*******
TÂM NIỆM
( 3 lạy )
THI
TA là chánh pháp Đạo hư không,
BÀ sắc trần gian lắm bụi hồng,
GIÁO vị nhân sanh hồi tánh Phật,
CHỦ hòa chánh pháp tạo Nhân Ông,
ĐẲNG nhàn nhã hiện cơ minh triết,
GIÁC lý huyền thâm chỉ đại đồng,
MÂU huệ tiêu dao huỳnh sắc hiện,
NI thừa tăng chấp Đạo hằng thông.
Bần-Đạo mừng chung! Nầy các nguyên nhân được miễn lễ, đồng tọa nghe Bần-Đạo mừng lễ Đản-sanh mà thế nhân cho đây là chính là ngày Phật Đản. Lành thay! Lành thay! Phật tâm viên tánh bất chấp trần gian, chỉ mong sao thế nhân hồi đâu hướng thiện, dầu ngày Đản sanh là ngày nào cũng vẫn công đức kiên trì nhắc nhở cho chung chúng sanh nơi đây là trần ai tục lụy, chốn mê đồ tân khổ phải vượt khổ hầu có trở về nơi Cực lạc nhàn du.
Nầy các nguyên nhân! Kìa đường đời càng ngày càng thấy biết bao nhiêu là điên đảo lòng người, càng ngày các nguyên nhân cũng càng thấy điều say đắm hồng trần, mê mang nơi đoản lạc, không biết mình là một chơn linh tàng ẩn siêu-vi, hầu có trau giồi bản thể Phật Thánh trở về với cảnh an nhàn tuyệt lạc. Lầm thay, lầm thay! Chấp giả thị chơn, thương cho thế nhân nên Bần-Đạo hóa sanh truyền chánh pháp, đến nay đã hai ngàn năm lẽ thì tại sao chưa vớt được chín mươi hai ức nguyên-nhân, lòng Bần-Đạo cũng thấy còn thiết tha vì đại từ-bi muốn truyền huệ linh thông cho tất cả, nhưng vì tâm phàm còn lộn lạo biết bao nhiêu điều ô-trược, mang mễn bao nhiêu là thất tình lục dục, cho nên ngày nay phải chịu trả vay trong kiếp luân hồi thì làm sao nhiếp thọ được đại hồng ân của Thiêng Liêng ban bố. Nầy các nguyên nhân, mỗi mỗi đều có Phật tâm, Tiên tánh nhưng tự mình làm hủy hoại, cũng như các nguyên nhân thấy kia, nhìn thẳng nơi Thiên-bàn, Bửu-vị nọ là chiếc đèn, các nguyên nhân có thấy chăng? Đó cũng như là lẽ thiên nhiên mà Trời đất ban cho mỗi mỗi, nếu các nguyên nhân thắp lên cho sáng, cứ thắp mãi như thế thì đến ngày kia tiêm sẽ hết, dầu sẽ tan. Nếu không thắp thì các nguyên nhân sẽ còn nguyên vẹn, nhưng nếu các nguyên nhân không thắp thì làm sao cho có được ánh sáng soi chung!
Điều tâm pháp mà Bần-Đạo giảng ra đây vì chấp cho nên các nguyên nhân vẫn thấp, dầu cho các nguyên nhân có chấp đến đâu, có mê lầm đến đâu thì cũng đến ngày tàn tạ, nhưng nếu không thắp lên sáng thì đèn kia làm sao soi chung? Vì thắp, không thắp cũng trong là mê chấp vậy. Làm sao không thắp, không sáng mà các nguyên nhân tự thấy, tự tìm thì mới đúng là chánh pháp siêu vi. Lời Bần-Đạo giảng ra đây là lời tâm pháp, ráng trì nghiệm, xem xét bản tánh ngày nay, vì thiên lương đã mất cho nên thân trần lục đạo luân hồi làm hoại Nho Tông, làm mất đường chánh pháp, đua sửa tôn-chỉ công bình, thông nghiêm cho nên phải chịu họa điên đảo mạt kỳ loạn ly là thế. Nơi nơi chúng sanh vì lòng dục vọng mà tạo thành biết bao nhiêu là ác nghiệp. Tất cả các nguyên nhân quỳ dưới Phật đài đều biết là vì dục vọng, vì ác nghiệp cho nên làm cho thế gian phải đảo điên, biết như thế tại sao không hành cho đúng chánh pháp, biết mà không hành làm sao đi đến đại đồng cực lạc. Tuy biết cũng không bằng hành, phải thật hành cho đúng, phải diệt dục, giữ lòng thanh tịnh, đừng nói rằng chỉ một mình ta, dầu diệt dục, dầu giữ lòng thanh tịnh cũng không giữ được phong hóa thuần lương, hoặc chánh pháp kỷ cương của Huỳnh-Đạo mà phải biết rõ tự mình sửa tâm tánh, diệt dục rèn thân còn hơn là không đương sửa để đua đòi theo vật chất xa hoa, khi gần bỏ xác ân-hận thì đã muộn màng, thương thay!
Tại sao Bần-Đạo truyền tinh-quang siêu điễn cho một chơn đồng để tìm ra chánh pháp? Nầy các nguyên nhân, vạn pháp cho tâm tạo, trước khi nhập Niết-Bàn, Bần-Đạo có đại thệ cùng thế gian sẽ chuyển pháp luân dùng mọi phương tiện để truyền bá chánh pháp, miễn làm sao cho chúng sanh tỏ ngộ được chơn-lý tu hành mà thôi. Nơi nầy truyền cơ bút, nơi kia chuyển hóa hồng ân, nơi nọ dùng hào quang chiếu rọi chuyển đức lành cho chung, tùy căn duyên, tùy đại kiếp, tùy phong hóa dân sanh phù hợp mà Bần-Đạo chuyển huyền linh. Vì thời kỳ mạt pháp cho nên phải dụng tinh-quang siêu điễn tá khắp trần gian mới độ rỗi toàn cầu, chớ hiện ra một thân tứ đại thì cũng không thể nào Thống được Ngũ Chi. Tam-Giáo không lập lại đời Thượng-Nguơn Thánh-Đức. Ngày kia Di-Lạc Thiên-Tôn lâm phàm là đương lai Giáo-Chủ Long-Hoa sẽ trọn quyền phán xét, Tam-Giáo công đồng, tất cả nguyên nhân phải tin tưởng rằng ngày tận thế sắp gần kề, điều phán xét đại đồng không xa vậy. Biết như thế mà vẫn ngồi yên, nhìn thế cuộc, thương thay!
Tiếp điễn …
Nầy các nguyên-nhân, đang hồi khảo đảo, thế cuộc đảo điên, vì thương chúng sanh nên Phật quì dưới bệ tiền cầu xin Ngọc-Đế gia ân cho tùy duyên Thánh, Thần, Tiên, Phật phổ truyền giáo pháp, đại xá kỳ ba. Trong thời Phong-thần diễn biến vay trả trả vay, từ đây sẽ biết đừng ham đoản lạc, đừng tiếc cảnh trần gian mới thấy rõ Đạo mầu tuyệt diệu cao siêu. Nữa trần tục, nữa tin tưởng Đạo mầu thì cũng chưa thực được lý cao siêu của Trời ban bố vậy. Nếu tất cả nguyên-nhân chịu bỏ tất cả thì sẽ được tất cả, nếu còn ham muốn tất cả thì sẽ mất tất cả, chẳng phải mất tất cả mà thôi còn mất luôn cả linh hồn. Kìa linh hồn báu trọng tinh anh tại sao các nguyên nhân không biết trau luyện lại, rèn chi thân thể tứ đại ngày kia sẽ trả về với gió bụi. Nhưng muốn luyện linh hồn trước phải tập rèn cho thân thể phục tùng theo lý trí, từ lý trí mới được huệ linh của Tiên Phật truyền ra, các nguyên nhân mới thọ lấy. Cảnh trần gian đã biết là ô trược đắng cay, lòng phiền não cứ nối tiếp theo làm cho con người phải điên đảo trong thất tình lục dục. Ai cũng biết thế, ai cũng suy nghĩ thế mà không ai hành đúng theo chánh pháp hư-vô, không có lòng tin trọn vẹn, chẳng có dạ hy-sinh tuyệt đối cho nên không thành Tiên, đắc Phật là vậy.
Kìa nhìn xem trong tất cả Bửu Tự, Thánh Thất, Thánh Tịnh biết bao nhiêu từ mấy ngàn năm nay chưa có người đắc được, vì không có một nguyên nhân trọn lòng thành tín, trọn dạ hy-sinh, mượn Đạo tạo đời gây biết bao nghiệp quả cho nên không đắc được Tiên, Phật tại thế. Chúng sanh thì đa chấp, nhìn thấy thế cho nên cho là chánh pháp chẳng được anh linh mới có điều bán rẻ khinh khi. Ngày nay nếu không trọn tin, không trọn dạ hy-sinh thì cũng chẳng đắc được chi Tiên, Thánh.
Đường trần ngắn ngủi, đời của các nguyên-nhân cũng như con phù du. Nầy các nguyên-nhân, trong một khắc, trong một ngày của một sinh vật nhỏ nhứt trần gian mà các nguyên-nhân nhìn thấy đó thì chính nó cũng ngỡ rằng sống trăm năm, cũng như tinh thần của các nguyên-nhân đang nghĩ đến vậy. Phần Thần, Tiên, Thánh, Phật cũng như người nhìn thấy các sinh vật nhỏ bé, cảm động lòng thương, truyền chánh pháp cho hầu có tránh khỏi điều tang thương, nhưng vì quá u tối mê lầm.
Người cha thương con thường dạy bảo cho con điều hay lẽ phải, dạy cho con học hành, dạy cho con bước vào khuôn khổ của Đạo Đức, nhưng đứa con cho rằng cha mẹ khó, điều đó cũng chẳng ích chi. Khi lớn khôn mới hiểu rõ đó là lời châu tiếng ngọc, nghĩ lại lúc bé thơ cãi lời cha mẹ, điều đó rất là ân hận. Thương thay! Các nguyên-nhân ngày nay quì trước Phật đài chấp lấy chánh pháp siêu vi, bỏ điều đau thương trần tục một dạ tin tưởng, nơi gia đình phải làm tròn bổn phận để trả nợ đời. Nơi Thiêng-Liêng phải tự rèn lòng, tự trau giồi linh hồn cho riêng mình, đừng vì quá cảnh đời mà phải luân hồi vì oan gia nghiệp chướng. Không có một điều gì trường cửu nơi thế gian, nhưng nơi thế gian cũng là nơi trường miên vĩnh cửu. Tại sao? Điều trường miên vĩnh cửu là do người tạo ngay bây giờ để dành cho ngày sau vậy! Còn điều không trường miên vĩnh cửu là vì luật vô thường điên đảo của thế gian, biết luật thiên nhn, biết điều trọng đại thì tự mình tầm lấy chơn pháp siêu vi, tự giải thoát cho mình. Còn riêng về Thần, Tiên, Thánh, Phật thương chúng sanh vì lòng đại từ bi điểm hóa cũng như người khai đuốc, chỉ rõ đường đi nước bước chớ không thể kề vai gánh lấy được. Đi hay không là tự người vậy. Thấy người đang cơn đói khổ, Tiên, Phật chạnh lòng thương xót ban cho chén nước, ban cho chén cơm, còn ăn hay không là tự người vậy.
THI BÀI
Phong quang Đạo pháp diệu thường
Hạ đàn khuyên nhủ vẹn đường tâm kinh
Thế trần muôn việc tại tin
Tin là tối diệu, tối linh cuộc đời
Khuyên tất cả tin trời, tưởng Phật
Có hoại gì, có mất gì đâu?
Sớm hôm trần tục não sầu
Cuộc đời lăn lộn cơ cầu đắm say.
Sáng đến chiều trọn ngày vất-vả,
Chỉ vài giờ thong thả tâm hồn,
Suy cơ quảng đại kiền khôn,
Mau chơn thoát khỏi Hàn Ôn hội này.
Tự tin trên có Thầy NGỌC-ĐẾ,
Quản năng quyền lập thế cứu đời,
Nguyên nhân kỉnh Phật trọng Trời,
Tự tin Thần Thánh vạn lời chép biên.
Đâu đâu cũng ban truyền Chánh Pháp,
Phải rèn lòng bồi đắp hiếu trung,
Một là trả nợ cúc cung,
Cù lao dưỡng dục trọng dùng con thơ.
Nơi trần tục đợi chờ tu tỉnh,
Cho Cửu-Huyền được lỉnh giáo truyền,
Thiên-Thai nguyên vị hồi nguyên,
Con đường than thở Diêm-tuyền ai ơi!
Vì cha mẹ trước thời bất ngộ,
Mối Đạo Vàng là chỗ cao siêu,
Muốn về được cảnh Linh-Tiêu,
Niết-Bàn tự toại cần yêu Ông Bà.
Phải cầu nguyện thiết tha cứu rỗi,
Cho Cửu-Huyền xá tội được lên,
Thì con tâm chí mới bền,
Đạo mầu mới được Ơn Trên chiếu truyền.
Lời tâm pháp cửa Thiền rộng mở,
Nơi đây là nâng đỡ nguyên nhân,
Tránh qua khỏi cảnh Phong-Thần,
Tránh điều bạo ác xây vần đó đây.
Đời chuyển biến hồi này cố gắng,
Phải tròn tin để đặng bảo tồn,
Trước là trọng vệ linh hồn,
Sau là Thất-Tổ được Ơn triệu hồi.
Nay tinh-tấn tô bồi Giáo-Pháp,
Theo Thánh-Ngôn xây đắp Đạo-Vàng,
Trước là chữ hiếu trang hoàng,
Sau lo trả nợ trần gian kịp kỳ.
Luật vay trả huyền-vi Trời định,
Nay vay rồi lừa phỉnh làm sao?
Kiếp này nếu chẳng trả mau,
Kiếp sau còn phải lời trao vạn ngàn.
Nay gặp Đạo mau toan vì Đạo,
Lập quả công cố tạo đức lành,
Ông Cha chắc chắn sẽ thành,
Nhờ nơi con trẻ để dành đức tin.
Thương trần tục Thiên-Đình đại-xá,
Tại nhân loài vội ngã lòng tin,
Vô Thần bày thuyết tự mình,
Lo cho đoản lạc kiếp sinh hiện tồn.
Rồi mặc kệ dại khôn ngàn kiếp,
Để linh hồn nối tiếp đọa đày,
Thương là thương cảnh trần ai,
Thương người hướng thiện Thiên-Đài muốn lên.
Nhưng tâm vẫn mãi quên trì niệm,
Quên cuộc đời toàn kiếm hư danh,
Truyền trong cho mối Đạo lành,
Mà không suy xét khó thành Phật, Tiên.
Kỳ đại xá diệu huyền ân tứ,
Khuyên nguyên nhân nên giữ từ nay,
Ta là Giáo-Chủ Đương Lai,
Lập đời Thánh-Đức hoằng khai Đạo-Vàng.
Thăng
DI -LẠC THIÊN-TÔN
Danh sách tên các tập:
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 01 - 09) Tập 04 - Siddhartha (Tất Đạt Đa) Thời Thơ Ấu Tập 06 - Bẩm Tính Từ Bi và Tài Năng Tuổi Trẻ |
|
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 10 - 18) Tập 17 - Chuẩn Bị Hôn Lễ Thái Tử Siddhartha |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 19 - 27) |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 28 - 36) |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 37 - 45) Tập 41 - A Nan Đà Và La Hầu La Xuất Gia Tập 45 - Tăng Đoàn Bất Hòa Trong Sinh Hoạt |
---|
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 46 - 55) Tập 47 - Đề Bà Đạt Đa Xin Xuất Gia Tập 49 - Đề Bà Đạt Đa Phá Hòa Hợp Tăng Tập 50 - Đề Ba Đạt Đa Lăn Đá Hại Đức Phật Tập 54 - Đức Phật Nhập Niết Bàn. |
---|
- Xin trân trọng giới thiệu Bộ Phim Đức Phật (Buddha) của Ấn Độ, bao gồm 55 tập, được chuyển thể từ tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Đản sanh đến Niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay, do nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ.
- Bộ phim cực kỳ hay và cảm động đã thể hiện được hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.
- Biên dịch, biên tập và lồng tiếng: Trung tâm Diệu Pháp Âm và Trung tâm Huệ Quang hợp tác thực hiện.
- Người đọc: Thy Mai, Trần Vũ, Chơn Nhơn, Thùy Tiên, Thanh Sang, Hạnh Phúc, Thúy Hằng, Thiện Trung, Đặng Khuyết, Khánh Vân, Tuyết Nhung, Tuấn Anh, Chánh Tín, Quang Tuyên, Thu Hiền, Ngô Lợi, Huyền Trang, Hoài Thương, Vũ Thu, Linh Phương, Kim Anh, Hoàng Sơn, Bình Nguyên, Ái Phương, Ngọc Quyên, Anh Tuấn
- Bộ phim cực kỳ hay và cảm động đã thể hiện được hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.
- Biên dịch, biên tập và lồng tiếng: Trung tâm Diệu Pháp Âm và Trung tâm Huệ Quang hợp tác thực hiện.
- Người đọc: Thy Mai, Trần Vũ, Chơn Nhơn, Thùy Tiên, Thanh Sang, Hạnh Phúc, Thúy Hằng, Thiện Trung, Đặng Khuyết, Khánh Vân, Tuyết Nhung, Tuấn Anh, Chánh Tín, Quang Tuyên, Thu Hiền, Ngô Lợi, Huyền Trang, Hoài Thương, Vũ Thu, Linh Phương, Kim Anh, Hoàng Sơn, Bình Nguyên, Ái Phương, Ngọc Quyên, Anh Tuấn