Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

- KINH CẦU SIÊU

 





Kinh Cu Siêu
***** 
Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ,
A Di Đà Phật độ chúng dân,
Quan Thế Âm lân mẫn ân cần,
Vớt lê thứ khổ trần đọa lạc,
Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Bố từ bi tế bạt vong hồn,
Cứu khổ nàn Thái Ất Thiên Tôn.
Miền Âm cảnh ngục môn khai giải,
Ơn Đông Nhạc Đế Quân quảng đại.
Độ kẻ lành chế cải tai ương.
Chốn Dạ đài Thập Điện Từ Vương,
Thấy hình khổ lòng thương thảm thiết.
Giảm hình phạt bớt đường ly tiết.
Xá linh quang tiêu diệt tiền khiên,
Đặng nhẹ nhàng thẳng đến cung Tiên.
Nơi phước địa ở yên tu luyện,
Xin Trời Phật chứng lòng sở nguyện,
Hộ thương sanh u hiển khương ninh.




I.-NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA:

         Nguồn gốc bài Kinh Cầu Siêu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là bài “Sám Cầu Siêu” được thỉnh từ Chi Minh Lý, tức Tam Tông Miếu bây giờ.
         Bài Kinh này, Chi Minh Lý cầu Đức Chuẩn Đề Bồ Tát giáng cơ ban cho và dạy phải truyền kinh để phổ độ. Khi Đạo Cao Đài được khai sáng, Hội Thánh cử một phái đoàn gồm bốn Ngài: Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, Giáo Sư Vương Quang Kỳ và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đến Minh Lý Đạo thỉnh sáu bài Kinh, trong đó có bài Kinh Cầu Siêu.
         Kinh Cầu Siêu là bài Kinh tụng đọc cho các Chơn linh mới chết hay các tuần Cầu Siêu bạt tiến trong đạo Cao Đài để cầu xin Chí Tôn, Phật Mẫu và các Đấng Thiêng liêng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thất Nương Diêu Trì Cung ân xá cho vong hồn người chết được siêu thăng thoát hóa.
         Khi Cầu siêu, những người thân trong tang quyến (con cháu) và thân bằng quyến thuộc phải tập trung để thành tâm cầu nguyện cho linh hồn người chết được nhẹ nhàng.
         Trong quyển “Thiên Đạo”, Nguyễn Trung Hậu và Phan Trường Mạnh có nói đến sự tác dụng của Kinh Cầu siêu như sau: “Kinh Cầu Siêu rất linh nghiệm vì mỗi tiếng tụng lên vốn có sức rung động huyền diệu vô cùng. Sức rung động ấy, hiệp với sức tư tưởng mạnh mẽ và thành kỉnh của người tụng kinh gây thành một mảnh lực phi thường đánh tan Chơn thần của âm nhơn, giúp cho họ mau giải thoát đau khổ và hình phạt Thiêng Liêng đặng đi đầu thai sớm được”.
         Thực hiện lễ Cầu siêu là nhằm cầu xin Ơn Trên cứu giúp phần nào cho vong linh người chết được nhẹ nhàng, chứ không hẳn nhiên cầu là được siêu thoát, vì nó còn tùy thuộc vào nghiệp quả nặng nhẹ mà kiếp sanh người chết đã gây ra.
         Nhưng sự siêu thoát của cha mẹ ông bà có thể trợ giúp được phần nào bằng việc làm của con cháu. Nếu con cháu biết lo tu hành, lập công bồi đức để có thừa âm chất mà đem hiến dâng cho cha mẹ ông bà thì những Chơn linh này có thể được nhẹ nhàng trở về ngôi xưa vị cũ. Trong bài Kinh Tụng Cha Mẹ Đã Qui Liễu có câu:
                                                      Thong dong cõi thọ nương hồn,
Chờ con lập đức giúp huờn ngôi xưa.


II.-CHÚ GIẢI:

Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ,
A Di Đà Phật độ chúng dân,
         Vọng bái  : Ngưỡng vọng mà cúi lạy.
         Tây Phương Phật Tổ 西   : Đức Thích Ca Mâu Ni được gọi là Phật Tổ ở cõi Tây Phương là vì Ngài là một vị Tổ Sư và lại là người sáng lập ra Phật giáo ở phương tây nước Ấn Độ.
         A Di Đà   : Một trong những vị Phật quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Ngài được thờ trong các ngôi chùa của phái Tịnh Độ Tông tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
         A Di Đà là một vị Phật làm Giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngài biểu hiện cho từ bi và trí tuệ. Ngài có phát 48 lời nguyện rộng lớn là cứu độ tất cả chúng sanh, trong đó có lời nguyện sẽ tiếp dẫn vãng sanh về cõi Tịnh độ chúng sanh nào hướng niệm đến Ngài.
         Phật A Di Đà tức tự tánh Di Đà, tự tâm thanh tịnh sẵn có, bất sanh bất diệt, nên còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật    , và tánh giác hằng sáng suốt, nên cũng còn gọi là Vô Lượng Quang Phật    .
         Trong các ngôi chùa thường thờ Ngài ngồi chính giữa, Bồ Tát Thế Chí đứng bên phải, và Bồ Tát Quan Âm đứng bên trái.
         Độ chúng dân   : Tức là cứu giúp chúng sanh, cứu giúp nhơn sanh.
Câu 1: Đầu ngưỡng vọng cúi lạy Đức Phật Tổ ở cõi Tây Phương.
Câu 2: Cùng Phật A Di Đà nơi Cực Lạc xin cứu giúp cho chúng sanh.
         Lúc sanh tiền, Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật Văn Phật đã có lòng từ bi, thương xót chúng sanh mãi chìm sâu trong biển khổ, nên dù Ngài đang là một vị Thái Tử, quyền uy khắp nước, thế mà Ngài vẫn lìa bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh để chịu khổ hạnh tìm phương cứu khổ chúng sanh. Nên khi Ngài thành Đạo dưới cội cây Bồ đề, Ngài bèn truyền pháp độ sanh hơn 45 năm truờng đến lúc nhập Niết bàn mới thôi.
         Còn Đức A Di Đà Phật lập ra cõi Cực Lạc Thế Giới là có ý mong muốn độ hết chúng sanh về cõi ấy, nên trong 48 lời nguyện rộng lớn của Ngài, có một câu đại nguyện là tiếp dẫn chúng sanh nào hướng niệm đến Ngài đều được vãng sanh về cõi Tịnh độ.
         Do lòng Đại từ bi và Đại nguyện của hai Đấng Phật , nên khi chúng sanh cần cầu cho các vong linh được về cõi Phật quốc, thì thường nguyện vái Đấng Tây Phương Phật Tổ và A Di Đà Phật.

Quan Thế Âm lân mẫn ân cần,
Vớt lê thứ khổ trần đọa lạc,
         Quan Thế Âm   : Hay Quán Thế Âm là một vị Bồ Tát lắng nghe âm thanh của thế gian, có nghĩa là Ngài quán xét tiếng kêu đau khổ của chúng sanh thì Ngài đều đến cứu giúp hóa độ.
         Trong Kinh Pháp Hoa có câu: Khổ não chúng sinh, nhất tâm xưng danh, Bồ Tát tức thì quan kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát. Dĩ thị danh Quan Thế Âm                      .
         Nghĩa là chúng sanh bị khổ não mà nhất tâm niệm đến tên Bồ Tát, tức thì Ngài xem âm thanh của chúng sanh mà độ cho được giải thoát. Vì thế nên gọi Ngài là Quán Thế Âm. Người đời thường gọi tắt Ngài là Quan Âm.
         Ngài còn có hiệu là Quán Tự Tại Bồ Tát, có nghĩa là quán chiếu thâm sâu, giác ngộ tự tại mà cứu độ chúng sinh.
         Đức Quán thế Âm có phép thần thông quảng đại, thường hay biến hiện nhiều sắc tướng để cứu giúp chúng sanh, nên người đời thường thờ Ngài bằng nhiều tượng khác nhau.
         -Thiên thủ thiên nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát          tượng có nghìn tay nghìn mắt.
         -Chuẩn Đề Quan Âm     : Tượng có ba mắt và mười tám tay.
         -Nam Hải Viên Thông Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi, Tầm Thanh Cứu Khổ, Linh Cảm Quan Âm Bồ Tát                    : Danh hiệu nầy có nghĩa là Đức Quan Thế Âm làm Giáo Chủ Đạo Viên Thông ở miền Nam Hải, thường tìm tiếng kêu mà cứu khổ, rất cảm ứng và rất Thiêng liêng.
         -Quan Âm Nữ Phật     : Tượng là một người phụ nữ, cho nên còn gọi là Phật Bà Quan Âm, do hai sự tích : Quan Âm Diệu Thiện và Quan Âm Thị Kính.
         Trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Quan Thế Âm là một tướng nữ, tượng trưng cho tình thương của một bà mẹ hiền, đứng trên hoa sen, tay cầm cành dương liễu để tiếp dẫn chúng sanh và bình nước cam lồ để rưới tắt các phiền não. Trụ Xứ của Ngài là Nam Hải, nên còn được gọi Nam Hải Quan Âm hay Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai. Ngài được Đức Chí Tôn phong làm Nhị Trấn Oai Nghiêm Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai để đại diện cho Phật trong thời Tam Kỳ Phổ Độ.
         Bát Nương có giáng cơ cho biết về Đức Quan Âm như sau: “Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về cơ giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông nom về cơ Phổ Độ mà Quan Thế Âm Bồ Tát là Đấng cầm đầu. Quan Thế Âm Bồ Tát ngự tại Cung Nam Hải, ở An Nhàn Động, còn Cung Diêu Trì thì ở tại Tạo Hóa Thiên”.
         Sau đây là bài Thánh thi của Đức Quan Âm Như Lai:
                        Khán đắc phù sinh nhứt thế không,
                                
                        Điền viên sản nghiệp diệc giai không.
                                
                        Thê nhi phụ tử chung ly biệt,
                                       
                        Phú quý công danh tổng thị không.
                                
                        Cổ ngữ vạn ban đô thị giả,
                                
                        Kim ngôn bá kế nhứt trường không.
                                
                        Tiền tài thâu thập đa tân khổ,
                                
                        Lộ thượng huỳnh tuyền lưỡng thủ không.
                                
                                                      (Quan Âm Như Lai)

             DỊCH NGHĨA
            Được thấy phù sinh vốn cõi không,
            Ruộng vườn sự nghiệp cũng đều không.
            Vợ con cha mẹ rồi ly biệt,
            Danh lợi sang giàu rốt cũng không.
            Lời cổ: Muôn điều toàn giả tạm,
            Câu nay: Trăm kế một trường không.
            Tiền tài gom góp nhiều lao khổ,
            Nẽo đến Suối Vàng, tay sạch  không.
                                    (Thiên Vân dịch)
         Lân mẫn  : Thương xót và lo lắng giúp đỡ.
         Ân cần  : Lo lắng săn sóc một cách chu đáo.
         Vớt: Cứu vớt.
         Lê thứ  : Dân đen, chỉ dân chúng nghèo khổ.
         Khổ trần: Hay trần khổ  : Những nỗi khổ nơi cõi trần.
         Đọa lạc  : Hay trụy lạc, sa vào một cảnh đê hèn khổ sở. Theo nghĩa Kinh là bị đày xuống cõi thấp kém, tối tăm khổ sở.
Câu 3: Cầu xin Đức Quan Thế Âm thương xót ân cần lo lắng.
Câu 4:Cứu vớt cho dân chúng đang bị đày đọa khổ sở nơi cõi trần này.
         Chúng sanh bị khổ nghiệp vây khốn nơi cõi thế gian giả tạm, nên Chư Phật Tiên và Bồ Tát xuất hiện trên cõi đời này với hạnh nguyện đại từ, đại bi, ban vui cứu khổ cho mọi loài. Trong đó, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát được các Kinh ca tụng có hạnh nguyện độc đáo nhứt. Ngài đã chứng ngộ bằng âm thanh qua nhĩ căn viên thông, và lấy âm thanh làm tiêu đích trong việc cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sanh. Với danh hiệu Đại từ đại bi tầm thinh cứu khổ, cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát, đã nói lên được đầy đủ ý nghĩa hạnh nguyện đó. Vì thế, những nỗi khổ đau, tai nạn của kiếp người, cùng tiếng kêu gào van xin, cầu cứu của chúng sanh trong bể khổ đã làm cho nguyện lực độ sanh của Quán Thế Âm Bồ Tát phát sinh. Nên Ngài đã dùng nhĩ căn viên thông, thường xuyên quan sát và nghe tiếng cầu cứu của chúng sanh, tùy theo căn cơ mà Ngài hóa độ và cứu vớt.

Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Bố từ bi tế bạt vong hồn,
         Đại thánh  : Vị Thánh lớn.
         Địa Tạng Vương Bồ Tát     : Tên một vị Bồ Tát có lời đại nguyện cứu thoát chúng sanh ra khỏi cảnh giới Địa ngục khổ sở.
         Phật hiệu này mang ý nghĩa như sau: Địa  là đất, là nơi nương tựa của muôn loài, nhờ đất mà vạn vật nẩy nở, do đất mà phát sinh muôn loài. Tạng  là kho báu chất chứa trong lòng đất. Tâm được ví như đất, nên Bồ Tát Địa Tạng tượng trưng cho chân tâm. Chúng sanh phải nương vào chân tâm mới an vui giải thoát.
         Ngài có lập thệ: Nếu địa ngục chưa hết, thề không thành Phật, chúng sanh độ hết, mới chứng bồ đề. Cho nên gọi Ngài là U Minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát: Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh tận độ, phương chứng bồ đề            .
         Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn ân xá cho chúng sanh, đóng cửa Địa ngục, Phong đô mà mở ra một quan ải cho các Chơn hồn giải thân định trí, nói rõ hơn, đó là nơi của các hồn đến đó đặng định tâm xét mình, coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước tội, nơi đó được gọi là Âm Quang, do Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giáo hóa các nam tội hồn, còn Thất Nương Diêu Trì Cung thì lãnh phần giáo hóa các nữ tội hồn.
         Bố từ bi   : Ban rải lòng thương yêu chúng sanh.
         Tế bạt  : Cứu giúp để cất nhắc lên.
Chú thích: Từ bạt có nhiều chữ đồng âm, nhưng phù hợp với ý câu kinh chỉ là chữ  (bạt): Chọn để cất nhắc lên. Như đề bạt 提拔. Chữ bạt tiến hoặc tiến bạt 薦拔,chính là từ bạt này.
         Vong hồn 亡魂: Hồn người chết.
Câu 5: Cầu xin Đấng Đại Thánh là Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Câu 6: Ban rải lòng từ bi mà cứu giúp để cất nhắc các vong hồn cho được siêu thoát.

Cứu khổ nàn Thái Ất Thiên Tôn.
Miền Âm cảnh ngục môn khai giải,
         Cứu khổ nàn: Tức là cứu khổ nạn   : Cứu giúp thoát khỏi những tai nạn và khổ sở.
         Thái Ất Thiên Tôn    : Một vị đại Tiên, thầy của Tam Thái Bảo Na Tra, có nhiệm vụ chưởng quản bộ sổ ở cõi Phong Đô.
         Miền Âm cảnh: Cõi Âm phủ, cõi A tỳ, cõi Địa ngục...
         Ngục môn khai giải    : Mở bỏ cửa Địa ngục.
Câu 7: Cầu xin Thái Ất Thiên Tôn cứu giúp thoát khỏi cảnh khổ sở.
Câu 8: Xin mở bỏ những cửa ngục nơi miền Âm phủ.

Ơn Đông Nhạc Đế Quân quảng đại.
Độ kẻ lành chế cải tai ương.
         Đông Nhạc Đế Quân    : Là một vị Thiên Thần, trấn ở Đông Nhạc thuộc núi Thái Sơn, có nhiệm vụ cai quản, sửa trị tất cả các hồn u uất tán loạn, cùng việc thăng giáng của quỉ thần bất kỳ ở Dương gian hay Âm phủ.
         Ngũ nhạc   là năm ngọn núi cao làm tiêu biểu cho 5 hướng bên nước Trung Hoa. Đó là:
         -Đông nhạc Thái sơn    .
         -Tây nhạc Hoa sơn 西   .
         -Nam nhạc Hành sơn    .
         -Bắc nhạc Hằng sơn    .
         -Trung nhạc Tung sơn    .
         Trên năn ngọn núi này, tương truyền có năm vị Đế Quân trấn giữ, trong đó Đông Nhạc Đế Quân làm đầu thần Ngũ nhạc.
         Quảng đại  : Rộng lớn, chỉ lòng dạ rộng rãi bao la.
         Chế cải  : Sửa đổi lại.
         Tai ương  : Cái tai họa có hại lớn.
Câu 9: Mong nhờ ơn rộng rãi bao la của Đức Đông Nhạc Đế Quân.
Câu 10: Cứu giúp cho kẻ làm lành và sửa đổi bớt những tai ương hoạn nạn.

Chốn Dạ đài Thập Điện Từ Vương,
Thấy hình khổ lòng thương thảm thiết.
         Dạ đài  : Chỉ lâu đài, cung điện ở Âm phủ, đồng nghĩa với Diêm đài, hay Diêm cung, Âm cung.
         Thập Điện Từ Vương  殿  : Mười vị vua có lòng nhơn từ, đang cai quản mười điện ở cõi Âm phủ. Mười vị vua đó thường được gọi là Thập Điện Diêm Vương  殿   hay Thập Điện Minh Vương
         Theo kinh sách, mười vị Diêm Vương cai quản mười điện ở Âm phủ được kể như sau:
         Nhứt Điện  殿: Tần Quảng Vương   .
         Nhị Điện 二殿: Sở Giang Vương   .
         Tam Điện  殿: Tống Đế Vương   .
         Tứ Điện  殿: Ngũ Quan Vương   .
         Ngũ Điện  殿: Diêm La Vương   .
         Lục Điện  殿: Biện Thành Vương   .
         Thất Điện  殿: Thái Sơn Vương   .
         Bát Điện  殿: Bình Đẳng Vương   .
         Cửu Điện  殿: Đô Thị Vương   .
         Thập Điện 十殿: Chuyển Luân Vương   .
         Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn Đại Ân Xá, đóng Địa ngục, mở Từng Thiên, nên Thập Điện Diêm Vương hay Thập Điện Minh Vương được chúng sanh gọi là Thập Điện Từ Vương Chưởng quản cõi Âm Quang.
         Hình khổ: Hay Khổ hình  : Hình phạt chịu nhiều khổ sở.
         Thảm thiết  : Đau đớn như cắt.
Câu 11: Cầu xin Thập Điện Diêm Vương nhơn từ ở cõi Âm phủ.
Câu 12: Thấy các tội hồn thọ khổ hình mà đem lòng thương thảm thiết.

Giảm hình phạt bớt đường ly tiết. (1)
Xá linh quang tiêu diệt tiền khiên,
         Giảm : Bớt, trừ bớt.
         Hình phạt: Hay phạt hình  : Hình phạt để trừng trị kẻ có tội.
         Bớt đường: Giảm bớt việc.
         Luy tiết  : Dây trói buộc tù phạm, trăn trói, giam cầm.
         Ông Hoàn Phạm có nói: Xe hiên, mão miện thì để kính trọng người quân tử, còn như trăng trói thì để hành phạt kẻ tiểu nhân (Hiên miện dĩ trọng quân tử, luy tiết dĩ phạt tiểu nhân           ).
          : Tha cho.
         Linh quang  : Điểm Linh quang, tức là linh hồn.
         Thượng Đế là một khối Đại Linh quang trong Càn khôn Vũ trụ. Ngài mới chiết từng Tiểu Linh quang ban cho mỗi con người làm linh hồn.
         Tiêu diệt  : Trừ mất hẳn đi.
         Tiền khiên  : Những tội lỗi đã gây ra trong kiếp trước.
Câu 13: Xin giảm những hình phạt và bớt cho việc giam cầm, trăn trói.
Câu 14: Cầu xin tha thứ cho các linh hồn và trừ dứt hết các tội lỗi đã gây ra trong kiếp trước.

Đặng nhẹ nhàng thẳng đến cung Tiên.
Nơi phước địa ở yên tu luyện,
         Đặng nhẹ nhàng: Tức là Chơn linh không còn trọng trược nữa.
         Cung Tiên: Hay Tiên cung  : Cung Trời, chỉ cõi Tiên hay cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
         Phước địa  : Đất phước, nơi nhiều phước lành.
         Tu luyện  : Tu sửa và rèn luyện.
         Thường tu thì phải hành, ở đây tu cũng phải luyện, tức là sửa đổi những tính xấu xa, hung dữ rồi phải trau giồi rèn luyện để trở nên người hiền lương đạo đức.
         Tu luyện còn là một phép của phái Đạo gia, đó là tu tâm dưỡng tánh và còn luyện thần khí nữa.
Câu 15: Linh hồn đặng nhẹ nhàng mà lên thẳng đến cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Câu 16: Còn nếu ở lại thì hãy yên nơi cõi phước mà lo bề tu luyện.
        
Xin Trời Phật chứng lòng sở nguyện,
Hộ thương sanh u hiển khương ninh.
         Chứng lòng: Chứng chiếu cho tấm lòng.
         Sở nguyện  : Điều mà mình cầu nguyện, điều mà mình mong mỏi trong lòng.
         Hộ : Gìn giữ, che chở.
         Thương sanh  : Dân đen, chỉ chung nhơn dân hay nhơn sanh.
         Có nhiều người hiểu chữ “thương sanh” theo nghĩa từ Nôm là thương yêu sanh chúng.
         U hiển  : Tối và rõ, Âm phủ và Dương gian.
         Khương ninh  : An ổn mạnh khoẻ.
Câu 17: Cầu xin các Đấng Trời Phật chứng cho điều cầu nguyện.
Câu 18: Xin gìn giữ che chở cho con người ở cõi Âm phủ và Dương gian được an ổn mạnh khoẻ.

(1) Hầu hết những quyển Kinh: “Kinh Lễ” hay Kinh “Thiên Đạo và Thế Đạo” của Hội Thánh in bằng chữ Quốc ngữ, từ trước đến nay đều viết “Ly tiết”. Đây có thể là trường hợp đọc âm của từ Hán sai. Thực ra, phải viết là Luy tiết 縲絏 mới đúng (Phát âm theo Hán Việt Tự Điển, Thiều Chửu và Hán Việt Từ Điển, Đào Duy Anh).