm hương cầu nguyện trước bàn vong.
Buổi tối có tổ chức hòa nhạc trước bàn vong và luân phiên tụng Kinh Di-Lạc trước Thiên bàn.

Phẩm Lễ Sanh chết làm Lễ Tang tại Khách đình có chèo hầu vào buổi tối. Các phẩm Chánh Trị Sự sắp xuống không có chèo hầu.
Việc chèo hầu do Ban Tổng Trạo thực hiện, thành phần gồm : - Tổng lái, - Tổng mũi, - Tổng thương, - Tổng khậu, - 12 Bá trạo. Theo Bí pháp, các vị nầy có phận sự chèo thuyền Bát Nhã đưa người phước đức vượt qua biển khổ, đến bờ giác, đắc đạo, đi vào cõi TLHS.  Đây là Thể pháp tượng trưng Bí pháp về thuyền Bát Nhã.
Việc chèo hầu diễn ra trước quan tài người chết ở phẩm vị Lễ Sanh cũng có tính cách để làm tăng thêm phần long trọng Tang lễ của một vị Chức sắc của Đạo.
Đối với Chức sắc trên phẩm Lễ Sanh, tức là từ Giáo Hữu trở lên, còn có chèo đưa, nghi lễ long trọng hơn nữa.

Sáng sớm, cúng Đức Chí Tôn vào thời Mẹo.
Cúng Đức Chí Tôn xong, dọn 2 mâm cơm : 1 để cúng Cửu Huyền Thất Tổ,  1 cúng Thần Hoàng Bổn Cảnh.
Lễ Cáo Từ Tổ tại bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ, nghi châm chước, có nhạc lễ và đồng nhi.
Cáo Từ Tổ xong, liền ra cúng vong tại bàn vong, nghi châm chước.
Một vị Chức sắc phẩm Giáo Hữu đến hành phép xác, phép đoạn căn và phép độ thăng cho chơn hồn người chết, do thân quyền thỉnh cầu, có sắp đặt trước.
- Phép xác là phép tẩy rửa chơn thần người chết cho hết ô trược để nhẹ nhàng bay lên cõi thiêng liêng.
- Phép đoạn căn là phép cắt đứt 7 dây oan nghiệt, không còn ràng buộc chơn thần người chết.
- Phép độ thăng là phép đưa chơn hồn người chết bay lên Cửu Trùng Thiên (9 từng trời).
Vị Chức sắc hành pháp đến trước Thiên bàn, tay và mặt xông hương khử trược, rồi luyện 3 món : Cam lồ thủy, cây kéo và bó nhang 9 cây đốt cháy. Xong rồi giao cho người phụ lễ cầm, đến đứng trước đầu quan tài.
Hành phép xác :
Chức sắc hành pháp định thần, lấy con mắt vẽ chữ (.) ngay trên đầu kẻ chết, rồi khởi xướng tụng kinh Cầu Siêu (Đầu vọng bái Tây phương Phật Tổ, . . .)
Khi đồng nhi tiếp tụng Kinh Khi đã chết rồi thì Chức sắc hành pháp, tay trái bắt ấn Hộ Pháp, lấy chén nước Cam lồ để ngay trên ấn, tay mặt lấy nhành dương cầm chỉ Thiên, đứng định thần thế nào cho không còn thấy cái hòm, mà thấy thể xác người chết. Nhúng nhành dương vào nước Cam lồ, đi vòng quanh quan tài, rải lên khắp mình người chết. Đi giáp vòng rồi trở lại đứng chính giữa ngay đầu quan tài, tiếp tụng kinh với đồng nhi cho tới mãn hiệp kinh lần nhứt. Đó là hành xong phép xác.
 Hành phép  Đoạn căn :
Chức sắc hành pháp đứng ngay đầu quan tài, khởi tụng kinh Cầu Siêu lần thứ nhì. Khi đồng nhi tiếp tụng kinh thì lấy cái kéo cầm nơi tay trái đưa ngay đầu quan tài. Đứng định thần để không còn thấy cái hòm mà thấy thể xác người chết có 7 sợi dây oan nghiệt phát ra. Đi vòng quanh dùng kéo cắt lần lượt 7 dây oan nghiệt nơi : 1/  ngay mỏ ác,  2 / ngay trán,   3/ ngay cổ,   4/ ngay tim, 5/ ngay hông bên trái,   6 /ngay dạ dưới,   7/ ngay xương khu.
Trong lúc cắt, phải tưởng cái cắt mà thôi, chớ đừng tưởng cái kéo. Cắt xong thì trở lại chỗ cũ, đứng trước đầu quan tài, trao cái kéo cho người phụ lễ, rồi tiếp tụng kinh
với đồng nhi cho đến mãn hiệp kinh thứ  nhì.

 Hành pháp Độ thăng :
Chức sắc hành pháp đứng ngay đầu quan tài, khởi tụng kinh Cầu Siêu hiệp ba. Khi đồng nhi tiếp tụng kinh thì người hành pháp, tay trái bắt ấn Hộ Pháp để ngay ngực, tay mặt cầm 9 cây nhang đưa ngọn lửa ngay đầu quan tài. Định thần cho thấy chơn thần người chết, hoặc nằm hoặc ngồi. Cầm 9 cây nhang vẽ bùa chữ (.) ngay trên chơn thần người chết. Truyền thần vô 9 cây nhang, cầm đưa ngay nguyệt cung (cái kiếng gắn trước đầu quan tài), định thần, kêu tên họ người chết một cách oai quyền, triệu chơn thần bảo lên ngồi trên 9 mũi nhang mà đưa lên hư không. Hễ thăng thì lên, còn trầm thì đọa.
Xong rồi giao 9 cây nhang cho người phụ lễ và đứng tiếp tụng kinh với đồng nhi cho đến mãn hiệp ba.
Dứt kinh thì niệm Câu chú của Thầy 3 lần. Xong.

Lưu ý :  Nếu người chết là Chức sắc phẩm Giáo Hữu đổ lên thì việc hành pháp độ thăng thực hiện tại Tòa Thánh, có nhiều chi tiết hơn, như luyện Cam lồ thủy có Tinh Khí Thần hiệp nhứt, tạo cho người chết pháp thân huyền diệu, đi lên Cửu Trùng Thiên.
Trường hợp ở xa, không có Chức sắc hành pháp :
Cả Chức việc BTS cùng tang quyến, bưng khay vong qua cúng tại Thiên bàn, cầu nguyện Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng ban ân và tha thứ tội tình cho người quá cố, rồi trở lại bàn vong, tụng Kinh Cầu siêu nối tiếp Kinh Khi đã chết rồi, tụng 3 hiệp, xong niệm câu chú của Thầy 3 lần, rồi bắt đầu động quan, đưa linh cữu ra thuyền Bát Nhã.


Có nhạc và lễ. Trước hết là lễ khiển điện, lễ xướng :
 1/ Đạo giả tựu vị. (Các đạo tỳ sắp hàng từ ngoài đi vào trước bàn vong, người trưởng ban ra hiệu lịnh bằng cặp sanh lớn, đạo tỳ đi vào theo Tứ tượng và Bát quái, rất trật tự nghiêm trang)
 2/ Nhơn quan giả bái quan. (Các đạo tỳ  đứng trật tự trước bàn vong và lạy xuống. Nhơn quan giả là người chôn quan tài xuống đất, cũng gọi là đạo tỳ; bái quan là lạy quan tài).
 3/ Đạo giả nhập cữu. (Các đạo tỳ đi vào đứng hai bên linh cữu).
 4/ Chấp sự giả triệt linh tòa. (Các vị chấp sự khiêng bàn vong đi chỗ khác, bỏ bàn vong, lấy linh vị đặt vào khay vong. Triệt là bỏ đi, linh tòa là bàn vong).
5/ Đạo giả cử cữu thăng xa phát hành. (Các đạo tỳ khiêng linh cữu lên xe và khởi hành. Cử cữu là khiêng linh cữu, thăng xa  là lên xe. Xe đây là thuyền Bát Nhã đặt trên 2 bánh xe để kéo đi trên đường lộ).

Tang chủ bưng khay vong đến Thiên bàn xá 3 xá, rồi đi ra theo phướn Thượng Sanh, linh cữu đi tiếp theo.
Khi ra đường thì trật tự đưa đám, đối với đám tang của Lễ Sanh và các phẩm tương đương, sắp đặt như sau :
 1/ Bảng Đại Đạo.
 2/ Phướn Thượng Sanh.
 3/ Đồng nhi tụng Kinh Đưa linh cữu, có đờn, tụng
    hoài cho tới khi linh cữu ra tới huyệt.
 4/ Bàn hương án có 1 lọng và 2 lễ sĩ hầu.
 5/ Vãng lụy và tràng hoa.
 6/ Thuyền Bát Nhã chở linh cữu.
 7/ Dàn Nam.
 8/ Tang gia.
 9/ Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu nam nữ đưa đám.
* Nếu là Tang lễ của Chức việc Bàn Trị Sự và Đạo hữu thì khay vong theo phướn Thượng Sanh và trật tự đưa đám giống như trên, nhưng  không co (4)ù  va(7)ø  :
-  (4) là Bàn hương án, 1 lọng và 2 lễ sĩ hầu.
-  (7) là Dàn nam.
.
Nơi vùng Châu thành Thánh địa, trước khi đưa linh cữu tới Nghĩa địa Thái Bình thì thuyền Bát Nhã và đoàn đưa tang đi vào Nội Ô, dừng lại trước Báo Ân Từ, bưng khay vong vào cầu nguyện Đức Phật Mẫu, ban nghi lễ có dộng 1 hồi chuông.
Tiếp tục đi tới Đền Thánh, bưng khay vong vào Đền Thánh, có ban nghi lễ tiếp rước và hướng dẫn, lạy Đức Chí Tôn và cầu nguyện cho vong linh.
Khi vào và lúc ra khỏi Đền Thánh, có 1 hồi trống và 1 hồi chuông rước và đưa nếu là phẩm Lễ Sanh; còn phẩm Chức việc, Đạo hữu thì chỉ đánh 1 hồi chuông. 

Khi tới Nghĩa địa, các đạo tỳ khiêng linh cữu vào đặt trên hai cây đòn kê phía trên huyệt. Vị chủ lễ đến trước linh cữu, trải chiếu ra và bày quả phẩm cúng Thần Hoàng Bổn Cảnh, tang gia quì cầu nguyện xin gởi thi hài của người qui liễu tại đây. Tang quyến lạy 3 lạy.
Thân bằng quyến thuộc đọc Điếu văn (nếu có).
Đại diện tang gia nói lời cảm tạ Hội Thánh, các Ban Bộ lễ, nhạc, đồng nhi, Ban thuyền Bát Nhã và chư đồng đạo.
Tang quyến quì trước đầu huyệt, tay bắt ấn Tý, đồng nhi khởi tụng Kinh Hạ Huyệt (Thức giấc mộng huỳnh lương vừa mãn, . . .) tụng 3 lần, tiếp đọc Vãng Sanh Thần Chú 3 lần, rồi niệm Câu Chú của Thầy 3 lần.
Vị chủ lễ bước tới ngang quan tài, xá tấm phủ quan 3 xá rồi thu hồi phủ quan giao cho Ban đạo tỳ.
Ban đạo tỳ bắt đầu hạ quan tài xuống huyệt.

Ba ngày sau khi chôn cất, tang gia đi viếng mộ, đem theo các phẩm vật như : bông, rượu, trà, trái cây, bánh, nhang đèn, để cúng Thần hoàng Bổn cảnh, Đất đai, cầu nguyện xin gởi thi hài của người thân nơi đây. Kế đó xem ngôi mộ có đắp kín đáo không và bàn việc xây mộ.     
Lưu ý : Đạo Cao Đài không theo mê tín, nên : - Không có mở cửa mả. - Không đem linh vị ra mộ để cúng. - Không rước vong về thờ. - Không đốt giấy vàng bạc.

 1/ Tuần cửu : Cách tính ngày để làm Tuần Cửu :
Ngày chết, đếm là 1, đếm đến ngày thứ 9 thì làm Tuần Nhứt Cửu; tiếp tục đếm tới ngày thứ 18 thì làm Tuần Nhị Cửu; vv . . . . . . , tiếp tục đếm tới ngày thứ 81 thì làm Tuần Cửu Cửu, tức là Chung Cửu.
Thư ký Lễ vụ tại Thánh Thất tính giùm các ngày nầy, biên vào miếng giấy, để đến đúng ngày là tang quyến tới Thánh Thất làm Tuần Cửu.
a) Làm lễ tại Thánh Thất :
Tang quyến bưng khay vong đến Thánh Thất, đưa lên lầu HTĐ, cúng thời Ngọ, có thượng sớ Tuần Cửu.
Cúng thời xong thì đem khay vong xuống đặt nơi CTĐ, nhập đàn trở lại, tụng Kinh Khai Cửu, sau đó tụng Kinh Tuần Cửu (Đệ Nhứt Cửu, Đệ Nhị Cửu, . . . ), sau cùng là tụng Di-Lạc Chơn Kinh. 
b) Làm lễ tại tư gia :
Nếu hoàn cảnh Tang gia không thuận tiện đến Thánh Thất làm Tuần Cửu thì Bàn Trị Sự tổ chức làm Tuần Cửu tại tư gia.
- Thiết lễ cúng Đức Chí Tôn vào thời Ngọ, dâng đủ Tam bửu, thượng sớ Tuần Cửu. Chánh Trị Sự chứng đàn và đứng sớ. Nhớ bưng khay vong để trên ghế đôn, đặt phía sau vị chứng đàn, để vong cúng Đức Chí Tôn. Cúng xong, bưng khay vong ra, bãi đàn.
- Nhập đàn trở lại, cầu nguyện Đức Chí Tôn, tụng Kinh Khai Cửu, tụng xong, lạy Thầy 3 lạy 12 gật, xá rồi bước ra, còn tang quyến vẫn quì. Tụng tiếp Kinh Tuần Cửu, tụng 3 lần, dứt niệm Câu Chú của Thầy 3 lần, lạy 3 lạy 12 gật, mỗi gật niệm chú Thầy, đứng dậy, xá rồi bước ra.
- Tiếp theo là Bàn Trị Sự, đồng đạo và gia quyến tụng Di-Lạc Chơn Kinh.
Trong kỳ Chung Cửu, nếu tang gia muốn cúng thêm như cúng Cửu Huyền Thất Tổ và cúng vong, tang gia phải bàn tính trước với Bàn Trị Sự để sắp đặt nhạc lễ và đồng nhi. Nghi thức Cáo Từ Tổ và cúng vong giống y như lúc trước trong phần Tang lễ.
 2/ Tiểu Tường và Đại Tường.
 a) Làm lễ tại Thánh Thất :
Làm lễ Tiểu Tường hay Đại Tường tại Thánh Thất, nghi thức giống y như hành lễ Tuần Cửu, nhưng tụng bài Kinh Tiểu Tường hay Đại Tường.
Hiện nay nơi Thánh Thất, mỗi thời cúng Ngọ, đều có làm Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường cho bổn đạo ở quanh vùng. Do đó, khi dâng sớ thì trong phần lòng sớ kể chung trong một sớ : tên họ, phẩm tước những người nào đến ngày nầy làm Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường. 
Thường thì khi làm Đại Tường nơi ThánhThất xong, tang gia bưng khay vong về nhà cúng vong tế điện luôn.
b) Làm lễ tại tư gia :
Nghi lễ giống y như làm Tuần Cửu tại tư gia, nhưng thay vì tụng Kinh Tuần Cửu thì tụng Kinh Tiểu Tường hay
Đại Tường. Sau đó tụng Di-Lạc Chơn Kinh.
Tiểu Tường thì chưa mãn tang nên làm lễ bình thường, nhưng đến khi làm lễ Đại Tường tại tư gia thì làm long trọng hơn, có tế điện phần Thế đạo, mời nhiều người tới dự hơn, vì là mãn tang  có lễ Trừ phục. 
Khi lễ Đại Tường làm xong phần Thiên đạo, tiếp theo là  tế Thế đạo luôn, có nhạc lễ và đồng nhi. Phần nầy làm giống y như lúc Tang lễ : Tế điện, Chánh tế và Phụ tế, như đã nói trong các phần trước.
Một vị đại diện tang quyến, đứng trước bàn vong, phát biểu lời cảm tạ chung các cơ quan và ban bộ, cùng các thân bằng và đồng đạo.
Sau lễ Đại Tường là mãn tang, có phần Trừ phục.

 3/Mãn tang - Trừ phục :
Trừ phục là trừ bỏ quần áo tang. Nghi tiết Trừ phục giống như nghi tiết Thành phục, chỉ đổi vài câu xướng cho thích hợp.  Hai Lễ sĩ đứng hai bên bàn vong, xướng :
1.      Tang chủ tựu vị.
2.      Giai quì.
3.      Phần hương.
4.      Nguyện hương.
5.      Thượng hương.
6.      Cúc cung bái.
7.      Ngũ phục chi nhơn các tựu diệt phục.
       (Những người để tang trong Ngũ phục đến cởi bỏ tang phục)
       Vị Chánh Trị Sự mặc đại phục đến gỡ bỏ khăn tang cho Tang chủ, còn những người khác chờ lễ xướng “Hưng bình thân” liền đứng dậy, tự cởi bỏ tang phục ra. Tất cả tang phục gom lại để đốt.
8.      Hưng bình thân.
9.      Giai quì.   (Tất cả trở lại quì xuống trước bàn vong)
10.  Cúc cung bái.
11.  Hưng bình thân.
12.  Chủ nhơn dĩ hạ giai xuất.
     (Người chủ sắp xuống đều bước ra ngoài).
13.  Lễ thành.

        Tiếp theo là phần đốt linh vị.
        Vị Chánh Trị Sự bảo bưng khay vong đến trước Thiên bàn, chủ nhơn quì xuống cầu nguyện Đức Chí Tôn trong lễ mãn tang, xin ban ơn lành cho linh hồn người chết. Vị CTS châm đèn cầy đốt linh vị, trong khi đó thì đồng nhi tụng Vãng Sanh Thần Chú 3 hiệp, rồi niệm câu chú của Thầy 3 lần. Tất cả đồng vào lạy Đức Chí Tôn.
Phần lễ Tang Tế Sự  đến đây chấm dứt.

Hàng Thiên Thần gồm các phẩm Chức sắc nam nữ :
- Lễ Sanh, - Giáo Thiện, - Sĩ Tải, - Hiền Tài,
- Cai Nhạc, - Bếp Nhạc, - Phó Tổng Giám.

Theo quyển Quan Hôn Tang lễ 1975 của Hội Thánh:
SƠ GIẢI : Phẩm nầy được hành pháp xác, chèo hầu tại Khách đình, (không chèo đưa), hành lễ tế điện theo hàng Thiên Thần, làm Tuần cửu, Tiểu tường, Đại tường, bài thài theo hàng Thiên Thần.

             NGHI TIẾT HÀNH LỄ :
1. Hấp hối : Tụng Kinh Cầu Hồn khi hấp hối (Rấp nhập cảnh . . . )
2. Tắt hơi : Tụng Kinh Khi đã chết rồi (36 cõi . . . )
3. Tại Đền Thánh hay Thánh Thất : Đổ một hồi trống, một hồi chuông (báo tử).
4. Thượng sớ Tân cố : Dâng sớ tại Đền Thánh hay Thánh Thất.
5. Nhập mạch (Tẫn liệm) : Tụng Kinh Tẫn liệm (Dây oan nghiệt . . . . . )
6. Di linh cữu vào Khách đình :
Vị qui liễu thuộc hàng Chức sắc nên phải di linh cữu vào Khách Đình, nếu tang chủ muốn để nơi tư gia hành tang lễ thì phải xin phép Hội Thánh.
Trật tự khi đi :
 1/ Bảng Đại Đạo.
 2/ Phướn Thượng Sanh.
 3/ Dàn nam.
 4/ Bàn hương án, 1 lọng có 2 lễ sĩ mặc áo
                        màu xanh đậm phò vong.
 5/ Đồng nhi theo hầu, không đọc kinh.
 6/ Thuyền Bát Nhã chở linh cữu.
 7/ Tang quyến.
7. Nơi Khách Đình :
-          Bái lễ Đức Chí Tôn.
-          Cáo Từ Tổ.
-          Thành phục - Phát tang.
-          Hành lễ Tế điện (Chánh tế) hàng Thiên Thần.
-          Như có các cơ quan Đạo hoặc thân bằng cố hữu tế lễ thì Phụ tế, nghi châm chước.
8. Cầu siêu : Tụng Kinh Cầu siêu (Đầu vọng bái…), tụng xen Kinh Khi đã chết rồi (Ba mươi sáu cõi . . . ), mỗi bài tụng 3 lần, dứt thì niệm câu chú của Thầy 3 lần.
Sau đó Ban Tổng Trạo làm lễ Chèo hầu.
Lễ chèo hầu xong, đồng nhi tụng Di-Lạc Chơn Kinh.
9. Ngày an táng :
-          Hành lễ châm chước lễ Cáo Từ Tổ.
-          Một vị Chức sắc hành Phép xác, Phép đoạn căn, Phép độ thăng, trong lúc đó, đồng nhi tụng Kinh Cầu siêu xen với Kinh Khi đã chết rồi, tụng 3 lần, niệm câu chú của Thầy 3 lần.
-          Khiển điện.
-          Di linh cữu ra thuyền Bát Nhã. 
-          Đi đến Báo Ân Từ, thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Phật Mẫu (rước và đưa đều có đổ 1 hồi chuông)
-          Đến Đền Thánh, cũng thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Chí Tôn (khi rước có đổ 1 hồi trống và 1 hồi chuông, khi đưa cũng vậy).
-          Trở ra, đưa đến Nghĩa địa (đất Cực Lạc) an táng. Đồng nhi tụng Kinh Đưa Linh cữu từ khi di linh cữu cho đến huyệt.
Trật tự đưa đám :
 1/ Bảng Đại Đạo.
 2/ Phướn Thượng Sanh.
 3/ Đồng nhi tụng Kinh Đưa linh cữu, có đờn.
 4/ Bàn hương án, 1 lọng có 2 lễ sĩ hầu.
 5/ Vãng, lụy.
 6/ Thuyền Bát Nhã chở linh cữu.
 7/ Dàn nam
 8/ Tang gia.
 9/ Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu nam nữ.
 10. Tại nghĩa địa (đất Cực Lạc) :
-          Đại diện các cơ quan Đạo đọc Ai điếu (nếu có).
-          Đồng nhi tụng Kinh Hạ Huyệt và Chú Vãng Sanh 3 lần, niệm câu chú của Thầy 3 lần./.
      Giải tán.

* Hàng Nhơn Thần gồm các phẩm Chức việc nam nữ :
- Chánh Trị Sự,  - Phó Trị Sự,  - Thông Sự,
- Luật Sự,        - Hành Thiện,   - Thính Thiện,
- Nhạc Sĩ,   - Lễ Sĩ,   - Giáo Nhi,
- Tá Lý,      - Đầu Phòng Văn.
       * Hàng Địa Thần gồm các phẩm nam nữ :
- Đạo hữu, - Thơ ký,
- Tân Dân, - Minh Đức, - Đạo sở.

Các chức vị trên đây, nếu giữ Thập trai hay Trường trai thì được làm các phép bí tích : phép xác, phép đoạn căn, phép độ thăng, được hành lễ tế điện có bài thài, được làm Tuần cửu, Tiểu tường, Đại tường.

             NGHI TIẾT HÀNH LỄ :
1. Hấp hối : Tụng Kinh Cầu Hồn khi hấp hối.
2. Tắt hơi : Tụng Kinh Khi đã chết rồi.
3. Tại Đền Thánh hoặc Thánh Thất :
    Dộng chuông cảnh cáo : nam 7 tiếng, nữ 9 tiếng.
4. Thượng sớ Tân cố : Dâng sớ tại Đền Thánh hoặc Thánh Thất hay tư gia cũng được.
5. Nhập mạch (Tẫn liệm) : Tụng Kinh Tẫn liệm.
Thân nhân muốn đem linh cữu vào Khách đình hay để nơi tư gia tùy ý. Nếu muốn đem vô Khách đình thì phải xin phép Hội Thánh.
6. Thành phục - Phát tang :
-          Bái lễ Đức Chí Tôn.
-          Cáo Từ Tổ. Phải có mâm đựng tang phục đặt phía trước bàn thờ, hành lễ Cáo Từ Tổ xong thì đem mâm tang phục qua đặt trước bàn vong, cầu nguyện. Vị Chức sắc hay Chức việc hữu trách mặc đại phục phát tang cho tang quyến.
-          Hành lễ Tế điện, đọc Ai chúc :
     - Chánh tế :  vợ tế chồng hay con tế cha, vv…
     - Phụ tế : nếu có thân bằng cố hữu tế lễ thì làm
                   nghi châm chước.
7. Cầu siêu : Tụng Kinh Cầu siêu xen Kinh Khi đã
    chết rồi, tụng 3 lần, niệm câu chú Thầy 3 lần.
    Tiếp theo sau là tụng Di-Lạc Chơn Kinh (DLCK).
8. Lễ An táng :
-          Hành lễ châm chước Cáo Từ Tổ.
-          Một vị Chức sắc hành Phép xác, phép Đoạn căn và Phép Độ thăng, trong lúc đó, đồng nhi tụng Kinh Cầu siêu xen với Kinh Khi đã chết rồi, tụng 3 lần, niệm câu chú của Thầy 3 lần.
-          Khiển điện.
-          Di linh cữu ra thuyền Bát Nhã. Đồng nhi tụng Kinh Đưa Linh cữu.
-          Đi đến Báo Ân Từ : thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Phật Mẫu (khi rước và đưa đều đổ 1 hồi chuông).
-          Đến Đền Thánh : cũng thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Chí Tôn (khi rước và đưa đều có đổ 1 hồi chuông) (không đổ trống).
-          Trở ra, đưa đến Nghĩa địa (đất Cực lạc) an táng.
Trật tự đưa đám :
 1/ Bảng Đại Đạo.
 2/ Phướn Thượng Sanh.
 3/ Bàn vong, theo sau là Bàn đưa.
 4/ Đồng nhi tụng Kinh Đưa linh cữu, có đờn.
 5/ Vãng lụy nếu có.
 6/ Thuyền Bát Nhã chở linh cữu.
 7/ Tang quyến.
 8/ Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu nam nữ.
9. Tại nghĩa địa :
-          Đọc Ai điếu (nếu có).
-          Đồng nhi tụng Kinh Hạ Huyệt và Chú Vãng Sanh 3 lần, khi dứt niệm câu chú Thầy 3 lần.
Giải tán. 

(Theo quyển Quan Hôn Tang Lễ 1975 của Hội Thánh)
Đạo hữu giữ Lục trai thuộc hàng Vong phàm, không được đối phẩm Địa Thần.
SƠ GIẢI : Những vị nầy không được làm phép xác, phép đoạn căn, khi Cầu siêu thì chỉ tụng Kinh Cầu Siêu (Đầu vọng bái.…) và tụng Di-Lạc Chơn Kinh mà thôi (không được tụng xen Kinh Khi đã chết rồi), được hành lễ tế điện giống như trường hợp Đạo hữu 10 ngày chay. Không được làm Tuần cửu, Tiểu tường và Đạitường. Khi tới ngày Tuần cửu, Tiểu tường, Đại tường thì thân nhơn người qui liễu đến Thánh Thất sở tại xin làm lễ Cầu siêu.
              NGHI TIẾT HÀNH LỄ :
1. Hấp hối : Tụng Kinh Cầu Hồn khi hấp hối.
2. Tắt hơi : Tụng Kinh Khi đã chết rồi.
3. Thượng sớ Tân cố : Dâng sớ tại Thánh Thất hay tư gia (không được dâng sớ ở Đền Thánh).
4. Tẫn liệm (Nhập mạch) : Tụng Kinh Tẫn liệm.
Thân nhân muốn đem linh cữu vào Khách đình hay để nơi tư gia tùy ý. Nếu muốn đem vô Khách đình thì phải xin phép Hội Thánh.
5. Thành phục - Phát tang :
-          Nếu để nơi tư gia thì hành lễ Đức Chí Tôn,
     Cáo Từ Tổ, Thành phục, Phát tang.
     Còn đem vào Khách đình thì cũng hành lễ
     Đức Chí Tôn trước.
-          Hành lễ Tế điện (Chánh tế) giống như trường hợp Đạo hữu 10 ngày chay, nếu có thân bằng cố hữu thì làm nghi Phụ tế châm chước.
.
6. Cầu siêu : Tụng Kinh Cầu siêu 3 lần, không tụng xen Kinh Khi đã chết rồi. Niệm câu chú Thầy 3 lần.
    Tiếp theo, tụng Di-Lạc Chơn Kinh.
7. Lễ An táng :
-          Hành châm chước lễ Cáo Từ Tổ.
-          Tụng Kinh Cầu siêu 3 lần, niệm câu chú của Thầy 3 lần. (Không được làm các phép bí tích).
-          Khiển điện.
-          Di linh cữu ra thuyền Bát Nhã. Đồng nhi tụng Kinh Đưa linh cữu.
-          Đi đến Báo Ân Từ : thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Phật Mẫu. (không dộng chuông đưa hay rước).
-          Đến Đền Thánh, cũng thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Chí Tôn (không dộng chuông đưa hay rước).
-          Trở ra, đưa đi an táng nơi Nghĩa địa.
     Trật tự đưa đám :
 1/ Bảng Đại Đạo.
 2/ Phướn Thượng Sanh.
 3/ Bàn vong.
 4/ Đồng nhi tụng Kinh Đưa linh cữu, có đờn.
 5/ Vãng lụy (nếu có)
 6/ Thuyền Bát Nhã chở linh cữu.
 7/ Tang quyến.
 8/ Chức việc, Đạo hữu, thân bằng nam nữ.
8. Tại nghĩa địa :
-          Đọc Ai điếu (nếu có).
-          Đồng nhi tụng Kinh Hạ Huyệt và Chú Vãng Sanh 3 lần, niệm câu chú của Thầy 3 lần./.   
    Giải tán. 

So sánh Tang lễ giữa 2 Đạo hữu giữ : Thập trai và Lục trai.

Đạo hữu giữ 10 ngày chay :
Đạo hữu giữ 6 ngày chay:
Đối phẩm Điïa Thần.
Vong phàm
Hưởng phép xác, đoạn căn, độ thăng.
không
Cầu siêu : có tụng Kinh Khi đã chết rồi.
không
Làm Tuần cửu, Tiểu tường, Đại tường.
không
Có dộng chuông khi đến Báo Ân Từ và Đền Thánh bái lễ.
không

Chỉ sai biệt có 4 ngày ăn chay trong 1 tháng mà người Đạo hữu giữ Lục trai mất đi rất nhiều quyền lợi quan trọng như : không được làm các phép bí tích, không được làm Tuần cửu, Tiểu tường và Đại tường, và nhứt là không được đối phẩm Địa Thần, chỉ được xem là Vong phàm, được lạy 2 lạy quì 2 lạy đứng.

Bạt tiến là đề cử dâng lên Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng xin cứu giúp linh hồn. Có 2 trường hợp:
 1/ Đạo hữu hay Cựu Chức việc còn giữ Đạo nhưng ăn chay không đủ 6 ngày trong 1 tháng.
Hành lễ Bạt tiến với nghi tiết giống y như trường hợp Đạo hữu giữ Lục trai, nhưng bớt ra 2 phần :
-          Khi tắt hơi không tụng “Kinh Khi đã chết rồi”.
-          Không thượng sớ Tân cố tại Thánh Thất. Nếu tư gia có lập Thiên bàn thì thượng sớ tại tư gia, nếu tư gia không có Thiên bàn thì thượng sớ tại nhà của một Chức việc gần đó.
 2/ Đạo hữu sa ngã bỏ Đạo và người ngoại Đạo:
-          Phần Kinh Thiên đạo : chỉ tụng 2 bài : Kinh
    Cầu siêu và Vãng sanh Thần chú. Tối được tụng
    DLCK. Không tụng các bài kinh Thiên đạo khác.
-           Phần Kinh Thế đạo : được tụng đầy đủ khi tế lễ, chánh tế và phụ tế.
* Về Cầu siêu bạt tiến, nếu ở gần Thánh Thất thì cầu siêu nơi Thánh Thất, nếu xa Thánh Thất thì thiết lễ Cầu siêu nơi tư gia của Chức sắc hay Chức việc gần đó.
* Nếu người trong thân quyến chịu nhập môn thì dễ hơn, Chức sắc cứ đến thượng tượng cho nhập môn, rồi thiết lễ tang sự luôn. (Theo Quan Hôn Tang Lễ 1975 của HT)
Hội Thánh có dặn rằng :
“ Tối lại, cả Đạo hữu và tang quyến phải thành tâm tụng Di-Lạc Chơn Kinh cho tới ngày di linh cữu.”
“ Điều trọng yếu hơn hết là trọn tang gia phải ăn chay trong mấy ngày quan tài còn tại nhà thì mới làm Bạt tiến cho linh hồn giải thoát đặng.”

1/ Người chết vì tự tử : không được hành lễ tang theo phép Đạo.
 2/ Người chết vì bị sét đánh :
Người bị sét đánh, tam thể xác thân bị tan rã, nên không thể cầu cứu vào đâu được.
Do đó, trong Tang lễ, không làm phần Thiên đạo, chỉ tế lễ theo phần Thế đạo để thân nhân tỏ lòng hiếu kỉnh và thương tiếc mà thôi.
 3/ Tang lễ cho nhi đồng :
Theo tài liệu Hạnh Đường, huấn luyện Chức việc Bàn Trị Sự nam nữ năm Canh Tuất (1970) thì :
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên đến 17 tuổi (vì 18 tuổi là
đủ tuổi nhập môn), nếu có Giấy Tắm Thánh, giữ Thập trai hay trường trai, thì làm các Nghi tiết Tang lễ giống y như Tang lễ hàng Nhơn Thần và Địa Thần.
- Trẻ em dưới 10 tuổi chết thì chỉ Thượng sớ và Cầu siêu mà thôi.

Sau ngày lễ Đưa chư Thần Thánh Tiên Phật triều Thiên mỗi năm, từ ngày 23 đến 30 tháng chạp âm lịch, các Đấng cầm quyền cai trị Càn khôn thế giới đều lên Ngọc Hư Cung chầu lễ Đức Chí Tôn, để báo cáo các việc trong một năm vừa qua, và nhận nhiệm vụ trong năm tới.
Trong thời gian 7 ngày cuối năm nầy, các Chức sắc từ phẩm Chánh Phối Sư đổ xuống Giáo Hữu và các phẩm tương đương khi qui vị, tang lễ phải làm tại tư gia (nếu không có tư gia thì hành lễ tại Khách đình), không di linh cữu vào Báo Ân Từ và Đền Thánh, không chèo hầu, chỉ được chèo đưa. 
Còn các phẩm :
-          Lễ Sanh và các phẩm tương đương,
-          Chức việc BTS và các phẩm tương đương,
-          Đạo hữu và các phẩm tương đương.
Khi qui liễu thì hành lễ cúng tế tại tư gia. Nếu vị nào không có tư gia thì hành lễ tại Khách đình.
Các lễ : Tế điện, Cầu Siêu, hành các phép bí tích, an táng, đều được tụng kinh như thường lệ.

  1/ Dàn bắc - Dàn nam :
Dàn bắc là dàn nhạc cổ, trổi lên những bản nhạc cung Bắc. Đây là những bản nhạc cổ phóng tác theo Tàu nhưng âm điệu mang sắc thái VN. Nhạc cung Bắc gồm 6 bản : Lưu thủy trường, Xuân tình, Phú lục, Bình bán chấn, Tây thi, Cổ bản.  Dàn bắc thường gồm các nhạc khí :
   - Trống cái  - Kèn  - Thanh la  - Chập chả.
Dàn nam là dàn nhạc cổ trổi lên các bản nhạc cung Nam. Đây là những bản nhạc cổ được sản xuất ở Nam VN từ thời Chúa Nguyễn, nên chịu ảnh hưởng của nhạc  Chiêm thành, tứ nhạc có giọng ai, bi, oán. Nhạc cung Nam gồm 3 bài : Nam ai, Nam xuân, Đảo ngũ cung.
Dàn nam thường gồm các nhạc khí sau đây :
    - Trống cơm  - Kèn  - Đờn cò  - Cặp sanh.
Nghi thức đưa tang trong Đạo Cao Đài, đối với hàng Chức sắc Thiên phong, tùy theo phẩm cao thấp mà có Dàn nam hay Dàn bắc hoặc cả hai Dàn nam bắc theo đưa tang.

  2/ Thuyền Bát Nhã :
Bát Nhã là do phiên âm từ tiếng Phạn : Prajnâ, dịch ra hán văn là Trí huệ, nghĩa là sự hiểu biết rốt ráo, thông suốt tất cả từ cõi người đến cõi trời. Từ ngữ Trí huệ chưa đạt hết ý nghĩa của chữ Prajnâ (Bát Nhã), nên các nhà tôn giáo vẫn thường dùng danh từ Bát Nhã.
Bát Nhã là trí huệ bực nhứt, vượt lên khỏi Tham, Sân, Si, dứt các mê lầm, tự mình thông đạt, tự mình hiểu biết hết các lẽ. Đạt được Trí huệ Bát Nhã là đắc đạo.
Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền Trí huệ do pháp nhiệm của Phật tạo nên để rước các chơn hồn đắc đạo lên cõi CLTG.
Thuyền Bát Nhã là từ ngữ để nói so sánh : Con người sống trong cõi trần ô trược nên bị tấm màn vô minh che lấp, để cho lục dục thất tình cám dỗ khiến sai. Chừng nào phá bỏ được tấm màn vô minh ấy thì vượt lên khỏi sự cám dỗ của lục dục thất tình, trở lại làm chủ chúng nó, lúc đó con người hết vô minh, tức nhiên đạt được Trí huệ, và cái Trí huệ ấy ví như chiếc Thuyền Bát Nhã, đưa con người đến cõi Cực Lạc Niết Bàn, đắc đạo thành Tiên Phật.
Trong thời ĐĐTKPĐ, Thuyền Bát Nhã do Đức Phật Di-Lạc làm chủ thuyền, rước các chơn hồn có đầy đủ công đức, vượt qua bể khổ, thoát khỏi luân hồi, đến cảnh TLHS mà Phật gọi là Cực Lạc Niết Bàn, Tiên gọi là Bồng Lai Tiên cảnh mà an hưởng những điều cực lạc.
Trong TNHT, có 4 câu thơ tả Thuyền Bát nhã :
Khuôn thuyền Bát nhã chẳng hề chìm,
Nổi  quá   như  bông,  nặng  quá  kim.
Có  đạo  trong  muôn  ngồi  cũng  đủ,
Không duyên  một  đứa  cũng là chìm.
Theo thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, trên sông Ngân Hà, một nhánh của biển khổ nơi cõi thiêng liêng, Đức Quan Âm Bồ Tát vâng lịnh Đức Di-Lạc Vương Phật, chèo chiếc thuyền Bát Nhã qua lại để độ sanh, rước những người đầy đủ phước đức đi qua biển khổ, đến cõi TLHS.
Theo bài thài hiến lễ Tam Nương trong Lễ Hội Yến DTC, Tam Nương cũng có nhiệm vụ chèo chiếc thuyền Bát Nhã rước người phước đức vượt qua biển khổ :
             Biển mê lắt lẻo con thuyền,
      Chở che khách tục, cửu tuyền ngăn sông.
Trong truyện Tây Du Ký, khi thầy trò Tam Tạng đến bến Lăng Vân, không thể đi lên cầu để qua bờ bên kia được. Đang lúc bối rối thì có vị Phật là Tiếp Dẫn Đạo Nhơn chèo chiếc thuyền không đáy tới rước. Tam Tạng thấy thuyền không đáy nên không dám bước xuống, Tề Thiên Đại Thánh bỗng xô Tam Tạng một cái, Tam Tạng ngã xuống nước, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn  đỡ  Tam Tạng lên thuyền, và chèo thuyền qua sông, khi đến giữa sông thì gặp một xác người đang trôi xuống, xem kỹ thì đó chính là xác phàm của Tam Tạng. Tiếp Dẫn Đạo Nhơn chúc mừng Tam Tạng, đã bỏ xác trần, đắc thành Phật vị.
Thuyền qua đến bờ bên kia, Tam Tạng nhẹ nhàng bước lên bờ cùng với ba đồ đệ. Khi quay nhìn lại, thấy con thuyền và vị Phật đều biến mất. Thế mới gọi là pháp trí huệ quảng đại đưa thầy trò lên bờ Cực Lạc.
Con thuyền không đáy ấy chính là chiếc Thuyền Bát Nhã mà người chèo là Phật Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
Bí pháp và Thể pháp của Thuyền Bát Nhã :
- Bí pháp : Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền rồng qua lại trên biển khổ nơi cõi thiêng liêng để rước những chơn hồn có đầy đủ phước đức, từ bờ bên nây của biển khổ (thử ngạn) là bờ luân hồi, sang qua bờ bên kia (bỉ ngạn) là bờ đắc đạo, đi vào cõi TLHS. Đây là chiếc thuyền cứu độ các chơn linh trong thời kỳ Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn.
- Thể pháp : Thuyền Bát Nhã được đóng bằng gỗ, có hình dáng là một con rồng vàng, đầu rồng, đuôi rồng, nơi chính giữa của mình rồng cất lên một cái nhà vàng để đặt linh cữu người chết, chở vào nghĩa địa chôn cất.
Vì có Thể pháp và Bí pháp huyền diệu như thế nên không thể gọi Thuyền Bát Nhã là chiếc “xe tang” được.
 Nơi vùng Thánh địa Tòa Thánh Tây Ninh, Thuyền Bát Nhã được đóng trên một cái khung 2 bánh cao su xe hơi, hai bên hông thuyền có gắn hai sợi dây thừng to và dài để các đạo tỳ kéo thuyền đi từ từ trên đường phố, đầu rồng và đuôi rồng lắc lư theo nhịp đi, nên từ xa nhìn vào thấy khung cảnh ấy rất ngoạn mục và huyền bí.
Năm Ất Hợi (1935), sau khi Đức Chí Tôn ban cho Kinh Tận độ thì Đức Phạm Hộ Pháp ra lịnh Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa làm lễ khai Thuyền Bát Nhã tại Khách Đình TTTN, tức là khai pháp Thuyền Bát Nhã
(Bí pháp và Thể pháp) tùng Cơ Tận độ của Đức Chí Tôn.
Trong buổi lễ nầy, Ngài Khai Pháp đọc một bài thuyết đạo nói về sự tích của Thuyền Bát Nhã và giải thích về Chèo Thuyền, xin trích đoạn ra sau đây :
“ Bần tăng vâng lịnh Đức Hộ Pháp dẫn giải cho nhơn viên hiện có trách nhiệm trọng yếu trong Bát Nhã thuyền được rõ : Lấy theo Thể pháp, các em đây là nhơn viên của Đức Phật Di-Lạc, tượng trưng thể pháp nơi mặt thế nầy, nương lấy khuôn thuyền Bát Nhã trong thời kỳ hạ nguơn hầu mãn khởi đầu thượng nguơn Tứ Chuyển.
Về hữu vi, tượng trưng đưa xác người vào nơi cực lạc giới, gọi là kiếp thoát trần; mặt khác về nhiệm mầu vô vi là Cơ Tận độ cứu rỗi 92 nguyên nhân qui hồi cựu vị, cùng các chơn hồn tiền vãng hậu vãng và các chơn hồn vật loại đạt đến phẩm người, khi thoát xác được siêu thăng Thượng giới.”
“ Thuyền Bát Nhã có được là do Đức Phật Tổ lấy một bèn sen (một cánh bông sen) nơi CLTG, dùng Tam muội hỏa mà biến thành, ấy là bí pháp của nhà Phật.
Hai chữ Bát Nhã, Phật tông nguyên lý trong kinh gọi là Trí huệ, để mở mang sự sáng suốt cho các bậc chơn tu, cũng ám chỉ là Thuyền Từ đưa người thoát tục.
Trải qua bao kỷ nguyên, người tu đắc đạo cũng nương lấy Bát Nhã thuyền do nhiệm mầu thiêng liêng mà về nước Phật hay đến cõi Hư Vô tịch diệt.”
“ Thuở Hỗn Độn, khi Trời Đất phân ngôi thứ rồi mà
chưa có loài người, Đức Diêu Trì Kim Mẫu, đạo Minh Sư gọi là Lão Mẫu, vâng lịnh Đức Thượng Đế nhóm ngự triều Đại hội nơi Kim Bồn, phòng định 100 ức nguyên nhân xuống trần, dùng Ngọc Lộ Kim Bàn trụ các nguyên nhân cho xuống thế lập đời.
Trước khi ấy, Lão Mẫu kêu toàn cả linh căn chơn tánh dự Hội Yến Bàn Đào, ban cho mỗi vị một cái túi gọi là Vạn Bửu Nang, trong đó có 8 món báu là : Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, và căn dặn khi xuống trần thế, rủi mất một món là về cùng MẸ không đặng.
Lão Mẫu dùng Bát Nhã thuyền chở toàn linh căn và 8 món báu ấy đưa xuống lập đời. Có bài kệ rằng :
Linh căn ngày đó xuống trần  ai,
Cái cái vui mừng nhập mẫu thai.
Vì mất Bửu nang  mê nghiệp hải,
Làm sao  tỉnh  đặng  trở  hồi lai.
Bên kia có Đại Tiên hiệu là Cù Tán Đởm hay Kim Quang Sứ, thấy Phật Mẫu cho chơn linh xuống trần thì cũng xuống trần, dẫn theo 5 chơn linh quỉ vị biến thành :
 (1) Kim là tiền bạc.  (2) Mộc là sắc đẹp.  (3) Thủy là rượu ngọt.    (4) Hỏa là nóng giận.  (5) Thổ là nha phiến.
Mỗi chơn linh quỉ vị đều biến ra 5 mùi vị khác nhau cho các nguyên căn say mê mà quên các Bửu nang.
Con người lớn lên thấy tiền thì ham, thấy sắc lịch thì mê, thấy rượu ngọt thì ưa, mà nó giục cho con người nóng giận và say mê nha phiến, chước quỉ mưu tà, hằng xúi giục bày ra muôn ngàn sự khoái lạc nơi trần khổ chẳng xiết, nên các linh căn vì lưu luyến hồng trần, vui say mùi  vị thế gian mà quên nguồn cội.”
Nhơn thời Hạ nguơn nầy, do cơ bút mà biết được có 8 ức nguyên nhân đắc đạo trong hai kỳ Phổ Độ trước. Những nguyên nhân đắc đạo ấy đến tình nguyện nơi Ngọc Hư Cung giáng trần, chịu mạng lịnh nơi Đức Di-Lạc Vương Phật, lo cứu rỗi 92 ức nguyên nhân còn say đắm nơi trần.

Bây giờ nhắc lại Thể pháp cuộc Chèo Thuyền Bát Nhã, phận sự của nhân viên trong thuyền có :
- Tổng Lái        - Tổng Mũi
- Tổng Thương  - Tổng Khậu    - 12 Bá Trạo.
- Tổng Lái : là chơn linh Hắc Sát Tinh ở Thượng giới theo Thể pháp, còn Bí pháp là chơn khí của Hộ Pháp.
   Tổng Lái tượng trưng Bát Quái Đài.
- Tổng Thương : là chơn linh Huỳnh Long Tinh ở Thượng giới theo Thể pháp, còn Bí pháp là chơn khí của Thượng Sanh. Tổng Thương tượng trưng cho CTĐ.
- Tổng Mũi : là chơn linh của Bạch Hổ Tinh ở Thượng giới theo Thể pháp, còn Bí pháp là chơn khí của Thượng Phẩm. Tổng Mũi tượng trưng cho Hiệp Thiên Đài.
- Tổng Khậu : tượng trưng nhơn sanh, tánh tình của Tổng Khậu vô chừng, vui buồn chẳng định, vả chăng trong thời biến chuyển loạn lạc, phải chịu dưới phép sai khiến của lục dục thất tình, vì danh lợi tự đem mình đến chỗ trụy lạc, vì vật chất xa hoa quyến rũ.
- Mười hai Bá Trạo : Con số 12 là bí pháp, số riêng của Đức Chí Tôn. Ngài nắm Thập nhị Khai Thiên nơi tay, tức là Thập nhị Thời Thần nơi Bạch Ngọc Kinh. Còn Thể pháp là Thập nhị Thời Quân HTĐ mà chúng ta đã biết trong cửa ĐĐTKPĐ. Vậy 12 Bá Trạo tượng trưng Thập nhị Địa Chi : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, mà biến tướng Càn Khôn thế giới, làm cho rộng lớn thêm  lên vũ trụ bao la.
Những vị vừa kể trên, vừa chèo vừa hát rập ràng, theo chơn truyền của đạo là Thể pháp. Thể pháp có hành
thì Bí pháp mới tựu. Ấy là dĩ huyễn độ chơn.
Thể pháp và Bí pháp lúc nào cũng phải đi đôi, cũng như người có xác và hồn phải tương liên, bằng chẳng vậy, có xác không hồn là điên, có hồn không xác là vị đó vậy.
“ Đức Chí Tôn là chúa tể CKVT, hoá sanh vạn vật, cầm quyền thiêng liêng cũng như hữu hình, với lòng Đại từ đại bi, chẳng nỡ ngồi nhìn con cái của Ngài phải chịu trầm luân khổ hải, nên Ngài dùng Bí pháp định cho Tam vị Thần xuống thế tượng trưng Thể pháp là : Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương, lái vững khuôn thuyền Bát Nhã để độ dẫn các chơn linh : nguyên nhân, hóa nhân, quỉ nhân, và các chơn hồn tức là chúng sanh, dầu xiêu lạc nơi nào cũng tìm rước về hội ngộ cùng Thầy.
Trong thời kỳ Hạ nguơn Tam Chuyển bước qua Thượng nguơn Tứ Chuyển, là Đại Ân Xá Kỳ Ba, chính Đức Chí Tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng huyền diệu cơ bút mở Đạo Cao Đài tại nước Việt Nam, qui Tam giáo hiệp Ngũ chi, tạo đời Thánh đức, dụng Nho Tông Chuyển Thế với chủ nghĩa tận độ chúng sanh trên quả Địa cầu 68 nầy qui hồi cựu vị, chẳng phân biệt giống nòi hay chủng tộc.”

          KẾT LUẬN :
“ Trong nền ĐĐTKPĐ, dùng Thuyền Bát Nhã với Bí pháp mầu nhiệm thiêng liêng, vì Đức Di-Lạc Vương Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn, làm chủ thuyền Bát Nhã, rước các bậc nguyên nhân từ Thất thập nhị Địa trở về. Đức Phật ngự trên thuyền, kêu gọi toàn linh căn chơn tánh của cửu nhị ức nguyên nhân hãy mau tỉnh ngộ về cửa nầy, nương thuyền Bát Nhã trở về Lôi Âm Tự và Bạch Ngọc Kinh mà hội ngộ cùng Thầy.

Còn Thể pháp, Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu, thọ mạng Đức Chí Tôn tạo thuyền Bát Nhã nơi mặt thế là tượng trưng Thể pháp, độ dẫn Bát hồn.”