-----oOo-----
*三 十 二 相 * 八 十 種 好
TAM THẬP NHỊ TƯỚNG – BÁT THẬP CHỦNG HẢO
Khảo Dịch: HT. Thích Huyền-Tôn.
Liên Thanh Sưu Tập
考译: 释玄宗 和尚
---o0o---
*******
TÂM NIỆM
( 3 lạy )
THÁNH GIÁO ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
THI
TA là
chánh pháp Đạo hư không,
BÀ sắc
trần gian lắm bụi hồng,
GIÁO vị nhân sanh hồi tánh Phật,
GIÁO vị nhân sanh hồi tánh Phật,
CHỦ hòa
chánh pháp tạo Nhân Ông,
ĐẲNG nhàn nhã hiện cơ
minh triết,
GIÁC lý huyền thâm chỉ
đại đồng,
MÂU huệ tiêu
dao huỳnh sắc hiện,
NI thừa
tăng chấp Đạo hằng thông.
Bần-Đạo
mừng chung! Nầy các nguyên nhân được miễn lễ, đồng tọa nghe Bần-Đạo mừng lễ
Đản-sanh mà thế nhân cho đây là chính là ngày Phật Đản. Lành thay! Lành thay!
Phật tâm viên tánh bất chấp trần gian, chỉ mong sao thế nhân hồi đầu hướng
thiện, dầu ngày Đản sanh là ngày nào cũng vẫn công đức kiên trì nhắc nhở cho
chung chúng sanh nơi đây là trần ai tục lụy, chốn mê đồ tân khổ phải vượt khổ
hầu có trở về nơi Cực lạc nhàn du.
Nầy
các nguyên nhân! Kìa đường đời càng ngày càng thấy biết bao nhiêu là điên đảo
lòng người, càng ngày các nguyên nhân cũng càng thấy điều say đắm hồng trần, mê
mang nơi đoản lạc, không biết mình là một chơn linh tàng ẩn siêu-vi, hầu có
trau dồi bản thể Phật Tánh trở về với cảnh an nhàn tuyệt lạc. Lầm thay, lầm
thay! Chấp giả thị chơn, thương cho thế nhân nên Bần-Đạo hóa sanh truyền chánh
pháp, đến nay đã hai ngàn năm lẽ thì tại sao chưa vớt được chín mươi hai ức
nguyên-nhân, lòng Bần-Đạo cũng thấy còn thiết tha vì đại từ-bi muốn truyền huệ
linh thông cho tất cả, nhưng vì tâm phàm còn lộn lạo biết bao nhiêu điều
ô-trược, mang mễn bao nhiêu là thất tình lục dục, cho nên ngày nay phải chịu
trả vay trong kiếp luân hồi thì làm sao nhiếp thọ được đại hồng ân của Thiêng
Liêng ban bố. Nầy các nguyên nhân, mỗi mỗi đều có Phật tâm, Tiên tánh nhưng tự
mình làm hủy hoại, cũng như các nguyên nhân thấy kia, nhìn thẳng nơi Thiên-bàn,
Bửu-vị nọ là chiếc đèn, các nguyên nhân có thấy chăng? Đó cũng như là lẽ thiên
nhiên mà Trời đất ban cho mỗi mỗi, nếu các nguyên nhân thắp lên cho sáng, cứ
thắp mãi như thế thì đến ngày kia tiêm sẽ hết, dầu sẽ tan. Nếu không thắp thì
các nguyên nhân sẽ còn nguyên vẹn, nhưng nếu các nguyên nhân không thắp thì làm
sao cho có được ánh sáng soi chung!
Điều
tâm pháp mà Bần-Đạo giảng ra đây vì chấp cho nên các nguyên nhân vẫn thấp, dầu
cho các nguyên nhân có chấp đến đâu, có mê lầm đến đâu thì cũng đến ngày tàn
tạ, nhưng nếu không thắp lên sáng thì đèn kia làm sao soi chung? Vì thắp, không
thắp cũng trong là mê chấp vậy. Làm sao không thắp, không sáng mà các nguyên
nhân tự thấy, tự tìm thì mới đúng là chánh pháp siêu vi. Lời Bần-Đạo giảng ra
đây là lời tâm pháp, ráng trì nghiệm, xem xét bản tánh ngày nay, vì thiên lương
đã mất cho nên thân trần lục đạo luân hồi làm hoại Nho Tông, làm mất
đường chánh pháp, đua sửa tôn-chỉ công bình, thông nghiêm cho nên phải chịu họa
điên đảo mạt kỳ loạn ly là thế. Nơi nơi chúng sanh vì lòng dục vọng mà tạo
thành biết bao nhiêu là ác nghiệp. Tất cả các nguyên nhân quỳ dưới Phật đài đều
biết là vì dục vọng, vì ác nghiệp cho nên làm cho thế gian phải đảo điên, biết
như thế tại sao không hành cho đúng chánh pháp, biết mà không hành làm sao đi
đến đại đồng cực lạc. Tuy biết cũng không bằng hành, phải thật hành cho đúng, phải
diệt dục, giữ lòng thanh tịnh, đừng nói rằng chỉ một mình ta, dầu diệt dục, dầu
giữ lòng thanh tịnh cũng không giữ được phong hóa thuần lương, hoặc chánh pháp
kỷ cương của Huỳnh-Đạo mà phải biết rõ tự mình sửa tâm tánh, diệt dục rèn thân
còn hơn là không đương sửa để đua đòi theo vật chất xa hoa, khi gần
bỏ xác ân-hận thì đã muộn màng, thương thay!
Tại
sao Bần-Đạo truyền tinh-quang siêu điễn cho một chơn đồng để tìm ra chánh pháp?
Nầy các nguyên nhân, vạn pháp cho tâm tạo, trước khi nhập Niết-Bàn, Bần-Đạo có
đại thệ cùng thế gian sẽ chuyển pháp luân dùng mọi phương tiện để truyền bá
chánh pháp, miễn làm sao cho chúng sanh tỏ ngộ được chơn-lý tu hành mà thôi.
Nơi nầy truyền cơ bút, nơi kia chuyển hóa hồng ân, nơi nọ dùng hào quang chiếu
rọi chuyển đức lành cho chung, tùy căn duyên, tùy đại kiếp, tùy phong hóa dân
sanh phù hợp mà Bần-Đạo chuyển huyền linh. Vì thời kỳ mạt pháp cho nên phải
dụng tinh-quang siêu điễn tá khắp trần gian mới độ rỗi toàn cầu, chớ hiện ra
một thân tứ đại thì cũng không thể nào Thống được Ngũ Chi. Tam-Giáo không lập
lại đời Thượng-Nguơn Thánh-Đức. Ngày kia Di-Lạc Thiên-Tôn lâm phàm là đương lai
Giáo-Chủ Long-Hoa sẽ trọn quyền phán xét, Tam-Giáo công đồng, tất cả nguyên
nhân phải tin tưởng rằng ngày tận thế sắp gần kề, điều phán xét đại đồng không
xa vậy. Biết như thế mà vẫn ngồi yên, nhìn thế cuộc, thương thay!
Nầy
các nguyên-nhân, đang hồi khảo đảo, thế cuộc đảo điên, vì thương chúng sanh nên
Phật quì dưới bệ tiền cầu xin Ngọc-Đế gia ân cho tùy duyên Thánh, Thần, Tiên, Phật
phổ truyền giáo pháp, đại xá kỳ ba. Trong thời Phong-thần diễn biến vay trả trả
vay, từ đây sẽ biết đừng ham đoản lạc, đừng tiếc cảnh trần gian mới thấy rõ Đạo
mầu tuyệt diệu cao siêu. Nữa trần tục, nữa tin tưởng Đạo mầu thì cũng chưa thực
được lý cao siêu của Trời ban bố vậy. Nếu tất cả nguyên-nhân chịu bỏ tất cả thì
sẽ được tất cả, nếu còn ham muốn tất cả thì sẽ mất tất cả, chẳng phải mất tất
cả mà thôi còn mất luôn cả linh hồn. Kìa linh hồn báu trọng tinh anh tại sao
các nguyên nhân không biết trau luyện lại, rèn chi thân thể tứ đại ngày kia sẽ
trả về với gió bụi. Nhưng muốn luyện linh hồn trước phải tập rèn cho thân thể
phục tùng theo lý trí, từ lý trí mới được huệ linh của Tiên Phật truyền ra, các
nguyên nhân mới thọ lấy. Cảnh trần gian đã biết là ô trược đắng cay, lòng phiền
não cứ nối tiếp theo làm cho con người phải điên đảo trong thất tình lục dục.
Ai cũng biết thế, ai cũng suy nghĩ thế mà không ai hành đúng theo chánh pháp
hư-vô, không có lòng tin trọn vẹn, chẳng có dạ hy-sinh tuyệt đối cho nên không
thành Tiên, đắc Phật là vậy.
Kìa
nhìn xem trong tất cả Bửu Tự, Thánh Thất, Thánh Tịnh biết bao nhiêu từ mấy ngàn
năm nay chưa có người đắc được, vì không có một nguyên nhân trọn lòng thành
tín, trọn dạ hy-sinh, mượn Đạo tạo đời gây biết bao nghiệp quả cho nên không
đắc được Tiên, Phật tại thế. Chúng sanh thì đa chấp, nhìn thấy thế cho nên cho
là chánh pháp chẳng được anh linh mới có điều bán rẻ khinh khi. Ngày nay nếu
không trọn tin, không trọn dạ hy-sinh thì cũng chẳng đắc được chi Tiên, Thánh.
Đường
trần ngắn ngủi, đời của các nguyên-nhân cũng như con phù du. Nầy các
nguyên-nhân, trong một khắc, trong một ngày của một sinh vật nhỏ nhứt trần gian
mà các nguyên-nhân nhìn thấy đó thì chính nó cũng ngỡ rằng sống trăm năm, cũng
như tinh thần của các nguyên-nhân đang nghĩ đến vậy. Phần Thần, Tiên, Thánh,
Phật cũng như người nhìn thấy các sinh vật nhỏ bé, cảm động lòng thương, truyền
chánh pháp cho hầu có tránh khỏi điều tang thương, nhưng vì quá u tối mê lầm.
Người
cha thương con thường dạy bảo cho con điều hay lẽ phải, dạy cho con học hành,
dạy cho con bước vào khuôn khổ của Đạo Đức, nhưng đứa con cho rằng cha mẹ khó,
điều đó cũng chẳng ích chi. Khi lớn khôn mới hiểu rõ đó là lời châu tiếng ngọc,
nghĩ lại lúc bé thơ cãi lời cha mẹ, điều đó rất là ân hận. Thương thay! Các
nguyên-nhân ngày nay quì trước Phật đài chấp lấy chánh pháp siêu vi, bỏ điều
đau thương trần tục một dạ tin tưởng, nơi gia đình phải làm tròn bổn phận để
trả nợ đời. Nơi Thiêng-Liêng phải tự rèn lòng, tự trau giồi linh hồn cho riêng
mình, đừng vì quá cảnh đời mà phải luân hồi vì oan gia nghiệp chướng. Không có
một điều gì trường cửu nơi thế gian, nhưng nơi thế gian cũng là nơi trường miên
vĩnh cửu. Tại sao? Điều trường miên vĩnh cửu là do người tạo ngay bây giờ để
dành cho ngày sau vậy! Còn điều không trường miên vĩnh cửu là vì luật vô thường
điên đảo của thế gian, biết luật thiên nhiên, biết điều trọng đại thì tự mình
tầm lấy chơn pháp siêu vi, tự giải thoát cho mình. Còn riêng về Thần, Tiên,
Thánh, Phật thương chúng sanh vì lòng đại từ bi điểm hóa cũng như người khai
đuốc, chỉ rõ đường đi nước bước chớ không thể kề vai gánh lấy được. Đi hay
không là tự người vậy. Thấy người đang cơn đói khổ, Tiên, Phật chạnh lòng
thương xót ban cho chén nước, ban cho chén cơm, còn ăn hay không là tự người vậy.
THI BÀI
Phóng
quang Đạo pháp diệu thường
Hạ
đàn khuyên nhủ vẹn đường tâm kinh
Thế
trần muôn việc tại tin
Tin
là tối diệu, tối linh cuộc đời
Khuyên
tất cả tin trời, tưởng Phật
Có
hoại gì, có mất gì đâu?
Sớm
hôm trần tục não sầu
Cuộc
đời lăn lộn cơ cầu đắm say.
Sáng
đến chiều trọn ngày vất-vả,
Chỉ
vài giờ thong thả tâm hồn,
Suy
cơ quảng đại kiền khôn,
Mau
chơn thoát khỏi hàn ôn hội này.
Tự
tin trên có Thầy NGỌC-ĐẾ,
Quản
năng quyền lập thế cứu đời,
Nguyên
nhân kỉnh Phật trọng Trời,
Tự tin Thần Thánh vạn lời chép biên.
Đâu đâu
cũng ban truyền chánh pháp,
Phải rèn
lòng bồi đắp hiếu trung,
Một
là trả nợ cúc cung,
Cù lao dưỡng dục trọng dùng con thơ.
Nơi trần
tục đợi chờ tu tỉnh,
Cho
Cửu-Huyền được lỉnh giáo truyền,
Thiên-Thai
nguyên vị hồi nguyên,
Con đường than thở Diêm-tuyền ai ơi!
Vì cha mẹ
trước thời bất ngộ,
Mối Đạo
Vàng là chỗ cao siêu,
Muốn
về được cảnh Linh-Tiêu,
Niết-Bàn tự toại cần yêu Ông Bà.
Phải cầu
nguyện thiết tha cứu rỗi,
Cho
Cửu-Huyền xá tội được lên,
Thì
con tâm chí mới bền,
Đạo mầu mới được Ơn Trên chiếu truyền.
Lời tâm
pháp cửa Thiền rộng mở,
Nơi đây là
nâng đỡ nguyên nhân,
Tránh
qua khỏi cảnh Phong-Thần,
Tránh điều bạo ác xây vần đó đây.
Đời chuyển
biến hồi này cố gắng,
Phải tròn
tin để đặng bảo tồn,
Trước
là trọng vệ linh hồn,
Sau là Thất-Tổ được Ơn triệu hồi.
Nay
tinh-tấn tô bồi Giáo-Pháp,
Theo
Thánh-Ngôn xây đắp Đạo-Vàng,
Trước
là chữ hiếu trang hoàng,
Sau lo trả nợ trần gian kịp kỳ.
Luật vay
trả huyền-vi Trời định,
Nay vay
rồi lừa phỉnh làm sao?
Kiếp
này nếu chẳng trả mau,
Kiếp sau còn phải lời trao vạn ngàn.
Nay gặp
Đạo mau toan vì Đạo,
Lập quả
công cố tạo đức lành,
Ông
Cha chắc chắn sẽ thành,
Nhờ nơi con trẻ để dành đức tin.
Thương
trần tục Thiên-Đình đại-xá,
Tại nhân
loài vội ngã lòng tin,
Vô
Thần bày thuyết tự mình,
Lo cho đoản lạc kiếp sinh hiện tồn.
Rồi mặc kệ
dại khôn ngàn kiếp,
Để linh
hồn nối tiếp đọa đày,
Thương
là thương cảnh trần ai,
Thương
người hướng thiện Thiên-Đài muốn lên.
Nhưng
tâm vẫn mãi quên trì niệm,
Quên
cuộc đời toàn kiếm hư danh,
Truyền
trong cho mối Đạo lành,
Mà
không suy xét khó thành Phật, Tiên.
Kỳ
đại xá diệu huyền ân tứ,
Khuyên
nguyên nhân nên giữ từ nay,
Ta
là Giáo-Chủ Đương Lai,
Lập
đời Thánh-Đức hoằng khai Đạo-Vàng.
Thăng
DI -LẠC THIÊN-TÔN
PHÁP CHỈ THƯỢNG THỪA
Tý thời, đêm 15 tháng 4 năm Quý Sửu - Đại Đạo 47 (17.5.1973).
THI
THÍCH Chủ minh tâm kiến tánh chơn,
CA thành mạng lập bổn nguyên huờn.
NHƯ nhiên tịch tịnh vi cơ động,
LAI định chân thời thể thủ đương.
Điểm xuyết Càn Khôn thông giác hải,
Truyền giao Ly Khảm hội quan nguơn.
Pháp luân
khởi trụ xuy khư hóa,
Chỉ sở linh minh xuất tử đơn.
Bổn Sư chào mừng chư môn đệ đàn tiền, miễn lễ, tỉnh tâm an tọa nghe dạy đề tài: "Pháp Chỉ Thượng Thừa".
Lành
thay! Lành thay! Trước tiên Bổn Sư có lời mừng cho những môn đệ có lòng chí thành thiện nguyện nên được Thượng Đế đặc ân cho "Phẩm Thượng Thừa" này.
Hỡi chư thiện tâm! Giữa lúc đa phần nhân loại đang say mê theo cuộc sống vật chất trần hồng, trí óc con người đều dốc trọn vào sự nghiệp hữu hình, vào cơ giới hóa thời đại. Còn phần tinh thần thiêng liêng của con người gần như xa lạ.
Giới tu hành lại nặng về tín ngưỡng, theo sắc tướng âm thinh hoặc ưa thích theo lối dị đoan, mê tín, bùa chú, pháp
thuật, không lối giải thoát tâm linh, không hội nhập được chân truyền của nền Đại Đạo.
Chân
truyền còn gọi là bí quyết tu luyện.
Công
phu tu luyện có hai phần là: Trúc Cơ và tu Tánh luyện Mạng.
Trúc
Cơ có bốn công phu:
- Trúc Cơ
Minh Đường là thực hành Nhơn Đạo.
- Trúc Cơ Lập Đức là thí pháp, giúp người học Đạo.
- Trúc Cơ
Tâm Hư là luyện kỹ Tinh thuần.
- Trúc Cơ
Vô Lậu là luyện Tinh Khí không còn tẩu lậu.
Trúc
Cơ hoàn thành mới kiến tạo Tam Đài:
- Bát Quái Đài là ngôi Thần.
- Hiệp
Thiên Đài là ngôi Khí.
- Cửu
Trùng Đài là ngôi Tinh.
Tam
Đài là sự thể hiện của Pháp môn "Tánh Mạng song tu, dĩ Thần ngự Khí".
THI
Đại Đạo là gì? Đạo ở đâu?
Đó là cương yếu đặt từ lâu,
Thân, tâm "đóng - mở" Trời ban phú,
Tánh, Mạng "sanh - huờn" pháp hiệp thâu.
Khải ngộ an nhiên cơ định giác,
Viên dung chiếu hiện tợ minh châu.
Thoát vòng cương tỏa vô lai khứ,
Chẳng bận tử sanh, chẳng nguyện cầu.
Con
người có Tâm và Thân, có Tánh và Mạng, có Thần và Khí, tức là có âm và dương. Thiếu một thành phần là không thành con người, do đó phải có cả hai. Nếu tu Tánh mà không tu Mạng, hoặc tu Mạng mà không tu Tánh là không
đúng với chân pháp Đại Đạo, uổng phí công lao.
THI
Đạo tại nhãn tiền, tại bản thân,
Luyện tâm hư cực, Tánh huờn chân.
Luyện Thân giả hiệp thành thân Pháp,
Luyện nội ngoại công tụ Khí Thần.
Công
phu tu luyện đều nhắm vào Tánh, Mạng nên Bổn Sư nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho hàng Tu sĩ lưu ý hầu khỏi lạc vào nẻo bàng môn ngoại đạo.
Tánh
tức là tâm. Tâm thường an thì Tánh thể thường minh. Thân không lậu thì Mạng căn vĩnh cố. Tánh thể thường minh thì vô lai vô khứ. Mạng căn bền vững thì chẳng tử chẳng sanh.
Công
phu Tánh, Mạng phải qua từng trình tự gọi là 5 bước công phu, hay gọi là "Ngũ Thiền", từ khởi thủy đến thực chứng.
1. Sơ
thiền: Luyện kỹ Trúc Cơ.
Luyện kỹ là luyện cái tâm cho thuần nhất, không còn nghĩ thiện nghĩ ác, nghĩ có nghĩ không,
nghĩ phúc nghĩ họa, nghĩ hơn nghĩ thua... tức là không còn những đối tượng nhị nguyên nữa. Tịch nhiên bất động. Thức thần không còn chỗ nương. Chơn thần trở về chủ vị như thuở Tiên Thiên, gọi là tâm thuần
dương, bất sanh bất
tử.
2. Nhị
thiền: Luyện Tinh hóa Khí.
-
Nam giới thì luyện Tinh hóa Khí.
-
Nữ giới thì luyện Huyết hóa Khí.
* Luyện Tinh hóa Khí: là luyện cho tinh thông không còn tẩu lậu. Thể thủ Chân Tinh đem về chỗ vị sanh thân rồi dùng Chân Hỏa huân hóa cho Tinh này trong sạch như nước thanh nguyên (nguồn nước trong sạch) rồi hóa thành Khí.
Tinh
thủy hạ lậu chỉ có một đường dương quang nhưng sau khi đã hóa thành Khí thì lậu khắp chín cửa do đó phải đóng kín chín Khiếu bên ngoài và một Khiếu bên trong là ý bất động.
Lúc
này Chân Khí không còn vọng xuất nữa mà tụ về Tổ Khiếu mà chầu Chơn Thần, và lúc này Thần Khí mới tạm thời hiệp nhứt, mà phải chờ đến lúc Chân Khí kết thành Chân Chủng Tử mới thật hiệp nhất và hiệp mãi mãi.
Tuy
Chân Khí đã quy tụ nơi Tổ Khiếu nhưng chưa được hoàn toàn thanh chân, nên Chân Ý phải hướng dẫn nó theo con đường về Tây Phương và xuống Địa Phủ vài mươi hiệp để dung hóa với nội dược là chơn Âm và chơn Dương cho thành một loại chân dược vô giá bửu.
Rồi còn phải tiếp theo một thời công phu nữa mới viên mãn thời Tiểu Châu Thiên, Chơn Thần không giây phút xa lìa Cốc Thần, gọi là Cốc Thần bất tử. Công phu này vừa huân chưng vừa thể thủ.
* Luyện Huyết hóa Khí: còn gọi là: "Thái âm luyện hình". Cùng với pháp tu luyện của nam giới. Đại
thì đồng, tiểu thì dị.
Sơ công hạ thủ, bế mục tồn thần đại thể là một. Là khiến cho tâm an tịnh, cho tức điều hòa. Sau đó mới ngưng Thần nhập Khí huyệt (tại lưỡng nhủ gian). Pháp nữ tu có bài dạy riêng.
3. Tam thiền: Luyện Khí hóa Thần.
Luyện Khí hóa Thần, còn gọi là pháp "Dưỡng thai thần hóa" mười tháng công phu.
Nói
luyện Khí nhưng không phải luyện Khí mà là nuôi dưỡng Thánh Thai cho thật sung mãn, chẳng khác mẹ nuôi con mười tháng trong thai.
Nói
là Thánh Thai nhưng là Chân Chủng Tử tợ như hạt ngọc minh châu.
Lúc
đầu viên ngọc minh châu mới kết, hình dáng chưa viên mãn, ánh bạch quang chưa được sáng rõ nên nói luyện Khí tức là luyện cho viên ngọc này thật viên mãn, thật sáng rỡ. Sáng cho đến ám thất (nhà tối) thành bạch quang, cho ánh thái dương không còn tác dụng.
Vậy luyện hạt minh châu như thế nào?
Tuyệt đối không dùng võ hỏa mà chỉ dùng chân hỏa kết hợp với Tiên Thiên Chân Khí mà huân
hóa, mà tu dưỡng.
Châu
Thiên Vận không còn độ số như thời Tiểu Châu Thiên mà vận hành Chân Tức như lúc còn trong bụng mẹ.
4. Tứ
thiền: Luyện Thần huờn Hư.
Luyện Thần huờn Hư, còn gọi là "Tam niên nhủ bộ". Tức là luyện xuất Thần thâu Thần.
Công
phu Tứ Thiền chẳng khác người mẹ nuôi con ba năm cho bú mớm, dạy đứng, dạy đi, mẹ không rời con một bước.
Luyện xuất thần thâu thần cũng vậy, chân ý không lìa dương thần. Thần một xuất thì liền thâu. Tuần tự từ gần đến xa, cho đến lúc Thần đi thật xa thì chân ý không còn thâu
nữa mà để cho dương thần tự nhiên xuất hóa.
5. Ngũ thiền: Nhập Đại Định.
Thời nhập Đại Định là thời kỳ Tu Sĩ đã chứng quả thuần Càn, là thời
thừa lục long dĩ ngự Thiên, là cỡi sáu rồng đi khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới để thuyết pháp độ sinh.
THI
Luyện Đạo hư vô, trước luyện tâm,
Tâm sanh duyên khởi nghiệp mê lầm.
Mê lầm tưởng Đạo là không ảo,
Nào biết trong người Đạo ẩn thâm.
BÀI
Tu thiền định hư vô Đại Đạo,
Pháp Thượng Thừa chí bảo chí chơn.
Là cơ vận chuyển âm dương,
Âm dương đắc chánh hiệp huờn linh thai.
Linh thai vốn không ngoài Tánh, Mạng.
Tánh, Mạng là căn bản công phu.
Cổ kim bao lớp người tu,
Lần cơ mật nhiệm, truyền thu dặt dè.
Nay trường Đạo chuẩn phê sắc chỉ,
Trao pháp đồ phục vị nguyên căn.
Khởi đề lập hướng Thần đăng,
Chiếu minh thổ phủ, Đạo hằng lai sanh.
Từ phàm thể hóa thành Pháp thể,
Từ Hậu Thiên phục khế Tiên Thiên.
Từ cơ sanh diệt trái khiên,
Chuyển siêu giác hóa thiên nguyên tựu thành.
Công chứng ngộ thâm hành vô thượng,
Nguyện lực cao là hướng định cao.
Lần theo lối thẳng đi vào,
Đi vào cửa Pháp phải vào chánh môn.
Môn luyện kỹ nhuần ôn thời tập,
Bát Nhã thuyền hội tập nguyên nhân.
Nghiệp trần giải sạch trái oan.
Từ không mà có, có hoàn lại không.
Đoạn hỏa tánh, dứt lòng Thần thức,
Chuyển dục tình lập cực Vô Vi.
Hành tàng cơ diệu thời tri,
Âm dương thăng giáng đúng kỳ khai thông.
Thời chuẩn bị hành công tiếp bổ,
Hô hấp cơ Pháp độ lần khơi,
Giáng thăng không nhặt không lơi,
Ý chân dẫn lối, Thần dời cung vi.
Đóng sáu cửa phục quy căn nội,
Cho lục trần tự thối về không.
Lục thức lặng ẩn bên trong,
Tịch nhiên hư cực viên thông giác thần.
Thần hiệp Khí, Thần chân Khí tụ,
Khí Thần giao cho đủ thời hầu.
Tịch trung vô lự cô câu,
Miên miên tâm tích tương cầu tương y.
Hiệp thành Pháp Chỉ sơ kỳ.
THI
Hạt giống Linh Căn tự thuở nào,
Gieo vào Thánh Địa quý dường bao.
Ngày đêm vun tưới nên công tích,
Quả vị trường sanh đoạn khổ lao.
Toàn
Ban Hiệp Thiên Đài kể từ nay phải nghiêm túc công phu để thuần hóa trong công việc hành trì pháp Đạo nghe!
Thánh
Giáo Thượng Thừa chỉ được phổ biến trong nội bộ. Việc ban hành phải chờ lịnh.
Bổn Sư ban ân chung.
Thăng...
Liên
Thanh Sưu Tập
THI
TA là Thái-Tử hiện trần-gian,
BÀ giới đương nhiên chịu ách nàn,
GIÁO vận huyền thông linh sắc ấn,
CHỦ tâm độ thế thọ bằng an,
MÂU tiền Hà hậu thông thời kiến,
NI chúng kiên tâm lãnh Đạo Hoàng,
ĐẲNG thượng Huyền-Khung khai Thượng-Đức,
GIÁC tâm viên tánh lập Nam-bang.
Bần-Đạo THÍCH-CA GIÁO-CHỦ ĐẲNG-GIÁC MÂU-NI mừng chung Thiên-Phong nam nữ Tân niên triều kiến. Vậy giờ lành giao-thừa Đinh-vị, Bần-Đạo chuyển bút huyền để cho hàng Thiên-Phong hiểu rõ cơ nguyên ngày Long-Hoa Đại-Hội. Nếu giờ đây không kịp tự mình cứu rỗi, ngày nọ khó ăn năn, hễ chí quyết Đạo hằng, thì dầu năm này tháng nọ cũng không bỏ, đường công quả vẫn như như, Bần-Đạo chuyển tả lời thư để cho chung cùng suy nhiệm lý.
Đường còn xa, nhưng xa với phàm-nhân thế-tục, nẻo quanh co với sắc giới luân-hồi, người Đạo pháp đã thông suốt rồi thì không bao giờ nghinh ai phải hiểu rành lý đời cho tạng, lý Đạo cho sâu, thông tường nẻo nhiệm-mầu, bất cầu, bất chấp, thọ lấy pháp-nguyên thì đừng phân cao hay thấp, vẫn một mực tu hành, trên chứng có Tam-Thanh, đem tất cả lòng thành để hiến dâng cho THẦY MẸ.
Đạo- lý siêu thâm tại pháp huyền,
Ngày xưa Bần-Đạo thọ cao nhiên,
Chỉ cho sanh chúng đường Long-Hội,
Tiểu kiếp thiểu căn khó đoạt liền.
Đoạt liền Tâm-pháp phải Thiên-Tinh,
Bửu-vị ngàn năm hiện sắc Huỳnh,
Đài thượng nhiếp hòa tâm ý thọ,
Đời sau mới thấy rõ huyền-Linh.
Huyền-Linh ngày trước có chi đâu!
Nhân chúng mang khai giữa địa-cầu,
Giờ đến Long-Hoa đường ngắn ngủi,
Nên chi Trời Phật thế-gian thâu.
Thâu trọn thời gian lập Đại-đồng,
Chuyển Thần xuất Thánh thị Hoa-Long,
Tân-niên Bần-Đạo ban ân cả,
Nam nữ Thiên-Phong mỗi hưởng phần.
…………………………………………………………………………….
THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT
GIẢI VỀ TAM GIÁO QUI-NGUYÊN
(Thiên-Lý Bửu-Tòa, 12g30 ngày 1-7-1977)
Thi rằng:
BỔN tánh từ-bi mới trọn lành,
SƯ đệ phăng tầm rõ trược thanh,
THÍCH, Ðạo cũng là chung một gốc,
CA tụng đức dày đấng liệt oanh.
MÂU thuẫn cuộc đời toan cấu xé,
NI tăng ngộ giác khá học hành,
PHẬT pháp cổ truyền đường chánh-giác,
Giáng trần miêu tỏa phép luyện phanh.
Thi:
THÁI độ người lành gắng học lo,
TỬ phủ quê xưa cố lần dò,
SĨ hiền tạo lập nên danh tốt,
ÐẠT bảng tên đề mới phải cho.
TA nguyền độ thế thành Phật-đạo,
ÐỜI khổ tầm tu đáng mặt trò,
NHÀ rách chớ phiền trau luyện tánh,
CHÂU đáo Phật thành ngọc chẳng so.
Tản văn:
Nay Bần-Ðạo nhậm sắc Thiên-triều giáng Ðàn tả Kinh. Cũng vì nay đã cận kỳ mạt thế, nên sắc-chỉ Thiên-Ðình mới xuống lịnh ban truyền khai thông Ðại-Ðạo, Tam Giáo Qui-Nguyên, đại-đồng hiệp nhứt hầu độ tận nhân sinh qua kỳ thế diệt. Nay Tam-Giáo thượng tòa mới hợp đồng qui cơ mà khai thác quyểnThánh-Kinh. Các vị Giáo-Chủ Tam-Giáo đồng thọ lịnh giáng trần nơi Thiên-Lý Diệu-Ðàn mà để lập thành cơ qui-nguyên thống-nhứt, khai Ðạo truyền Kinh lưu hành toàn cõi đại-đồng thế-giới và lưu cổ truyền kim.
Ðạo có qui-nguyên, có tác-hiệp, có dung-hòa, thì mới có tầm đến mối chơn-truyền bí-pháp tối-thượng vô-vi, hầu mới dìu dẫn Linh-Căn phục hồi cựu vị. Nầy hỡi các chư môn-đồ hãy nghiêm tịnh lắng nghe, Ta sẽ giải rành về mục Tam-Giáo qui-nguyên.
Vì nay là buổi đời cùng tận, mạt hậu tam nguơn nên nhân sinh trên toàn cõi dinh-hoàn nầy đồng chung chịu qua những cơn xây chuyển lập đời. Khắp vũ-trụ-quan nầy cũng đều sắp chuyển mình mà đưa sang một kỳ tiêu diệt cuối cùng vì loài người đã lần lượt gây nhiều tội lỗi. Vì thế, mà cuộc đời phải đành cam chịu cảnh nguy vong thống khổ.
Ðức Chí-Tôn có dạy rằng:
Ðời mạt hậu tầm đường giải-thoát,
Như kiến bò miệng bát vòng quanh.
Lời phán của Ðức Chí-Tôn nghĩa một ý hai. Ðọc Kinh phải cầu lý. Chớ như việc đọc Kinh mà cứ đọc suông qua, cốt để giải trí thì cũng đâu có thắm thía gì đến ý nghĩa cao siêu huyền huyền diệu diệu.
Ðạo Phật sơ khai vốn đời Thượng-Cổ. Thuở ấy, loài người còn bổn tánh thiện-lương, thiệt là đời Thánh-Ðức! Thế nên, những người chơn-tu thành Phật rất nhiều. Lần lượt sang qua thời Trung-Cổ, khi ấy bổn tánh đã lạc xa, ít người tu niệm. Ta ra đời nhằm thuở thái-bình. Phụ Vương ta vốn là một bực Chúa-Tể san hà vinh vang ngôi báu. Nhưng riêng Ta vì chán ngán kiếp làm người, thân thể nhục bào như phù du ngắn ngủi. Cõi trần giả tạm nay còn mai mất. Sanh, Lão, Bịnh, Tử khổ là vị chi tứ khổ của loài người. Thể xác nầy vốn là tạm giả, sự còn mất chẳng hẹn ngày giờ. Sống và thác vẫn coi như tên bay trước mặt, như cửa sổ ngựa qua. Dầu cho của cải trăm muôn, một phút vô-thường cũng không mua chuộc đặng. Dầu cho bực Thiên-Tử nắm quyền sanh sát, quản trị một tay, nhưng đến phút vô-thường cũng phải cam đành xuôi tay nhắm mắt. Lời Thánh cũng có câu:
Vô-thường chẳng sợ tay oanh-liệt,
Quỷ tốt nào kiêng bực phẩm hàm.
Thế cho nên, dầu bực Công, Hầu, Khanh, Tướng, phú quý vinh hoa đối với sự đời cũng đều xem như là bọt nước ven sông. Người sanh trong cõi đời tạm giả, vòng tứ khổ vây hãm nhục-thân khiến cho ta lúc nào cũng ngại lo lũ quỷ vô-thường đang chực chờ bên ta mà vẫn không hẹn ngày giờ cho ta biết trước. Chi cho bằng ta sớm xả thân tầm Ðạo, ấy là ta tầm đặng một con đường giải-thoát tối thượng tối cao vĩnh sanh bất diệt. Dùng gươm trí huệ mà cắt đứt dây oan, giải vòng tứ khổ, dứt đoạn sầu bi thì thân tâm ta mới đặng nhẹ nhàng, tinh thần phát huệ, lưu thông cửu khiếu thì ta mới vượt khỏi vòng đời trần lụy mà nhập cảnh Niết-Bàn thiên thu tự toại.
Ta xưa nương cội Bồ-Ðề sáu năm tu luyện, Phật-đạo đắc thành, Ta bèn đem chơn-lý mà phổ độ nhân sinh, dắt dìu bá tánh. Nhưng Ta cũng rất thương thay cho ngày nay người đời cũng có lắm kẻ quyết chí tu thân, cũng muốn học đòi gương xuất-gia giải-thoát, cũng quyết tâm cắt ái ly thân, nhưng rốt cuộc rồi đời tu khổ hạnh ấy vì không được mối chơn-truyền thì làm sao đắc thành chánh-quả? Bởi vì từ xưa, thời kỳ mạt pháp, cửa Ðạo đã bế môn, thất lạc mối chơn-truyền từ khi Thần-Tú ra đời. Vì thế mà những thế kỷ trôi qua thì Phật-Ðạo chỉ còn là các phần vi-hữu, sắc tướng thinh âm. Còn phần tâm-pháp bí-truyền ngồi tu luyện như xưa thì vẫn không còn nữa. Bởi thế, cho nên tu hành thì nhiều kẻ, mà thành công đắc quả thì lại rất hiếm hoi. Ðến nay là thời kỳ Long-Hoa Ðại-Hội, Huỳnh-Ðạo Thiên-Khai, Tam-Giáo Qui-Nguyên, đại-đồng tác hiệp, ban truyền tâm pháp độ rỗi Linh-Căn và dành riêng cho những bậc tầm tu giải thoát để đưa về nguyên-vị và độ tận nhân sinh, dìu dắt lẫn nhau hầu vượt qua cơn biến thiên đại-cuộc mới mong còn giữ lại được sự sống mà để bước sang qua đến một thời cuộc thái-bình Thượng-Nguơn Thánh-Ðức mà hưởng cuộc nhàn yên.
Nầy hỡi chúng-sanh, con đường tu luyện để cần giải thoát cho linh-hồn nghe qua rất là khó khăn, nhưng thật ra cũng chẳng có chi khó nhọc tột cùng, mà cũng vẫn không quá dễ dàng để cho mọi người đều được thấy. Các vị có hiểu chăng? Phép Ðạo luyện tu tâm-pháp bí-truyền từ xưa vốn đời Phật Ðạt-Ma Ngũ-Tổ tích cổ truyền lưu. Bí truyền cho Ðức Lục-Tổ là Huệ-Năng, Kinh sử vẫn lưu truyền cho đời hiểu biết. Xiển-Giáo vô-vi thậm-thâm vô-thượng, nhưng nếu người đời mà không gắng chí thì cũng đâu có dễ chi kiếm tầm đặng ra phép báu!
Châu ngọc ở thế-gian dầu là quý báu mà vẫn còn dùng giấy bạc mua đổi được thì thật là không quý. Vàng ngọc trong tay vẫn còn lo ngại nay còn mai mất. Còn như phép Ðạo luyện tu kết thành Kim-Ðơn Xá-Lợi để cho linh-hồn người đặng trường cửu, bất diệt, bất sanh, ấy mới thật là quý báu hơn trăm ngàn lần ngà ngọc. Sang giàu như bọt nước, công hầu phú quý cũng tan hợp tợ phù-vân. Cõi trần tạm giả. Xác thể nhục-bì cũng chỉ là tạm. Cõi đất bụi nầy mãn hạn đúng kỳ ta cũng phải trả về cho đất bụi. Linh-hồn phải vướng víu nghiệp trần mà chịu luân-hồi tứ khổ, vay trả, trả vay... đời đời chẳng dứt. Mãi cho đến lúc thối thân từ kiếp thú cầm sang qua thảo mộc; thối đến các loại kim khí, sắt thép, thau chì, ... thì biết đến mấy ngàn năm mới có đặng cơ hội tiến hóa từ kim khí chuyển sang đến cầm thú, và từ kiếp thú cầm mới bước sang đến nhân-loại. Sự phục hồi ấy sẽ khó nỗi mong ước. Gẫm đáng thương thay và đáng tiếc lắm thay!
Thi bài:
Khuyên bá tánh tịnh thần nghe dạy,
Lòng từ-bi hà hải độ đời,
Nhân sinh tai biến chiều mơi,
Cần lo tu niệm Phật Trời noi gương.
Nương bút Thánh tận tường phân giải,
Khuyên người đời đường phải bước mau,
Ðừng than phận khó nghèo giàu,
Ðạo, Ðời, chung bước cùng nhau lo tròn.
Tu tại gia phận tròn công đắc,
Tu chẳng cần bưng bát chùa am,
Màng chi mão áo, tước hàm,
Không phiền cạo tóc, tu tham một mình.
Tu lẫn lộn thế tình ai biết?
Tu trọn gìn chẳng thiết xuất gia,
Ðừng chi áo trắng nhuộm dà,
Tâm còn tráo chác mị tà ích chi!
Tu giữ kỷ điều qui tâm tánh,
Giữ mười điều xa lánh tu cao,
Tu sao vô phạm nhứt hào,
Tu cầu bá tánh khỏi vào sông mê.
Tu cứu khắp người quê kẻ chợ,
Tu rèn lòng như tợ nước trong,
Tu gìn giữ một chữ KHÔNG,
Ðừng cho lay động mới mong đắc thành.
Tu cho đặng Công-Bình cư xử,
Tu rèn lòng hai chữ Từ-Bi,
Tu gìn Bác-Ái gắng ghi,
Ðường tu mới hãn chứng vì Phật-gia.
Tu đắc Ðạo, ta-bà cứu thế,
Mới gọi tu thật thể Ðạo-mầu,
Tu phân thiện ác khác nhau,
Tu gìn tâm địa răn câu mị tà.
Lời châu ngọc Phật-gia nghiêm thuyết,
Xin người đời lý triết hiểu thông,
Bút cơ miêu tỏa mấy dòng,
Ban ơn Hiền-Nữ chơn-đồng lui chân.
Giả tín-nữ ban ơn mầu nhiệm,
Nương khiếu người diện kiến tác văn,
Diệu mầu đôi phút hãn tường,
Khuyên trong bá tánh mọi đường tầm tu!
Thăng...
Thi rằng:
THÍCH ý bởi do thuận máy Trời,
CA ngợi chí hùng khắp các nơi,
GIÁO truyền vẹn cuộc qui Tam Giáo,
CHỦ chánh Diệu-Ðàn dạ chẳng lơi.
THI
Chứng cuộc Lễ tròn vẹn tốt tươi,
Mừng thay cõi thế được ơn Trời,
Có thuyền Bát-Nhã chèo đưa khách,
Cứu nguy đại họa buổi mạt đời.
Tản văn:
Nay Bần-Ðạo lai đàn chứng lễ. Mừng
thay ngày Tam Giáo Qui-Nguyên! Vui thay cho nhân loại gặp kỳ đại xá! Buổi
đời mạt hậu mà rất hữu hạnh thay, nay kịp kỳ Ðạo mở ơn Trời cứu thế, Tam Giáo hội đồng Thiên-Khai Huỳnh-Ðạo.
Vì Trời xót thương cho cuộc đời tàn,
những cơn thống khổ, nên tất cả mới động lòng mà ra tay cứu vớt cho nhân loài
thoát qua khỏi cảnh lầm than. Bần-Ðạo cũng ước mong cho toàn cõi đại đồng cũng
đều được hiệp hòa ý chí mà hầu lo tu cho sớm đặng hoàn toàn mối liên giao một
niềm thân mến để cho đường đạo-đức được phát huy mạnh mẽ thì mới được quỉ phục
thần khâm, đời mới mong hàn gắn lại được cảnh tượng nguy vong thoát qua cơn
nước lửa.
Giờ nay Bần-Ðạo xin ban ơn cho tín nữ
hằng dày công tu luyện giúp đời, đảm đang trọng trách với Thiên mạng mà hành
Ðạo ngày nay. Bần-Ðạo cũng xin chúc cho tín nữ được bền tâm gắng chí mà để được
đoạt đến mục đích tối hậu thì sự thành tựu Trời sẽ thưởng ban. Vì trên bước đường tu thì ai ai cũng phải thực thi công quả độ đời. Việc
ấy là lẽ cố nhiên từ kim chí cổ. Nếu như tu hành mà chỉ biết ích kỷ tự thân thì
làm sao đoạt đến mức tu cho đắc thành chánh quả?
Chữ Ðạo là một lý rất
thiên nhiên rộng rãi không riêng tư, không quyền lợi, không trước, không sau,
không cùng, không tận, mà vốn là mênh mông không bờ, không bến, không thấp,
không cao. Nếu nơi đâu có Trời, có đất, có người thì Ðạo vẫn lưu thông khắp
vòng quanh vũ trụ. Vậy nên tâm tánh của người tu đều phải có sự từ bi,
bác ái, công bình, mà xem các sự đau khổ của nhân loài cũng như sự đau khổ của
chính mình, mà phải cần có sự cứu độ chúng-sanh khổ. Bần-Ðạo cũng chúc
cho nữ hiền mau sớm tiến tới một ngày ly gia cắt ái, hầu cất bước lên đường dìu
nhân thoát khổ thì mới đáng gọi là bực tu nhân độ thế.
Nay đã mãn giờ chứng lễ,
tín nữ hãy lo nghinh tiếp Ðức Giáo-Chủ Thánh-Ðạo Tây-Phương.
Bần-Ðạo xin phản hồi Tây-Vực.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
HT. Thích Trí Tịnh dịch
Liên Thanh Sưu Tập
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 lần)
Như vậy, tôi nghe một lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở tại thành Vương Xá trong núi Kỳ Ðà Quật, cùng chúng đại tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người câu hội.
Chúng Bồ Tát có ba vạn hai ngàn, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Ðại Bồ Tát làm thượng thủ.
Lúc bấy giờ thành Vương Xá có một Thái Tử tên là A Xà Thế, thuận theo lời bảo của ác hữu Ðiều Ðạt, bắt vua cha Tần Bà Sa La nhốt trong nhà tối bảy từng cửa, cấm các quan không một ai được vào.
Quốc Thái phu nhơn tên là Vi Ðề Hi cung kính Ðại Vương, tắm gội sạch sẽ, lấy tô và mật nhồi mì sợi rồi trét lên thân, trong hột chuỗi ngọc đeo đựng nước nho, đi vào ngục thăm Ðại Vương kín đáo dâng lên.
Ðại Vương Tần Bà Sa La ăn mì, uống nước nho, rồi xin nước súc miệng. Súc miệng xong, Ðại Vương chắp tay cung kính hướng về núi Kỳ Xà Quật vói đảnh lễ Thế Tôn mà bạch rằng: " Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên là thân hữu của tôi, nguyện hưng từ bi truyền thọ giới Bát Quan Trai cho tôi".
Liền đó Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên như chim ưng, bay mau đến chỗ vua, truyền giới Bát Quan Trai cho vua. Ngày ngày đều như vậy, đến truyền giới cho vua. Ðức Thế Tôn cũng sai Tôn Giả Phú Lâu Na đến vì vua mà thuyết pháp.
Thời gian như vậy trải qua hai mươi mốt ngày, Ðại Vương Tần Bà Sa La ăn mì mật, uống nước nho, lại được thọ giới Bát Quan Trai, được nghe thuyết pháp nên nhan sắc vua hòa vui.
A Xà Thế hỏi người giữ cửa ngục rằng:" Hôm nay Phụ Vương ta vẫn còn sống ư?”
Người giữ cửa ngục tâu rằng: "Tâu Ðại Vương! Quốc Thái phu nhơn trên thân trét mì mật, trong chuỗi ngọc đựng nước nho, đem dâng lên vua. Còn có Sa-môn Ðại Mục Kiền Liên và Phú Lâu Na đi từ trên hư không đến vì vua thuyết pháp, chẳng thế cấm cản được".
A Xà Thế nghe lời ấy giận mẹ mình rằng: "Mẹ ta là giặc, làm bạn với giặc. Sa Môn ác nhơn huyễn hoặc chú thuật khiến ác vương ấy nhiều ngày mà chẳng chết". A Xà Thế liền cầm gươm bén muốn giết mẹ.
Lúc ấy có một đại thần tên là Nguyệt Quang, thông minh nhiều trí, cùng với Kỳ Bà đến lễ vua A Xà Thế mà tâu rằng: "Tâu Ðại Vương! Chúng thần nghe Tỳ Ðà Luận kinh nói từ kiếp sơ đến nay có các ác vương vì tham ngôi vua mà giết hại cha mình đến số một vạn tám ngàn. Chưa từng nghe nói có kẻ vô đạo hại mẹ. Nay Ðại Vương làm sự sát nghịch này làm ô uế dòng Sát Ðế Lợi. Chúng thần chẳng nỡ nghe. Ðây là Chiên Ðà La. Chúng tôi chẳng nên còn ở lại nơi đây". Hai vị thần tâu rồi lấy tay vỗ lên gươm đi lui mà ra.
A Xà Thế kinh sợ, hãi hùng bảo Kỳ Bà rằng: "Còn anh cũng chẳng vì ta chăng?" Kỳ Bà tâu rằng: "Ðại Vương cẩn thận chớ có hại mẹ".
A Xà Thế nghe lời ấy, sám hối cầu cứu, liền bỏ gươm, thôi không hại mẹ, truyền lịnh cho nội quan nhốt mẹ vào thâm cung chẳng cho ra nữa.
Vi Ðề Hi bị giam nhốt rồi, sầu lo tiều tụy, vói hướng về núi Kỳ Xà Quật lạy Phật mà nói rằng: "Ngày trước Ðức Như Lai Thế Tôn thường hay sai Tôn Giả A Nan đến thăm hỏi tôi. Nay tôi sầu lo, đức Thế Tôn oai trọng không sao được thấy. Duy nguyện đức Thế Tôn sai các Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên và A Nan đến cho tôi được thấy”. Nói xong, Vi Ðề Hi buồn khóc, lệ rơi như mưa, vói hướng lạy Phật. Trong khoảng thời gian chưa cất đầu lên, đức Thế Tôn ở núi Kỳ Xà Quật biết tâm niệm của Vi Ðề Hi, liền bảo Ðại Mục Kiền Liên và A Nan đi từ trên hư không. Ðức Phật từ núi Kỳ Xà Quật ẩn mất, hiện ra nơi Vương cung.
Vi Ðề Hi lạy rồi ngước đầu lên, thấy Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật thân màu tử kim, ngồi trên hoa sen trăm báu, Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên hầu bên tả, Tôn Giả A Nan hầu bên hữu. Trong hư không hàng Phạm Vương, Ðế Thích, Hộ Thế Tứ Vương mưa hoa trời khắp nơi để cúng dường.
Vi Ðề Hi thấy Phật Thế Tôn, liền tự bứt chuỗi ngọc, cả thân mình gieo xuống đất kêu khóc hướng Phật mà bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Xưa tôi tội gì mà sanh đứa ác tử ấy. Ðức Thế Tôn lại có nhơn duyên gì mà cùng làm quyến thuộc với Ðề Bà Ðạt Ða. Duy nguyện đức Thế Tôn vì tôi mà nói rộng những xứ không có lo khổ tôi sẽ vãng sanh, tôi không còn thích cõi Diêm Phù Ðề trược ác thế nầy. Xứ trược ác nầy đầy những địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhiều khối bất thiện. Nguyện tôi đời vị lai chẳng nghe danh từ ác, chẳng thấy người ác. Nay tôi hướng về Thế Tôn, năm vóc gieo xuống đất, cầu thương cho tôi sám hối. Duy nguyện Phật Nhựt dạy tôi quán nơi xứ nghiệp hành thanh tịnh".
Ðức Thế Tôn phóng ánh sáng giữa hai mày, ánh sáng ấy màu chơn kim, chiếu khắp mười phương vô lượng thế giới, trở về trụ tại đỉnh đầu Phật, hóa làm đài chơn kim lớn như núi Tu Di, bao nhiêu quốc độ thanh tịnh vi diệu của mười phương chư Phật đều hiện rõ trong đài vàng ấy. Hoặc có quốc độ thất bửu hiệp thành. Hoặc có quốc độ thuần là liên hoa. Lại có quốc độ như Tự Tại thiên cung. Lại có quốc độ như gương pha lê. Có vô lượng quốc độ chư Phật như vậy trang nghiêm xinh đẹp, khiến Vi Ðề Hi được thấy.
Vi Ðề Hi bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Dầu các Phật độ ấy đều thanh tịnh đều có quang minh. Nay tôi thích sanh về Cực Lạc thế giới, chỗ của đức Phật A Di Ðà. Duy nguyện đức Thế Tôn dạy tôi tư duy, dạy tôi chánh thọ".
Ðức Thế Tôn liền mỉm cười, có ánh sáng ngũ sắc từ miệng Phật phóng ra, mỗi mỗi ánh sáng chiếu đỉnh đầu vua Tần Bà Sa La. Dầu bị giam cầm ngục tối, tâm nhãn vua không chướng ngại xa thấy đức Thế Tôn, vua đầu mặt lạy Phật, tự nhiên tăng tiến đạo lực thành bực A Na Hàm.
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: “Nay Thái phu nhơn có biết chăng? Phật A Di Ðà cách đây chẳng xa, bà nên nhiếp niệm quán kỹ cõi nước ấy thì tịnh nghiệp được thành. Nay ta sẽ vì bà mà nói rộng các pháp quán, cùng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người muốn tu tịnh nghiệp được thọ sanh Tây Phương Cực Lạc quốc độ .
Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước:
Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.
Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.
Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi rằng: "Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỹ. Nay Như Lai vì tất cả chúng sanh đời vị lai, những kẻ bị giặc phiền não nhiễu hại mà nói nghiệp thanh tịnh. Lành thay cho Vi Ðề Hi khéo hỏi được việc ấy.
Nầy A Nan ! Ông nên thọ trì rộng vì đại chúng mà tuyên nói lời Phật.
Hôm nay chư Phật vì Vi Ðề Hi và vị lai tất cả chúng sanh quán nơi Tây Phương Cực Lạc quốc độ, do nguyện lực Phật nên sẽ được quốc độ thanh tịnh ấy như cầm gương sáng tự thấy hình tượng mặt mình. Thấy những sự vui cùng cực vi diệu của quốc độ ấy, nên tâm vui mừng liền được Vô Sanh Pháp Nhẫn”.
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: "Bà là phàm phu, tâm tưởng yếu kém, chưa được thiên nhãn chẳng thể thấy được xa. Chư Phật Như Lai có phương tiện lạ khiến bà được thấy".
Vi Ðề Hi bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Như hôm nay tôi nhờ oai lực của đức Phật Thế Tôn mà được thấy quốc độ Cực Lạc ấy. Nếu sau khi đức Phật Thế Tôn diệt độ, các chúng sanh trược ác, bất thiện, bị ngũ khổ bức ngặt, họ làm thế nào có thể được thấy A Di Ðà Phật Cực Lạc Thế Giới?"
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: "Bà và chúng sanh nên phải chuyên tâm buộc niệm một chỗ, tưởng nơi phương Tây. Tưởng niệm thế nào?
Tất cả chúng sanh, những người có mắt sáng mà chẳng phải là kẻ sanh manh, thì đều thấy mặt nhựt lặn cả. Phàm người tu tập quán tưởng nên phát khởi tưởng niệm, ngồi quay thẳng hướng về phía Tây, quán kỹ chỗ mặt nhựt sắp lặn, khiến tâm niệm trụ vững chuyên tưởng nhớ chẳng dời. Thấy mặt nhựt sắp lặn, dạng như mặt trống đồng treo. Ðã thấy mặt nhựt rồi, nhắm mắt, mở mắt đều khiến phải sáng tỏ. Ðây là Nhựt Tưởng, gọi là pháp quán ban đầu.
Kế đó quán tưởng nước. Thấy nước đứng trong, cũng khiến phải sáng tỏ, ý tưởng không phân tán. Ðã thấy nước rồi, nên quán tưởng băng, thấy băng chói suốt, tưởng làm lưu ly. Tưởng nầy thành rồi, thấy đất lưu ly trong ngoài suốt chói, phía dưới có tràng vàng, kim cương, thất bửu bưng chống đất lưu ly. Kim tràng ấy tám phương đầy đủ tám cạnh. Mỗi mỗi phương tiện do trăm châu báu làm thành. Mỗi mỗi bửu châu có ngàn ánh sáng. Mỗi mỗi ánh sáng có tám vạn bốn ngàn màu chói đất lưu ly, sáng như ức ngàn mặt nhựt chẳng thể thấy đủ hết được.
Trên đất lưu ly, có dây hoàng kim xen kết lẫn lộn với thất bửu, giăng phân ranh giới chừng ngằn ngang rộng phân minh. Trong mỗi mỗi thất bửu ấy có ánh sáng ngũ sắc. Ánh sáng ấy như đóa hoa, lại có như sao, như trăng, lững lờ trên hư không tạo thành đài ánh sáng. Có ngàn vạn lầu các do trăm báu hiệp thành. Hai bên đài đều riêng có trăm ức hoa tràng, với vô lượng nhạc khí, dùng làm trang nghiêm. Tám thứ gió mát từ ánh sáng phát ra, xao động các nhạc khí ấy, vang ra tiếng diễn nói Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã. Ðây là Thủy Tưởng, gọi là pháp quán thứ hai.
Lúc quán tưởng này đã thành, phải mỗi mỗi sự quán thấy thật rõ ràng, lúc nhắm mắt, lúc mở mắt chớ để tan mất, chỉ trừ lúc ăn, thường nhớ sự ấy. Như tưởng quán ấy gọi là thô tưởng thấy đất Cực Lạc quốc độ. Nếu được tam muội thì thấy đất cõi nước Cực Lạc tỏ rõ phân minh, chẳng thể nói đủ hết. Ðây là Ðịa Tưởng, gọi là pháp quán thứ ba”.
Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: "Nầy A Nan! Ông thọ trì lời Phật vì đời vị lai tất cả đại chúng, những người muốn thoát khổ, mà nói pháp quán địa ấy. Nếu người quán địa ấy thì trừ được tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp, bỏ thân hiện tại, đời khác quyết định thọ sanh quốc độ thanh tịnh, tâm được không nghi. Quán tưởng đây gọi là chánh quán. Nếu quán tưởng khác thì gọi là tà quán".
Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan và Vi Ðề Hi: "Ðịa quán thành rồi, kế tưởng Bửu Thọ.
Người quán cây báu phải quán mỗi mỗi cây. Tưởng bảy lớp hàng cây báu. Mỗi cây báu cao tám ngàn do tuần. Các cây báu ấy đều đầy đủ bông lá bảy báu. Mỗi mỗi bông lá tưởng màu khác lạ. Trong màu lưu ly phóng ánh sáng màu hoàng kim. Trong màu pha lê phóng ánh sáng màu hồng. Trong màu mã não phóng ánh sáng màu xa cừ. Trong màu xa cừ phóng ánh sáng màu lục chơn châu. San hô hổ phách tất cả các báu dùng làm chói đẹp. Màn lưới diệu chơn châu giăng che trên cây báu. Trên mỗi mỗi cây báu có bảy lớp màn lưới. Khoảng mỗi mỗi lưới có năm trăm ức cung điện xinh đẹp, vi diệu, như cung Trời Phạm Vương, có các thiên đồng tử tự nhiên ở trong ấy. Mỗi mỗi đồng tử có năm trăm ức châu ma ni Thích Ca Tỳ Lăng Già, dùng làm chuỗi đeo. Ánh sáng mỗi châu ma ni ấy chiếu trăm ức do tuần, dường như hòa hiệp ánh sáng của trăm ức nhựt nguyệt chẳng thể kể hết. Các báu xen lẫn màu sắc sáng đẹp nhất trong các màu sắc.
Các cây báu ấy hàng hàng ngay nhau, lá lá kế nhau. Giữa khoảng các lá sanh những hoa vi diệu. Trên hoa tự nhiên có quả thất bửu. Mỗi mỗi lá cây ngang rộng đều hai mươi lăm do tuần. Lá ấy có ngàn màu, trăm thứ lằn vẽ như chuỗi ngọc Trời. Có những hoa vi diệu màu Diêm Phù Ðàn kim, như vòng lửa xoay chói sáng, uyển chuyển khoảng giữa lá, vọt sanh những quả như bình báu của Thiên Ðế Thích, phóng đại quang minh hóa thành tràng phan và vô lượng lọng báu. Trong lọng báu ấy chói hiện tất cả Phật sự trong toàn cõi thế giới, thập phương thế giới chư Phật cũng hiện bóng trong lọng báu ấy.
Thấy Bửu Thọ ấy rồi, cũng phải mỗi mỗi quán sát thân cây, nhánh lá, bông trái đều phải phân minh. Ðây là Thọ Tưởng, gọi là pháp quán thứ tư.
Kế nên tưởng nước.
Người muốn tưởng nước nên biết Cực Lạc thế giới có ao nước bát công đức. Mỗi mỗi ao nước bảy báu làm thành. Báu ấy nhu nhuyến từ như ý châu vương sanh, chia làm mười bốn chi, mỗi mỗi chi làm sắc đẹp bảy báu. Hoàng kim làm lòng ao. Dưới lòng ao có kim cương nhiều màu làm cát tráng đáy. Trong nước mỗi mỗi ao báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần. Nước ma ni chảy rót trong khoảng lá, theo thân cây sen mà lên xuống, phát ra âm thanh vi diệu diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã, các Ba La Mật, còn có tiếng tán thán tướng hảo của chư Phật. Như ý châu vương phóng ra ánh sáng vi diệu màu hoàng kim. Ánh sáng ấy hóa ra các giống chim màu trăm báu, hòa hót êm nhã, thường tán thán niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Ðây là tưởng nước bát công đức gọi là pháp quán thứ năm.
Trong quốc độ Cực Lạc diệu bửu ấy, mỗi mỗi khu vực có năm trăm ức lầu báu. Trong lầu các ấy có vô lượng chư Thiên trỗi thiên kỹ nhạc. Còn có nhạc khí treo ở hư không, như bửu tràng cõi trời, chẳng đánh tự kêu. Trong các âm thanh ấy đều diễn nói niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tỳ Kheo Tăng. Pháp tưởng này thành rồi, gọi là thô tưởng thấy Cực Lạc thế giới bửu thọ, bửu địa, và bửu trì, đây là Tổng Quán Tưởng, gọi là pháp quán thứ sáu.
Nếu thấy như vậy thì trừ vô lượng ức kiếp cực trọng ác nghiệp, sau khi mạng chung, quyết định sanh nước Cực Lạc. Quán đây gọi là chánh quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỷ đó. Ta sẽ vì các ngươi phân biệt giải thuyết pháp trừ khổ não. Các ngươi ghi nhớ, thọ trì, rộng vì đại chúng phân biệt giải thuyết".
Lúc đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn nói lời ấy, Phật Vô Lượng Thọ hiện đứng trên hư không, Quán Thế Âm Bồ Tát đứng hầu bên tả, Ðại Thế Chí Bồ Tát đứng hầu bên hữu, ánh sáng chói rực chẳng thể thấy rõ hết, trăm ngàn lần màu vàng Diêm Phù Ðàn kim chẳng thể sánh được.
Vi Ðề Hi thấy Phật Vô Lượng Thọ rồi tiếp tục lễ lạy. Lễ lạy xong, Vi Ðề Hi bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nay tôi nhơn oai lực Phật mà được thấy Vô Lượng Thọ Như Lai cùng hai Ðại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát. Ðời vị lai, các chúng sanh sẽ phải thế nào quán thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai Bồ Tát ấy?"
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: "Ngươi muốn quán Phật Vô Lượng Thọ thì nên khởi tưởng niệm: Ở trên mặt đất thất bửu tưởng có hoa sen, trên mỗi mỗi cánh hoa tưởng màu bá bửu, có tám vạn bốn ngàn đường gân dường như bức họa cõi trời, mỗi đường gân có tám vạn bốn ngàn ánh sáng tỏ rõ rành rẽ đều được thấy cả. Cánh hoa nhỏ nhất ngang rộng hai trăm năm mươi do tuần, toàn hoa sen ấy có đủ tám vạn bốn ngàn cánh. Khoảng mỗi cánh hoa có trăm ức ma ni châu vương để làm sáng đẹp. Mỗi mỗi châu ma ni vương ấy phóng ra ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy như lọng bảy báu hiệp thành che khắp mặt đất. Ðài hoa sen ấy bằng báu Thích Ca Tỳ Lăng Già, có tám vạn kim cương chân thúc ca bửu, phạm ma ni bửu và lưới diệu chơn châu, dùng để nghiêm sức. Ở trên đài ấy, tự nhiên có bốn trụ bửu tràng, mỗi mỗi bửu tràng cao lớn như trăm ngàn muôn ức núi Tu Di. Trên bửu tràng có màn báu như Dạ Ma Thiên cung, còn có năm trăm ức bửu châu có tám vạn bốn ngàn ánh sáng. Mỗi mỗi ánh sáng làm tám vạn bốn ngàn kim sắc nhiều loại lạ khác nhau. Mỗi mỗi kim sắc khắp cả cõi nước Cực Lạc, nơi nơi biến hóa, đều riêng làm những tướng hình khác lạ: hoặc làm đài kim cương, làm lưới chơn châu, hoặc làm mây nhiều loại hoa, nơi mười phương diện, tùy ý biến hiện ra làm Phật sự.
Ðây là tưởng tòa ngồi hoa sen, gọi là pháp quán thứ bảy.
Này A Nan! Hoa sen vi diệu như vậy là do bổn nguyện lực của Pháp Tạng Tỳ Kheo, tiền thân Phật Vô Lượng Thọ cảm thành. Nếu người muốn niệm đức Phật ấy thì phải trước tưởng hoa tòa ấy. Lúc quán tưởng chẳng được tạp quán. Ðều phải quán mỗi mỗi chi tiết, mỗi mỗi cánh hoa, mỗi mỗi bửu châu, mỗi mỗi ánh sáng, mỗi mỗi đài, mỗi mỗi tràng đều phải phân minh, như thấy tượng mặt mình hiện trong gương. Pháp tưởng này thành, diệt trừ trăm muôn ức kiếp tội sanh tử, tất định sẽ sanh Cực Lạc thế giới. Quán như vậy gọi là chánh quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán”.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Thấy hoa tòa rồi kế nên tưởng Phật. Tại sao vậy? Vì chư Phật Như Lai là thân pháp giới vào khắp trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh, nên lúc các ngươi tâm tưởng Phật, tâm ấy tức là ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật. Chư Phật Chánh Biến Tri hải từ tâm tưởng sanh, vì vậy nên nhứt tâm buộc niệm, quán kỹ đức Phật ấy, đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.
Người muốn tưởng đức Phật ấy trước nên tưởng hình tượng. Thấy một bửu tượng màu như vàng Diêm Phù Ðàn ngồi trên hoa tòa kia. Thấy tượng Phật ngồi rồi, tâm nhãn được khai thông, tỏ rõ phân minh thấy quốc độ Cực Lạc thất bửu trang nghiêm, đất báu, ao báu, cây báu bày hàng. Màn lưới báu cõi trời giăng che phía trên, các màn lưới báu đầy khắp hư không, thấy sự như vậy khiến rất rõ ràng, như thấy trong lòng bàn tay. Thấy sự ấy rồi, lại nên tưởng một hoa sen lớn ở bên tả tượng Phật như trước không khác. Rồi lại tưởng một hoa sen lớn như trước ở bên hữu tượng Phật. Rồi tưởng một tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi tòa sen bên tả, cũng kim sắc như trước. Rồi tưởng tượng Ðại Thế Chí Bồ Tát ngồi hoa sen bên hữu. Lúc pháp tưởng này thành rồi, tượng Phật và tượng Bồ Tát đều phóng ánh sáng. Ánh sáng ấy kim sắc chiếu những bửu thọ. Dưới mỗi mỗi bửu thọ đều có ba tòa hoa sen, tượng Phật và hai tượng Bồ Tát ngồi trên ấy như vậy khắp cả quốc độ Cực Lạc.
Lúc pháp tưởng này đã thành, hành giả nên nghe nước chảy, ánh sáng, các bửu thọ, những chim cưu, nhạn, uyên ương đều diễn nói diệu pháp. Lúc xuất định, lúc nhập định luôn nghe diệu pháp. Pháp được nghe trong định, lúc xuất định nhớ giữ chẳng bỏ, phải khế hiệp với lời trong kinh. Nếu chẳng hiệp thì gọi là vọng tưởng. Nếu hiệp thì gọi là thô tưởng thấy Cực Lạc thế giới.
Ðây là tưởng tượng, gọi là pháp quán thứ tám. Quán pháp này trừ được vô lượng ức kiếp tội sanh tử. Nơi thân hiện tại được Niệm Phật tam muội”.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Kế lại, nên quán Phật Vô Lượng Thọ thân tướng quang minh. A Nan phải biết Phật Vô Lượng Thọ thân như trăm ngàn muôn ức sắc vàng Diêm Phù Ðàn trời Dạ Ma, thân Phật cao sáu mươi muôn ức na do tha hằng hà sa do tuần, bạch hào giữa hai mày xoay bên hữu, uyển chuyển như năm tòa núi Tu Di, mắt Phật như bốn đại hải xanh biếc và trắng phân minh. Các lỗ lông nơi thân Phật phóng ánh sáng ra như núi Tu Di. Viên quang của Phật ấy như trăm ức Ðại Thiên thế giới. Trong viên quang ấy có trăm vạn ức na do tha hằng hà sa Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật cũng có đông nhiều vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả. Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng đều riêng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo còn có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót. Quang minh tướng hảo và Hóa Phật ấy chẳng thể nói đủ hết, chỉ nên nhớ tưởng khiến tâm nhãn được thấy. Thấy sự ấy, liền thấy thập phương chiếu khắp tất cả chư Phật. Vì thấy chư Phật nên gọi là Niệm Phật tam muội.
Quán tưởng đây gọi là quán thân tất cả Phật, vì quán thân Phật nên cũng thấy tâm Phật. Phật tâm là đại từ bi tâm, dùng từ vô duyên nhiếp thọ các chúng sanh.
Người tu quán này bỏ thân, đời khác sanh trước chư Phật được Vô Sanh Nhẫn. Vì vậy nên người trí phải buộc niệm, quán kỹ Vô Lượng Thọ Phật, từ một tướng hảo mà vào, chỉ quán lông trắng giữa hai mày khiến rất tỏ rõ. Ðược thấy lông trắng ấy rồi thì tám vạn bốn ngàn tướng hảo tự nhiên sẽ hiện. Thấy Phật Vô Lượng Thọ, liền thấy vô lượng chư Phật mười phương. Vì thấy vô lượng chư Phật nên được chư Phật hiện tiền thọ ký.
Ðây là khắp quán tưởng tất cả sắc thân Phật gọi là pháp quán thứ chín. Quán như đây gọi là chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Ðã thấy Vô Lượng Thọ Phật tỏ rõ phân minh rồi, kế cũng nên quán Quán Thế Âm Bồ Tát.
Bồ Tát này thân cao tám mươi vạn ức na do tha do tuần, thân màu tử kim, đỉnh có nhục kế, cổ có viên quang mỗi phương diện đều trăm ngàn do tuần. Trong viên quang có năm trăm Hóa Phật như Thích Ca Mâu Ni. Mỗi mỗi Hóa Phật có năm trăm Hóa Bồ Tát và vô lượng chư Thiên làm thị giả. Trong ánh sáng toàn thân hiện tất cả sắc tướng của chúng sanh trong ngũ đạo. Trên đỉnh có thiên quan bằng Tỳ Lăng Già Ma Ni bửu. Trong thiên quang có một Hóa Phật, đứng cao hai mươi lăm do tuần. Mặt của Quán Thế Âm Bồ Tát như màu vàng Diêm Phù Ðàn. Lông trắng giữa hai mày đủ màu thất bửu, chiếu ra tám vạn bốn ngàn thứ ánh sáng. Mỗi mỗi ánh sáng có vô lượng vô số trăm ngàn Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật có vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả, biến hiện tự tại khắp thập phương thế giới. Cánh tay màu như hoa sen hồng có tám mươi ức ánh sáng vi diệu làm chuỗi đeo. Trong chuỗi đeo, ánh sáng ấy khắp hiện tất cả sự trang nghiêm. Bàn tay màu năm trăm ức hoa sen đẹp. Bàn tay mười đầu ngón, mỗi mỗi đầu ngón có tám vạn bốn ngàn lằn dường như ấn văn. Mỗi mỗi lằn có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy mềm dịu chiếu khắp tất cả. Bồ Tát dùng tay báu này tiếp dẫn chúng sanh. Lúc Bồ Tát cất chân lên, dưới lòng bàn chân có tướng thiên bức luân tự nhiên hóa thành năm trăm ức đài quang minh. Lúc để chân xuống, có hoa kim cương ma ni rải rắc tất cả, không chỗ nào là chẳng đầy khắp. Các tướng khác nơi thân Bồ Tát đầy đủ những hình hảo như thân Phật không khác, chỉ có nhục kế trên đỉnh và vô kiến đảnh tướng chẳng bằng Thế Tôn. Ðây là tướng sắc thân chơn thiệt của Quán Thế Âm Bồ Tát, gọi là pháp quán thứ mười. Nếu người muốn thấy Quán Thế Âm Bồ Tát nên tu quán ấy. Tu quán ấy thì chẳng gặp các tai họa, trừ sạch nghiệp chướng, trừ tội sanh tử trong vô số kiếp.
Quán Thế Âm Bồ Tát ấy chỉ nghe danh hiệu còn được phước vô lượng huống là quán kỹ. Nếu người muốn Quán Thế Âm Bồ Tát thì trước quán nhục kế, sau quán thiên quang. Các tướng khác cũng theo thứ tự mà quán kỹ, đều phải tỏ rõ như nhìn trong bàn tay. Quán như đây gọi là chánh quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán.
Kế đó quán Ðại Thế Chí Bồ Tát. Bồ Tát này thân lượng lớn nhỏ đều đồng như Quán Thế Âm Bồ Tát. Viên Quang mỗi mặt đều một trăm hai mươi lăm do tuần, chiếu hai trăm năm mươi do tuần. Ánh sáng toàn thân chiếu toàn thân quốc độ màu tử kim. Chúng sanh có duyên thảy đều được thấy. Chỉ thấy ánh sáng một lỗ lông của Bồ Tát này liền thấy quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật mười phương, vì vậy nên đặt hiệu Bồ Tát này là Vô Biên Quang. Dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp tất cả, khiến lìa tam đồ được vô thượng lực nên Bồ Tát nầy có tên là Ðại Thế Chí.
Thiên quan của Ðại Thế Chí Bồ Tát có năm trăm hoa báu, mỗi mỗi hoa báu có năm trăm đài báu, trong mỗi mỗi đài, tướng dài ngắn của quốc độ thanh tịnh vi diệu chư Phật mười phương đều hiện rõ. Nhục kế trên dỉnh như hoa bát đầu ma, trên nhục kế có một bình báu đựng các ánh sáng, khắp hiện Phật sự. Các thân tướng khác như Quán Thế Âm không khác.
Lúc Ðại Thế Chí Bồ Tát đi, thập phương thế giới tất cả chấn động. Ðương lúc bất động có năm trăm ức hoa báu, mỗi mỗi hoa báu trang nghiêm cao rõ như Cực Lạc thế giới. Lúc Bồ Tát này ngồi, quốc độ thất bửu đồng thời dao động. Từ Hạ phương Kim Quang Phật thế giới nhẫn đến Thượng phương Quang Minh Vương Phật thế giới, trong khoảng giữa ấy, vô lượng vô số phân thân Vô Lượng Thọ Phật, phân thân Quán Thế Âm Bồ Tát, phân thân Ðại Thế Chí Bồ Tát, thảy đều vân tập Cực Lạc thế giới, chật đầy hư không, ngồi tòa liên hoa, diễn nói diệu pháp độ khổ chúng sanh. Tu pháp quán này gọi là quán thấy Ðại Thế Chí Bồ Tát. Ðây là quán thấy tướng sắc thân thiệt Ðại Thế Chí, gọi là pháp quán thứ mười một. Quán Ðại Thế Chí Bồ Tát trừ vô số kiếp vô số tội sanh tử. Người tu quán này chẳng còn ở bào thai, thường du hành quốc độ thanh tịnh vi diệu chư Phật.
Pháp quán này thành rồi, gọi là đầy đủ quán Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát.
Lúc thấy sự ấy rồi, nên khởi tự tâm sanh nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới, trong hoa sen ngồi kiết già, tưởng hoa sen búp lại, tưởng hoa sen nở ra. Lúc hoa sen nở có ánh sáng năm trăm màu chiếu đến thân. Tưởng mắt mở ra thấy Phật và Bồ Tát đầy cả hư không, nước, chim, cây, rừng, cùng chư Phật phát ra âm thanh đều diễn nói diệu pháp hiệp với mười hai bộ kinh. Lúc xuất định nhớ giữ không mất. Thấy sự này rồi, gọi là thấy Vô Lượng Thọ Phật Cực Lạc thế giới. Ðây là Phổ Quán Tưởng, gọi là pháp quán thứ mười hai. Vô Lượng Thọ Phật hóa thân vô số cùng Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát thường đến chỗ hành nhơn ấy".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người muốn chí tâm sanh Cực Lạc thế giới, trước nên quán tượng Phật Vô Lượng Thọ cao một trượng sáu xích ở trên mặt nước ao báu.
Như trước đã nói, Vô Lượng Thọ Phật thân lượng vô biên chẳng phải tâm lực của phàm phu kịp được. Nhưng do nguyện lực đời trước của đức Như Lai ấy, nên ai có tâm nhớ tưởng thì ắt được thành tựu. Chỉ tưởng tượng Phật, được phước vô lượng, huống là quán đủ thân tướng của Phật.
A Di Ðà Phật thần thông như ý, nơi mười phương quốc độ biến hiện tự tại. Hoặc hiện thân lớn đầy trong hư không, hoặc hiện thân nhỏ một trượng sáu xích, hoặc là tám xích. Thân hình Phật hiện ra đều màu chơn kim, viên quang, Hóa Phật và hoa sen báu như đã nói ở trên. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát ở tất cả xứ, thân đồng với chúng sanh. Chỉ quán tưởng trên đầu, biết là Quán Thế Âm hay Ðại Thế Chí. Hai đại Bồ Tát ấy trợ Phật A Di Ðà khắp hóa độ tất cả. Ðây là Tạp Tưởng Quán, gọi là pháp quán thứ mười ba."
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người sanh Cực Lạc thế giới, bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh ấy. Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh. Những gì là ba tâm?
Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm và ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Người đủ ba tâm này ắt sanh Cực Lạc thế giới.
Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh. Những gì là ba hạng?
Một là từ tâm bất sát, đủ các giới hạnh. Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa. Ba là tu hành Lục Niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh Cực Lạc.
Người đủ các công đức này từ một ngày đến bảy ngày liền được vãng sanh. Lúc sanh về nước ấy, vì người này tinh tiến dũng mãnh nên A Di Ðà Như Lai cùng Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, vô số Hóa Phật, trăm ngàn Tỳ Kheo Thanh Văn đại chúng, vô lượng chư Thiên, cung điện bảy báu. Quán Thế Âm Bồ Tát cầm đài kim cương cùng Ðại Thế Chí Bồ Tát đến trước hành nhơn. A Di Ðà Phật phóng đại quang minh chiếu thân hành giả cùng các Bồ Tát trao tay nghinh tiếp. Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí cùng vô số Bồ Tát tán thán hành giả, khuyến khích, sách tiến tâm hành giả. Hành giả thấy rồi, hoan hỉ, dũng dước, tự thấy thân mình ngồi đài kim cương, đi theo sau Phật. Như khoảng khảy ngón tay, vãng sanh nước Cực Lạc. Sanh nước Cực Lạc rồi, thấy sắc thân Phật A Di Ðà đầy đủ các tướng. Thấy chư Bồ Tát sắc tướng đầy đủ. Quang minh cây rừng báu diễn nói diệu pháp. Nghe rồi liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trong thời gian giây lát, đi khắp thập phương thế giới kính thờ chư Phật. Ở trước chư Phật thứ đệ thọ ký. Trở về bổn quốc được vô lượng trăm ngàn môn đà la ni. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Thượng Sanh.
Người Thượng Phẩm Trung Sanh ấy, người này bất tất thọ trì đọc tụng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa, chỉ khéo hiểu nghĩa thú, nơi Ðệ Nhứt Nghĩa tâm chẳng kinh động, thâm tín nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa. Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới. Người có công hạnh như vậy, lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, vô lượng đại chúng vây quanh, cầm đài tử kim đến trước hành giả, khen rằng: “Nầy Pháp tử! Ngươi hành Ðại Thừa, hiểu Ðệ Nhất Nghĩa, nên nay ta đến nghinh tiếp ngươi”. Ðức Phật A Di Ðà cùng ngàn Hóa Phật đồng thời trao tay. Hành giả ấy tự thấy mình ngồi đài kim tử, chắp tay xếp cánh, tán thán chư Phật. Như khoảng một niệm, liền sanh Cực Lạc trong ao thất bửu. Ðài kim tử ấy như hoa sen lớn qua một đêm liền nở. Thân hành giả màu vàng tử ma, dưới chân cũng có hoa sen bảy báu.
Phật và Bồ Tát đồng thời phóng quang chiếu thân hành giả mắt liền mở sáng. Nhơn túc tập trước nên khắp nghe các âm thanh thuần nói thậm thâm Ðệ Nhất Nghĩa Ðế. Hành giả ấy liền xuống kim đài lạy Phật, chắp tay tán thán Thế Tôn, qua bảy ngày liền được chẳng thối chuyển Vô Thượng Bồ Ðề, liền có thể bay đi đến khắp mười phương kính thờ chư Phật, ở trước chư Phật tu các tam muội, qua một tiểu kiếp được Vô Sanh Nhẫn, hiện tiền thọ ký. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Trung Sanh vậy.
Người Thượng Phẩm Hạ sanh ấy: Người này cũng tin nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa, chỉ phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới.
Hành giả ấy lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí và chư Bồ Tát cầm hoa sen vàng, hóa làm năm trăm Phật đến rước. Năm trăm hóa Phật đồng thời trao tay khen rằng: “Này Pháp tử, nay ngươi thanh tịnh phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, ta đến rước ngươi”. Hành giả lúc thấy sự ấy, liền tự thấy thân mình ngồi kim liên hoa. Ngồi rồi, hoa búp lại, theo sau Phật, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới trong ao thất bửu. Qua một ngày một đêm, kim liên hoa mới nở. Qua bảy ngày mới được thấy Phật. Dầu thấy thân Phật mà chẳng thấy tỏ rõ các tướng hảo. Sau hai mươi mốt ngày mới thấy rõ hết. Nghe các âm thanh đều diễn diệu pháp, đi khắp mười phương cúng dường chư Phật. Ở trước chư Phật nghe thậm thâm pháp. Qua ba tiểu kiếp, được bá pháp minh môn, trụ bực Hoan Hỉ Ðịa. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Hạ Sanh vậy.
Ðây gọi là pháp tưởng hàng Thượng Phẩm vãng sanh, gọi là pháp quán thứ mười bốn".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Trung Phẩm Thượng Sanh ấy: Nếu có chúng sanh thọ trì ngũ giới, trì bát giới trai, tu hành các giới, chẳng tạo ngũ nghịch, không có các tội lỗi. Ðem thiện căn này nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới. Hành giả lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng các tỳ kheo quyến thuộc vây quanh, phóng ánh sáng kim sắc đến chỗ hành giả, diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã, tán thán xuất gia được lìa các sự khổ. Hành giả thấy rồi lòng rất vui mừng, tự thấy thân mình ngồi đài liên hoa, quỳ dài chắp tay đảnh lễ Phật, lúc chưa cất đầu lên liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, liên hoa liền nở. Lúc hoa sen nở, nghe các âm thanh tán thán Tứ Ðế, liền được A La Hán đạo, Tam Minh, Lục Thông, đủ Bát Giải Thoát. Ðây gọi là người Trung Phẩm Thượng Sanh vậy.
Người Trung Phẩm Trung Sanh ấy: Nếu có chúng sanh hoặc một ngày đêm trì bát giới trai, hoặc một ngày một đêm trì giới Sa Di, hoặc một ngày một đêm trì Cụ Túc giới, oai nghi không kém thiếu. Ðem công đức này hồi hướng, nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Do giới hương huân tu, hành giả này lúc lâm chung thấy A Di Ðà Phật cùng các quyến thuộc phóng kim sắc quang, cầm bửu liên hoa đến trước hành giả. Hành giả tự nghe hư không có tiếng khen rằng: “Này thiện nam tử, như ngươi, hàng thiện nhơn, tùy thuận lời dạy tam thế chư Phật nên ta đến rước”. Hành giả tự thấy thân mình ngồi trên hoa sen, hoa sen liền búp lại, sanh trong ao báu Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày liên hoa mới nở. Hoa nở rồi, mở mắt chắp tay tán thán Thế Tôn, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua nửa kiếp thành bực A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Trung Sanh vậy.
Người Trung Phẩm Hạ Sanh ấy: Nếu có thiện nam, thiện nữ hiếu dưỡng cha mẹ, làm việc nhơn từ thế gian. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói rộng những sự vui nơi quốc độ Phật A Di Ðà, cùng nói bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, nghe rồi liền chết. Ví như khoảng thời gian tráng sĩ co duỗi chân tay, liền được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày, gặp Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua một tiểu kiếp thành A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Hạ Sanh vậy”.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Thượng Sanh ấy: Hoặc có chúng sanh tạo những nghiệp ác. Người ngu như vậy, dầu chẳng hủy báng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa, mà tạo nhiều việc ác, không có tàm quí. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói mười hai bộ Kinh Ðại Thừa danh tự đầu đề. Do nghe tên các kinh như vậy, dứt trừ ngàn kiếp ác nghiệp cực trọng. Trí giả lại bảo chắp tay xếp cánh, xưng Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trừ năm mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc ấy Phật A Di Ðà liền sai Hóa Phật, hóa Quán Thế Âm, hóa Ðại Thế Chí đến trước hành giả, khen rằng: “Nầy thiện nam tử! Vì ngươi xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến rước ngươi”. Nghe lời nói ấy rồi, hành giả liền thấy quang minh của Hóa Phật chiếu sáng cả nhà. Thấy rồi hoan hỉ mạng chung, ngồi bửu liên hoa theo sau Hóa Phật, sanh trong ao báu Cực Lạc thế giới. Qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới nở. Ðương lúc hoa nở, Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh đứng trước người ấy, vì người ấy nói thậm thâm thập nhị bộ kinh. Người ấy nghe rồi tin hiểu phát Vô Thượng đạo tâm. Qua mười tiểu kiếp, đủ bá pháp minh môn, được nhập bậc Sơ Ðịa. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Thượng Sanh vậy".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Trung Sanh ấy: Hoặc có chúng sanh hủy phạm ngũ giới, bát giới và Cụ Túc giới. Người ngu này trộm của vật Tăng-kỳ, trộm của vật hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết pháp, không có tàm quí, dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Người tội như đây do nghiệp ác phải đọa địa ngục; lúc lâm chung, các lửa địa ngục đồng thời hiện đến. Gặp thiện tri thức, vì lòng đại từ bi, vì người ấy mà khen nói Thập Lực oai đức của đức Phật A Di Ðà, rộng khen quang minh thần lực của đức Phật A Di Ðà, cũng tán dương Giới, Ðịnh, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Người ấy nghe rồi trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lửa mạnh địa ngục biến thành gió mát, thổi các thiên hoa bay đến. Trên hoa đều có Hóa Phật, Hóa Bồ Tát tiếp rước người ấy. Trong khoảng một niệm liền sanh trong hoa sen nơi ao báu Cực Lạc thế giới. Qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng phạm âm thanh an úy người ấy, vì người ấy mà nói kinh điển Ðại Thừa thậm thâm. Nghe pháp rồi, người ấy liền phát tâm Vô Thượng Ðạo. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Trung Sanh vậy".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói Thiệt Tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".
Quốc Thái phu nhơn Vi Ðề Hi cùng năm trăm thị nữ nghe lời đức Phật nói về mười sáu pháp quán ấy, liền lúc đó thấy tướng rộng lớn Cực Lạc thế giới. Ðược thấy sắc thân Phật A Di Ðà và hai Bồ Tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, lòng rất hoan hỷ, khen chưa từng có. Vi Ðề Hi hoát nhiên đại ngộ được Vô Sanh Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, nguyện sanh Cực Lạc thế giới. Ðức Thế Tôn thọ ký đều sẽ vãng sanh. Sanh nước Cực Lạc rồi được Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội. Còn có vô lượng chư Thiên phát tâm Vô Thượng Ðạo”.
Lúc bấy giờ Tôn Giả A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng: “ Bạch Ðức Thế Tôn! Kinh này sẽ gọi là tên gì? Pháp yếu này sẽ thọ trì như thế nào?"
Ðức Phật nói: "Này A Nan ! Kinh này tên là Quán Cực Lạc Quốc Ðộ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát.
Cũng có tên là Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Sanh Chư Phật Tiền.
Ông nên thọ trì như vậy chớ để quên mất. Người hành tam muội này thì thân hiện đời được thấy Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát.
Nếu thiện nam, thiện nữ chỉ nghe danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí
Bồ Tát thì trừ vô lượng kiếp tội sanh tử, huống là nhớ niệm. Nếu là người niệm Phật, nên biết người ấy là hoa phân đà lợi trong loài người. Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát là thắng hữu của người ấy. Người ấy sẽ ngồi đạo tràng sanh vào nhà chư Phật".
Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: "Này A Nan ! Ngươi phải trì lời này cho tốt. Người trì lời này tức là trì danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật".
Phật nói kinh này rồi, Tôn Giả Mục Kiền Liên, Tôn Giả A Nan và Vi Ðề Hi, cùng thị nữ quyến thuộc, nghe lời đức Phật dạy tất cả đều rất vui mừng.
Bấy giờ đức Thế Tôn chân đi trên hư không trở về núi Kỳ Xà Quật. Tôn Giả A Nan vì đại chúng nói rộng sự ấy. Vô lượng chư Thiên Long Bát Bộ nghe lời Phật nói đều rất vui mừng lạy Phật lui ra.[]
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 lần).
Liên Thanh Sưu Tập
Mười Vị Đệ Tử Lớn
của Phật
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư
Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
và biên soạn phần Phụ Lục
Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Sưu Tập : Thiên Châu
Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
và biên soạn phần Phụ Lục
Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Sưu Tập : Thiên Châu
LỜI NGƯỜI DỊCH
(Nhân kì tái tái bản)
(Nhân kì tái tái bản)
Mười vị tôn giả được nêu ra trong sách này, chỉ là những vị tiêu biểu nhất trong số đệ tử của Phật. Ngoài ra, còn có một số vị khác, xuất gia cũng như tại gia, cũng rất nổi tiếng, vì đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoằng dương đạo pháp, từng được đức Phật và tăng chúng tán thán, như quí ngài Kiều Trần Như, Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Cấp Cô Độc v.v...
Thể theo lời yêu cầu của quí vị độc giả, trong kì tái bản này, chúng tôi soạn thêm phần “PHỤ LỤC” ở phía sau, để xin lược thuật cống hiến quí vị độc giả, cuộc đời một số vị đệ tử quan trọng khác của Phật (cả trong bốn chúng: tì kheo, tì kheo ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ), mà chúng ta vẫn thường nghe tên.
Trong phần “Phụ Lục” này, về chúng tì kheo, chúng tôi sẽ đề cập đến ba vị đệ tử lớn của Phật mà chúng ta đều nghe tiếng, là các tôn giả Kiều Trần Như, Da Xá và Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp. Thêm vào đó một người hầu cận rất trung thành của đức Phật hồi Ngài còn là một vị thái tử, là Xa Nặc, cuộc đời về sau của ông như thế nào, tưởng cũng là điều nên biết. Đặc biệt, đức Phật có một vị phản đồ vô cùng nguy hiểm là Đề Bà Đạt Đa, mà qua ông, chúng ta sẽ thấy rõ đức độ cao tột của đức Phật. Bởi vậy, truyện của ông cũng được chúng tôi đề cập tới. Về chúng tì kheo ni, chúng tôi xin nêu lên hai vị có liên quan vô cùng mật thiết với tiểu sử của đức Phật, là hai ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề và Đa Du Đà La. Về chúng cư sĩ, trước hết chúng tôi xin giới thiệu với quí vị độc giả, vua Tần Ba Sa La, vị đệ tử đầu tiên của Phật trong hàng vua chúa, đã có những đóng góp lớn trong sự nghiệp hóa đạo của đức Phật; và sau đó, chúng tôi xin nêu lên một vị tiêu biểu trong giới cư sĩ nam và một vị tiêu biểu trong giới cư sĩ nữ, đó là ông Cấp Cô Độc và bà Tì Xá Khư, từng được coi là hai vị đại thí chủ của giáo đoàn, được chính thức đức Phật tán dương công đức.
Cũng thể theo lời yêu cầu của quí vị độc giả, trong lần tái bản này, chúng tôi sẽ chua thêm chữ Phạn, (trong dấu ngoặc đơn, Sanskrit trước, Pali sau, hoặc chỉ một trong hai chữ đó) theo sau các nhân danh và địa danh quan trọng được nói tới trong sách. Ví dụ:
- Xá Lợi Phất (Sariputra - Sariputta)
- Già Da (Gaya)
- v.v...
Khi cuốn sách này ra đời, nó đã được quí vị độc giả đón nhận một cách rất hoan hỉ. Điều đó cho thấy, cuộc đời của chư vị thánh chúng đã được mọi người con Phật tỏ lòng kính ngưỡng trọn vẹn, và lấy đó làm tấm gương cao đẹp cho chí hướng tu học của mình, nhưng đời sống thánh thiện ấy không phải chỉ có một chúng tì kheo, mà còn có cả ở ba chúng kia. Đó là lí do chúng tôi soạn thêm phần “Phụ Lục” cho kì tái bản này.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả quí vị đã giúp cho các ý kiến quí báu để đưa đến quyết định tái bản cuốn sách này.
Chúng tôi đã soạn phần “Phụ Lục” trong một hoàn cảnh vừa thiếu thốn tài liệu tham khảo, vừa eo hẹp về thời giờ và khả năng; cho nên không thể nào tránh khỏi các sai sót. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo cho.
Trân trọng,
Thành phố Edmonton, Canada
Đầu Xuân năm Kỉ Mão (1999)
HẠNH CƠ - TỊNH KIÊN
Lịch sử Phật Giáo bắt đầu với đức Giáo chủ, Phật Thích Ca Mâu Ni, đản sinh tại Ấn Độ cách nay đã 26 thế kỉ.
Bán đảo Ấn Độ vào thời đó gồm rất nhiều vương quốc; và nếu so sánh với các vương quốc rộng lớn, hùng mạnh nằm dọc theo sông Hằng, như Ma Kiệt Đà (kinh đô là Vương Xá), Kiều Tát La (kinh đô là Xá Vệ), Bạt Kì (kinh đô là Tì Xá Li) v.v..., thì quê hương của Phật, vương quốc Thích Ca (kinh đô là Ca Tì La Vệ), chỉ là một nước nhỏ nằm thật xa ở phía Bắc, tận chân núi Hi Mã Lạp.
Các vương quôc rộng lớn kia, không những bề thế về đất đai, phồn thịnh về kinh tế, hùng mạnh về binh bị, phát triển về văn hoá mà còn là những địa bàn hoạt động rộng rãi, phong phú, nhộn nhịp của tôn giáo. Đó chính là vùng trung tâm điểm của đạo Ba la môn. Đó cũng là trung tâm của những trào lưu tư tưởng cấp tiến đối kháng lại Bà la môn truyền thống thời bấy giờ. Những vị lãnh tụ tôn giáo tiếng tăm lừng lẫy lúc đó như Uất Đầu Lam Phất, A La Lam, A Tư Đà, San Xà Da v.v... đều có đạo tràng lớn tại vùng này.
Trong khi đó, nói đến vương quốc Thích Ca thì ít người biết đến! Bởi vậy nếu thái tử Tất Đạt Đa có nổi tiếng thì cũng chỉ nổi tiếng trong phạm vi vương quốc của mình, hoặc xa hơn thì đến nước láng giềng (quê ngoại của thái tử) là Câu Lị mà thôi. Đó cũng là lí do tại sao mà thái tử, khi quyết định xuất gia, đã phải rời xa quê hương mình, xuống tận Bạt Kì và Ma Kiệt Đà (cách Ca Tì La Vệ về hướng Đông Nam từ 200 đến 400 cây số đường chim bay) ở lưu vực sông Hằng để tìm thầy học đạo. Có thể nói, chính cái bầu khí đua nở nhộn nhịp nhưng hỗn tạp, lẩn quẩn của các trào lưu tư tưởng lúc đó, đã tác động và thúc dẩy mạnh mẽ thái tử phải tìm cho ra một con đường sáng, đúng đắn, đầy tin tưởng để hướng dẫn và làm nơi nương tựa cho mọi người.
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn. Trong số đệ tử đó, dĩ nhiên là không làm sao tránh khỏi có những phần tử kém phẩm hạnh, nhưng chỉ là phần rất nhỏ, còn đại đa số, như ai cũng nhìn nhận, đều la những Phật tử chân chính, thuần thành, siêng năng tu học, nhiệt tình phụng sự chúng sinh. Chư vị tì kheo và tì kheo ni chứng quả A la hán, được liệt vào hàng thánh chúng có đến hàng ngàn, mà các vị của sĩ tại gia chứng các quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm cũng không phải là ít!
Trong số thánh chúng đệ tử của Phật, không phải vị nào cũng có sở trường và hạnh nguyện giống nhau, mà mỗi vị đều có nét đặc biệt của riêng mình, và khi nói đến điều này thì người ta thường nhắc đến “Mười Vị Đệ Tử Lớn (Thập Đại Đệ Tử) của Phật".
Thật ra, khi còn tại thế đức Phật đã không hề nói đó là mười vị đệ tử lớn nhất của Ngài, mà Ngài chỉ bảo rằng, vị này rất giỏi về phương diện này, vị kia xuất sắc về phương diện kia ... mà thôi. Kinh Tăng Nhất A Hàm có ghi một danh sách các vị đệ tử đứng đầu giáo đoàn về từng phương diện khác nhau, do chính đức Phật xác nhận, ví dụ: A Nhã Kiều Trần Như có pháp lạp cao hơn hết; Xá Lợi Phất có trí tuệ siêu việt nhất; Mục Kiền Liên thần thông bậc nhất; Nan Đà giữ gìn sáu căn cẩn trọng nhất; v.v... Danh sách ấy gồm cả thảy 41 tì kheo, 13 tì kheo ni, 11 cư sĩ nam và 10 cư sĩ nữ. Con số “mười vị đệ tử lớn” này là do người đời sau chọn lựa. Bởi vậy, đã có nhiều danh sách khác nhau về “Mười Vị Đệ Tử Lớn”, nhưng danh sách sau đây được coi là thông dụng nhất: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan, Ưu Ba Li, A Na Luật, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề và La Hầu La. Có thể nói, đó là mười vị đệ tử tiêu biểu nhất của đức Phật, Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh, làm cho Phật pháp hưng thịnh trên khắp lãnh thổ Ấn Độ thời đó, và còn lưu truyền mãi đến ngày nay.
Nhìn vào số đệ tử của Phật, xuất gia cũng như tại gia, mà tiêu biểu là mười vị thánh chúng ở trên, chúng ta sẽ thấy rõ đức bao dung, tâm bình đẳng và tình thương yêu bao la của Ngài đối với mọi người. Ngài như biển cả, nước của trăm sông đều chảy vào đó. Chỉ trong số mười vị đó thôi, chúng ta cũng thấy họ đại diện cho đủ mọi thành phần trong xã hội: A Na Luật, A Nan, La Hầu La vốn là các vương tử, vương tôn, thuộc giai cấp vua chúa đầy quyền uy thống trị; Đại Ca Diếp, Ca Chiên Diên xuất thân từ những gia đình thuộc giai cấp Bà la môn, danh phận cao trọng tột bậc, giàu có nhất nước; Xá Lợi Phát, Mục Kiền Liên đã từng là những nhà học giả lỗi lạc, lãnh tụ của một hệ phái ngoại đạo, dưới trướng có hàng trăm đồ chúng; Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề sinh trong những gia đình giàu có thuộc giai cấp phú thương, nghiệp chủ và sau hết là Ưu Ba Li, xuất thân từ giai cấp nô lệ, nghèo khổ, thất học. Tất cả mười vị, từ gia sản, trình độ, đến danh phận, địa vị trong xã hội của họ thật khác nhau, nhưng khi đã hòa nhập vào nếp sống tăng đoàn thì tất cả đều bình đẳng. Tất cả đều một mực tôn kính đức Phật và cùng tôn kính nhau, đều nổ lực tu tập, đều đạt được những địa vị tôn quí, và đều được mọi người kính ngưỡng. Qua phẩm hạnh của quí ngài, từng hành vi, lời nói, cách cư xử, cũng như nhiệt tình của quí ngài đối với chúng sinh, chúng ta có thể thấy rõ được nhân cách cao thượng của Phật cùng tình thương rộng lớn của Ngài đối với chúng sinh. Cho nên có người đã nói, muốn hiểu đức Phật, cách tốt nhất là hãy nhìn vào cuộc đời của ít ra là mười vị đệ tử lớn của Ngài!
Sự tích của mười vị tôn giả được ghi chép rải rác trong các kinh truyện Nam truyền cũng như Bắc truyền, và từ lâu đã được hòa thượng Tinh Vân, một ngôi sao Bắc đẳu của Phật Giáo Trung Hoa Dân Quốc hiện đại, sưu tập, đúc kết và viết thành sách Thập Đại Đệ Tử Truyện (nhà xuất bản Phật Quang, Đài Bắc, ấn hành năm 1984). Sách viết khá đầy đủ về cuộc đời của mười vị tôn giả. Mười cuộc đời là cả mười tấm gương sáng chói, tỏ rỏ phẩm hạnh cao thượng cùng nhiệt tâm vì đạo pháp và vì chúng sinh của những Phật tử chân chính, mẫu mực, mà chúng ta chỉ cần học hỏi và tu tập theo được một phần nhỏ thôi, cũng đủ làm cho Phật pháp tồn tại ở thế gian.
Đọc truyện của quí vị tôn giả, chúng tôi vô cùng xúc động, tưởng như các ngài đang hiện tiền trước mặt, đang theo chân Phật hành hóa đâu đây ... Để tỏ lòng biết ơn sâu xa cũng như lòng kính ngưỡng công đức vô lượng của các ngài, và đồng thời vì lợi ích chung, chúng tôi xin đem sách Thập Đại Đệ Tử Truyện của hòa thượng Tinh Vân, dịch ra tiếng Việt để chia xẻ cùng quí vị Phật tử Việt Nam. Rất mong cuốn sách này sẽ giúp ích phần nào trong công phu tu học của tất cả chúng ta.