Logo chính thức Đại lễ Vesak LHQ 2019
*******
TÂM NIỆM
( 3 lạy )
THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT
GIẢI VỀ TAM GIÁO QUI-NGUYÊN
(Thiên Lý Bửu Tòa, 12g30 ngày 1-7-1977)
Thi
rằng:
BỔN tánh
từ-bi mới trọn lành,
SƯ đệ
phăng tầm rõ trược thanh,
THÍCH, Ðạo
cũng là chung một gốc,
CA tụng
đức dày đấng liệt oanh.
MÂU thuẫn
cuộc đời toan cấu xé,
NI tăng
ngộ giác khá học hành,
PHẬT pháp cổ
truyền đường chánh-giác,
Giáng trần miêu tỏa phép luyện phanh.
Thi:
THÁI độ
người lành gắng học lo,
TỬ phủ
quê xưa cố lần dò,
SĨ hiền tạo lập
nên danh tốt,
ÐẠT bảng
tên đề mới phải cho.
TA nguyền
độ thế thành Phật-đạo,
ÐỜI khổ
tầm tu đáng mặt trò,
NHÀ rách
chớ phiền trau luyện tánh,
CHÂU đáo
Phật thành ngọc chẳng so.
Tản văn:
Nay Bần-Ðạo nhậm sắc Thiên-triều giáng Ðàn
tả Kinh. Cũng vì nay đã cận kỳ mạt thế, nên sắc-chỉ Thiên-Ðình mới xuống lịnh
ban truyền khai thông Ðại-Ðạo, Tam Giáo Qui-Nguyên,
đại-đồng hiệp nhứt hầu độ tận nhân sinh qua kỳ thế diệt. Nay Tam-Giáo
thượng tòa mới hợp đồng qui cơ mà khai thác quyển Thánh-Kinh. Các
vị Giáo-Chủ Tam-Giáo đồng thọ lịnh giáng trần nơi Thiên-Lý Diệu-Ðàn mà
để lập thành cơ qui-nguyên thống-nhứt, khai Ðạo truyền Kinh lưu hành toàn cõi
đại-đồng thế-giới và lưu cổ truyền kim.
Ðạo có qui-nguyên, có tác-hiệp, có
dung-hòa, thì mới có tầm đến mối chơn-truyền bí-pháp tối-thượng vô-vi, hầu mới
dìu dẫn Linh-Căn phục hồi cựu vị. Nầy hỡi các chư môn-đồ hãy nghiêm tịnh lắng
nghe, Ta sẽ giải rành về mục Tam-Giáo qui-nguyên.
Vì nay là buổi đời cùng tận, mạt hậu tam
nguơn nên nhân sinh trên toàn cõi dinh-hoàn nầy đồng chung chịu qua những cơn
xây chuyển lập đời. Khắp vũ-trụ-quan nầy cũng đều sắp chuyển mình mà đưa sang
một kỳ tiêu diệt cuối cùng vì loài người đã lần lượt gây nhiều tội lỗi. Vì thế,
mà cuộc đời phải đành cam chịu cảnh nguy vong thống khổ. Ðức Chí-Tôn có
dạy rằng:
Ðời mạt hậu tầm đường giải-thoát,
Như kiến bò miệng bát vòng quanh.
Lời phán của Ðức Chí-Tôn nghĩa một ý hai.
Ðọc Kinh phải cầu lý. Chớ như việc đọc Kinh mà cứ đọc suông qua, cốt để giải
trí thì cũng đâu có thắm thía gì đến ý nghĩa cao siêu huyền huyền diệu diệu.
Ðạo Phật sơ khai vốn đời Thượng-Cổ. Thuở
ấy, loài người còn bổn tánh thiện-lương, thiệt là đời Thánh-Ðức! Thế nên, những
người chơn-tu thành Phật rất nhiều. Lần lượt sang qua thời Trung-Cổ, khi ấy bổn
tánh đã lạc xa, ít người tu niệm. Ta ra đời nhằm thuở thái-bình. Phụ Vương ta
vốn là một bực Chúa-Tể san hà vinh vang ngôi báu. Nhưng riêng Ta vì chán ngán
kiếp làm người, thân thể nhục bào như phù du ngắn ngủi. Cõi trần giả tạm nay
còn mai mất. Sanh, Lão, Bịnh, Tử khổ là vị chi tứ khổ của loài người. Thể xác
nầy vốn là tạm giả, sự còn mất chẳng hẹn ngày giờ. Sống và thác vẫn coi như tên
bay trước mặt, như cửa sổ ngựa qua. Dầu cho của cải trăm muôn, một phút
vô-thường cũng không mua chuộc đặng. Dầu cho bực Thiên-Tử nắm quyền sanh sát,
quản trị một tay, nhưng đến phút vô-thường cũng phải cam đành xuôi tay nhắm mắt.
Lời Thánh cũng có câu:
Vô-thường chẳng sợ tay oanh-liệt,
Quỷ tốt nào kiêng bực phẩm hàm.
Thế cho nên, dầu bực Công, Hầu, Khanh,
Tướng, phú quý vinh hoa đối với sự đời cũng đều xem như là bọt nước ven sông.
Người sanh trong cõi đời tạm giả, vòng tứ khổ vây hãm nhục-thân khiến cho ta
lúc nào cũng ngại lo lũ quỷ vô-thường đang chực chờ bên ta mà vẫn không hẹn
ngày giờ cho ta biết trước. Chi cho bằng ta sớm xả thân tầm Ðạo, ấy là ta tầm
đặng một con đường giải-thoát tối thượng tối cao vĩnh sanh bất diệt. Dùng gươm
trí huệ mà cắt đứt dây oan, giải vòng tứ khổ, dứt đoạn sầu bi thì thân tâm ta
mới đặng nhẹ nhàng, tinh thần phát huệ, lưu thông cửu khiếu thì ta mới vượt
khỏi vòng đời trần lụy mà nhập cảnh Niết-Bàn thiên thu tự toại.
Ta xưa nương cội Bồ-Ðề sáu năm tu luyện,
Phật-đạo đắc thành, Ta bèn đem chơn-lý mà phổ độ nhân sinh, dắt dìu bá tánh.
Nhưng Ta cũng rất thương thay cho ngày nay người đời cũng có lắm kẻ quyết chí
tu thân, cũng muốn học đòi gương xuất-gia giải-thoát, cũng quyết tâm cắt ái ly
thân, nhưng rốt cuộc rồi đời tu khổ hạnh ấy vì không được mối chơn-truyền thì
làm sao đắc thành chánh-quả? Bởi vì từ xưa, thời kỳ mạt pháp, cửa Ðạo đã bế
môn, thất lạc mối chơn-truyền từ khi Thần-Tú ra đời. Vì thế mà những thế kỷ
trôi qua thì Phật-Ðạo chỉ còn là các phần vi-hữu, sắc tướng thinh âm. Còn phần
tâm-pháp bí-truyền ngồi tu luyện như xưa thì vẫn không còn nữa. Bởi thế, cho
nên tu hành thì nhiều kẻ, mà thành công đắc quả thì lại rất hiếm hoi. Ðến nay
là thời kỳ Long-Hoa Ðại-Hội, Huỳnh-Ðạo Thiên-Khai, Tam-Giáo Qui-Nguyên,
đại-đồng tác hiệp, ban truyền tâm pháp độ rỗi Linh-Căn và dành riêng cho
những bậc tầm tu giải thoát để đưa về nguyên-vị và độ tận nhân sinh, dìu dắt
lẫn nhau hầu vượt qua cơn biến thiên đại-cuộc mới mong còn giữ lại được sự sống
mà để bước sang qua đến một thời cuộc thái-bình Thượng-Nguơn Thánh-Ðức mà hưởng
cuộc nhàn yên.
Nầy hỡi chúng-sanh, con đường tu luyện để
cần giải thoát cho linh-hồn nghe qua rất là khó khăn, nhưng thật ra cũng chẳng
có chi khó nhọc tột cùng, mà cũng vẫn không quá dễ dàng để cho mọi người đều
được thấy. Các vị có hiểu chăng? Phép Ðạo luyện tu tâm-pháp bí-truyền từ xưa
vốn đời Phật Ðạt-Ma Ngũ-Tổ tích cổ truyền lưu. Bí truyền
cho Ðức Lục-Tổ là Huệ-Năng, Kinh sử vẫn lưu truyền cho đời hiểu
biết. Xiển-Giáo vô-vi thậm-thâm vô-thượng, nhưng nếu người đời mà không gắng
chí thì cũng đâu có dễ chi kiếm tầm đặng ra phép báu!
Châu ngọc ở thế-gian dầu là quý báu mà vẫn
còn dùng giấy bạc mua đổi được thì thật là không quý. Vàng ngọc trong tay vẫn
còn lo ngại nay còn mai mất. Còn như phép Ðạo luyện tu kết thành Kim-Ðơn Xá-Lợi
để cho linh-hồn người đặng trường cửu, bất diệt, bất sanh, ấy mới thật là quý
báu hơn trăm ngàn lần ngà ngọc. Sang giàu như bọt nước, công hầu phú quý cũng
tan hợp tợ phù-vân. Cõi trần tạm giả. Xác thể nhục-bì cũng chỉ là tạm. Cõi đất
bụi nầy mãn hạn đúng kỳ ta cũng phải trả về cho đất bụi. Linh-hồn phải vướng
víu nghiệp trần mà chịu luân-hồi tứ khổ, vay trả, trả vay... đời đời chẳng dứt.
Mãi cho đến lúc thối thân từ kiếp thú cầm sang qua thảo mộc; thối đến các loại
kim khí, sắt thép, thau chì, ... thì biết đến mấy ngàn năm mới có đặng cơ hội
tiến hóa từ kim khí chuyển sang đến cầm thú, và từ kiếp thú cầm mới bước sang
đến nhân-loại. Sự phục hồi ấy sẽ khó nỗi mong ước. Gẫm đáng thương thay và đáng
tiếc lắm thay!
Thi bài:
Khuyên bá tánh tịnh thần nghe dạy,
Lòng từ-bi hà hải độ đời,
Nhân sinh tai biến chiều mơi,
Cần lo tu niệm Phật Trời noi gương.
Nương bút Thánh tận tường phân giải,
Khuyên người đời đường phải bước mau,
Ðừng than phận khó nghèo giàu,
Ðạo, Ðời, chung bước cùng nhau lo tròn.
Tu tại gia phận tròn công đắc,
Tu chẳng cần bưng bát chùa am,
Màng chi mão áo, tước hàm,
Không phiền cạo tóc, tu tham một mình.
Tu lẫn lộn thế tình ai biết?
Tu trọn gìn chẳng thiết xuất gia,
Ðừng chi áo trắng nhuộm dà,
Tâm còn tráo chác mị tà ích chi!
Tu giữ kỷ điều qui tâm tánh,
Giữ mười điều xa lánh tu cao,
Tu sao vô phạm nhứt hào,
Tu cầu bá tánh khỏi vào sông mê.
Tu cứu khắp người quê kẻ chợ,
Tu rèn lòng như tợ nước trong,
Tu gìn giữ một chữ KHÔNG,
Ðừng cho lay động mới mong đắc thành.
Tu cho đặng Công-Bình cư xử,
Tu rèn lòng hai chữ Từ-Bi,
Tu gìn Bác-Ái gắng ghi,
Ðường tu mới hãn chứng vì Phật-gia.
Tu đắc Ðạo, ta-bà cứu thế,
Mới gọi tu thật thể Ðạo-mầu,
Tu phân thiện ác khác nhau,
Tu gìn tâm địa răn câu mị tà.
Lời châu ngọc Phật-gia nghiêm thuyết,
Xin người đời lý triết hiểu thông,
Bút cơ miêu tỏa mấy dòng,
Ban ơn Hiền-Nữ chơn-đồng lui chân.
Giả tín-nữ ban ơn mầu nhiệm,
Nương khiếu người diện kiến tác văn,
Diệu mầu đôi phút hãn tường,
Khuyên trong bá tánh mọi đường tầm tu!
Thăng...PHIM BUDDHA (ĐỨC PHẬT)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Ấn Độ sản xuất
Danh sách tên các tập:
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 01 - 09) Tập 04 - Siddhartha (Tất Đạt Đa) Thời Thơ Ấu Tập 06 - Bẩm Tính Từ Bi và Tài Năng Tuổi Trẻ |
|
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 10 - 18) Tập 17 - Chuẩn Bị Hôn Lễ Thái Tử Siddhartha |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 19 - 27) |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 28 - 36) |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 37 - 45) Tập 41 - A Nan Đà Và La Hầu La Xuất Gia Tập 45 - Tăng Đoàn Bất Hòa Trong Sinh Hoạt |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 46 - 55) Tập 47 - Đề Bà Đạt Đa Xin Xuất Gia Tập 49 - Đề Bà Đạt Đa Phá Hòa Hợp Tăng Tập 50 - Đề Ba Đạt Đa Lăn Đá Hại Đức Phật Tập 54 - Đức Phật Nhập Niết Bàn. |
---|
- Xin trân trọng giới thiệu Bộ Phim Đức Phật (Buddha) của Ấn Độ, bao gồm 55 tập, được chuyển thể từ tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Đản sanh đến Niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay, do nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ.
- Bộ phim cực kỳ hay và cảm động đã thể hiện được hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.
- Biên dịch, biên tập và lồng tiếng: Trung tâm Diệu Pháp Âm và Trung tâm Huệ Quang hợp tác thực hiện.
- Người đọc: Thy Mai, Trần Vũ, Chơn Nhơn, Thùy Tiên, Thanh Sang, Hạnh Phúc, Thúy Hằng, Thiện Trung, Đặng Khuyết, Khánh Vân, Tuyết Nhung, Tuấn Anh, Chánh Tín, Quang Tuyên, Thu Hiền, Ngô Lợi, Huyền Trang, Hoài Thương, Vũ Thu, Linh Phương, Kim Anh, Hoàng Sơn, Bình Nguyên, Ái Phương, Ngọc Quyên, Anh Tuấn
- Bộ phim cực kỳ hay và cảm động đã thể hiện được hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.
- Biên dịch, biên tập và lồng tiếng: Trung tâm Diệu Pháp Âm và Trung tâm Huệ Quang hợp tác thực hiện.
- Người đọc: Thy Mai, Trần Vũ, Chơn Nhơn, Thùy Tiên, Thanh Sang, Hạnh Phúc, Thúy Hằng, Thiện Trung, Đặng Khuyết, Khánh Vân, Tuyết Nhung, Tuấn Anh, Chánh Tín, Quang Tuyên, Thu Hiền, Ngô Lợi, Huyền Trang, Hoài Thương, Vũ Thu, Linh Phương, Kim Anh, Hoàng Sơn, Bình Nguyên, Ái Phương, Ngọc Quyên, Anh Tuấn