Dù ai đi ngược về xuôi .
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
TỪ BAO ĐỜI NAY, CÂU CA ẤY VẪN IN SÂU TRONG TÂM THỨC MỖI NGƯỜI DÂN VIỆT NAM, VÀ DÙ Ở BẤT CỨ NƠI ĐÂU TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY, CỨ ĐẾN NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG LÀ HÀNG TRIỆU NGƯỜI CON MANG DÒNG MÁU VIỆT NAM CÙNG NHAU THÀNH TÂM HÀNH HƯƠNG HOẶC HƯỚNG VỀ ĐẤT TỔ, THẮP NÉN TÂM HƯƠNG, NHỚ VỀ NGUỒN CỘI, TRI ÂN TỔ TIÊN VỚI LÒNG THÀNH KÍNH.
Hồng oai chuyển thế gia phong con hiền .
Mạng thừa dựng nước phân biên ,
HỒNG QUÂN chiết thể RỒNG TIÊN hạ trần .
Điệp ân Ngọc sắc Lăng Vân ,
Sơn hà Xã tắc Thiên phân tục phàm .
LẠC LONG riêng cõi trời Nam ,
Tạo thành Việt Quốc hội Tam thế triều .
Cửu Long hệ xuất LINH TIÊU ,
Vĩnh lưu Đạo pháp cao siêu nhiệm màu .
Các con thành kỉnh chực chầu ,
Thâm ân nhất nguyện đê đầu noi gương .
Cầu xin QUÂN PHỤ tòa chương
Chứng minh cứu khổ quê hương Lạc Hồng .
Yên nhàn hoa gấm non sông ,
Cha hiền con hiếu thề không phụ phàng .
Dầu cho bao cuộc nguy nan ,
Xin đem sĩ tiết thi gan trợ đời .
Công ơn QUÂN PHỤ rạng ngời ,
Gìn câu đạo nghĩa nhớ lời CHA trao .
Các con quỳ trước điện trào ,
Khải tâu QUÂN PHỤ tầng cao chứng lòng .
Thanh bình tứ phước non sông ,
Đồng hòa huynh đệ giống dòng thương nhau .
Tàn cơn lửa loạn binh đao ,
Trên hòa dưới thuận chung trao pháp huyền .
Nam mô QUÂN PHỤ CAO NHIÊN ,
Long Hoa Đại Hội quy nguyên Đạo Vàng .
( 3 lạy ) .
TÂM NIỆM
LỜI VÀNG QUÂN PHỤ
15 tháng 07 Mậu Thân
(08.08.1968)
THI
LẠC bang chứng vị tuyển con lành,
LONG hội lễ triều sắp bảng danh
QUÂN ngự trung kiên ban ấn khuyết,
PHỤ triều Nguơn chuyển pháp cao thanh.
KHẢI cơ Thống chưởng Tiền Thiên nhập,
LỄ vị hội minh Đạo pháp thành,
TRUNG sắc đề chương xây Chánh Đạo,
NGUƠN đồng chưởng lập thị lôi oanh.
Lôi oanh trị thế trạch lương hiền,
Lành dữ hai đường khó trọn duyên,
Lập đức cẩn ngôn nguồn Đạo mạch,
Hơn thua danh lợi chỉ đeo phiền.
Phiền lụy con ơi, kiếp sống trần,
Một ngày tuổi thọ khó toàn nhân;
Nguyên linh ngộ Đạo hành siêu pháp,
Để thoát khổ lao kiếp nợ nần.
Nầy các con! Sự sống của các con là sự sống của vô vi định đặt, chỉ quanh quẩn trong kiếp luân hồi gang tấc trong vòng trăm tuổi thì thử hỏi con có toại hưởng những gì thú vị của trần ai, còn sanh tử trong vòng thì làm sao được trường miên vĩnh cửu. Kiếp sống tạm của các con chưa gọi rằng đủ toàn nhiên kiếp sống cao linh, kiếp sống trường cửu khi các con đoạt được diệu pháp Kim thân Thánh thể, luân được Ngũ Khí Triều Nguơn, Huyền Nhiên Chi Khí con gom tụ thì sống vĩnh cữu trường miên nơi Niết-Bàn hay Bạch-Ngọc. Kiếp sống còn mang thân tứ đại giả thì muôn đời các con phải chịu vòng luân hồi sanh, lão, bịnh, tử, não phiền cay đắng, buồn khổ thì làm sao thung dung tự toại sớm dạo non bồn, chiều về Điện Ngọc? Các con chớ quên tình Cha thương các con như tình thương con ở thế hạ, nơi gia đình con thương các con của con vậy, thì tình thương vĩnh cửu trường miên muôn đời không đoạn dứt.
Các con ngày nay đoạt được siêu pháp thượng thừa, ráng rèn luyện tâm linh chuyển lằn Kim quang đi vòng trong châu thân, luân tỉnh trụ huê-quang xuất khiếu triều nguơn nơi Thượng-đài mở Huyền-quang khiếu, Cữu huyện phải đã thông, Truyền Quang Như Ý phải đi đồng, đừng vì dục vọng trần ai, xa rời tâm pháp nhiệm mầu của Thượng Phụ Hồng Quân bí khuyết cao linh vì thế hạ Long Hoa khai diễn Thầy chẳng riêng tình. Các con thọ mạng cao linh lập đời Nghiêu Thuấn, xây bảng Phong Thần, dựng lập Vương Triều, Thầy mới sắc phong diệu pháp mầu siêu để cứu cánh các con về nơi cựu vị. Các con ơi! Biển trần ai các con phải thức tỉnh trở về với huệ điễn cao linh, đừng đắm sa nơi thế hạ trần tình dục vọng cuốn lôi theo ác trược thì muôn đời con phải chịu luân hồi sống trong vòng trăm tuổi mà thôi!
Cơ tận diệt đã diễn biến khắp nơi từ Âu sang Á, hoàn cầu thế giới năm châu triều đại tuần hoàn vận chuyển. Xét chung cùng nòi giống Lạc bang Tiên Tổ, động lòng Cha xót thương con biết tâm truyền diệu lý, Cha vui mừng. Con thù nghịch lẫn nhau, giết hại nhau, lòng Cha đớn đau dường dao cắt! ... Con ơi! Cố gắng tu hành cho vẹn vẻ, dứt sân si thịnh nộ, dứt nghiệp quả cuồng loạn thân tâm hầu đạt được siêu thâm diệu lý, chánh pháp đại thừa .
THI
THI
Các con quì trước bệ đài
Lòng Cha thương xót điểm lai cơ mầu.
Tu hành kiên chí lo âu,
Cuộc trần biến chuyển Năm châu rối cuồng .
Giờ đây Long Hội khai tuồng,
Sao con còn biết cội nguồn Tổ Tiên.
Tưởng rằng con nghĩ tình riêng,
Tu cao con lại than phiền khổ thân.
Nghiệp đời con phải lao thân,
Đường tu luyện pháp chuyên cần con ơi!
Ngày sau cơ chuyển tức thời,
Nghe ba tiếng sấm vang trời Phật lâm.
Con tu đừng nghĩ lạc lầm,
Có Thầy, có Mẹ chứng tâm con hiền.
Thành lòng vọng thỉnh Cữu Huyền,
Nên Cha ngự xuống bệ tiền đêm nay.
Nhắc con công quả kịp ngày
Pháp lành lo luyện chớ phai mật truyền.
oOo
Mật truyền diệu lý ráng con ơi!
Khẩu khuyết cao linh khá kịp thời,
Luyện đúng Tiên-Thiên khai Cửu-khúc,
Huỳnh-Hà vận chuyển ngự lưng vơi.
Lưng vơi ngoan cảnh triệu đài son,
Nhập vị kim-thân điệp khuyết tròn,
Diệu hòa liên-Hoa khai bửu-vị,
Thoát hồi phong hỏa đắc đài son.
BÀI
Lạc-Long-Quân Cha truyền diệu hóa,
Lễ Trung-Nguơn Cha hạ Siêu đài,
Động lòng Cha xuống cơ lai,
Truyền con tất cả trong ngoài quang huy.
Con cầu nguyện Điện Trì Cha xuống,
Dạy con lành ráng chuộng pháp nguyên,
Đợi chờ Di-Lạc phán truyền,
Long-Hoa khai hội Cao-Thiên ngự triều.
Ngày Trung-Nguơn hội đều tất cả,
Các con lành điểm hóa đêm thanh,
Nhẹ lằn linh huệ ân lành,
Ban cho tất cả hồng danh điểm truyền.
Con cố gắng Đạo huyền diễn biến,
Khắp nơi nơi hóa biển thành sâu,
Hồng-Bàng Tiên-Tổ từ lâu,
Lạc-Long sắc tứ nhiệm mầu cao linh.
Con biết tu riêng tình thương nhớ,
Cứu Ông Cha lòng nỡ xa khơi,
Thương vì Thất-Tổ muôn đời,
Chịu điều phiền não cuộc đời lao thân.
Nuôi nấng con thân trần khổ cực,
Ngày xác phàm còn mất thế gian,
Linh-hồn còn phải ngục mang,
Động lòng cầu nguyện vớt đàn Vu-Lan.
Con biết tu Đạo Vàng tin tưởng,
Nguyện cầu Thầy hầu hưởng hồng ân,
Cuộc đời dập tắt nợ nần,
Biết lo Đạo pháp chuyên cần luyện đơn.
Nay các con phản hườn tỉnh trụ,
Chiếu huệ quang hiện ngũ linh-đài,
Nhập Thần xuất Thánh điểm khai,
Huyền-nhiên chi-khí trong ngoài cao linh.
Tuệ quang thông Bửu-đình trụ điễn,
Phóng kim-quang hóa hiện muôn màu,
Tường vân ngũ sắc tay trao,
Triều-Nguơn hiện chiếu linh mao trụ thần.
Nơi Điền-Đan linh thân bổn pháp,
Hiện Dũ-Hà tiếp nạp huê quang,
Hạ điền thượng đỉnh huy hoàng,
Chuyển luân Thái-Cực rỡ ràng kim chuyên.
Nơi Ngọc Chẩm liền liền diệu pháp,
Trụ điễn trung xây lập huê quang,
Mở thông huyền khiếu huy hoàng,
Luân dương hiển Thánh khai quang nhập Thần.
Con luyện pháp chuyên cần tịnh thủ,
Trí Hườn-Hư cho đủ mới mầu,
Luyện sao hiện rõ Minh-Châu,
Hườn-Hư Đẳng-Giác tóm thâu mật truyền.
Con luyện cho huyền huyền thiệt thiệt,
Đừng vọng tâm, đừng khuyết mật ngôn,
Minh-minh, yểu-yểu linh-hồn,
Lâng lâng thân xác triều tôn nhập đài.
Con Đạo-pháp oằn vai gánh Đạo,
Hữu-hình lo bồi tạo đền Vàng,
Vô-vi huyền pháp cao ban,
Hữu-vi Đạo lý ẩn tàng Thiên-cơ.
Con lộ liễu đúng giờ trọn vẹn,
Con xuất ngôn còn thẹn hồng trần,
Xét rằng con mến nợ nần,
Xưng Tiên, xưng Phật lòng trần khó minh.
Vậy con ơi! Đạo trình Thiên sử,
Phải cẩn ngôn vẹn giữ trong ngoài,
Hồng trần dứt bỏ ngoài tai,
Non Tiên bước đến Bồng-Lai thanh nhàn.
Cha thấy con trần hoàn lao nhọc,
Nặng gia trung tước lộc công hầu,
Đời toan lo lắng đâu đâu,
Nghĩa về Đạo-pháp con sầu riêng tư.
Muốn cho con thâm trừ luật định,
Đạo với Đời con tính lẽ nào?
Chỉ hai đường thẳng con vào,
Thân con trần trược đớn đau khảo nhồi.
Cha thương con chưa rồi phận sự,
Muốn vớt con thoát chữ khảo thi,
Con ơi, Thiên Luật đúng kỳ,
Cha con cúi lạy Đơn-Trì Ngọc-Kinh.
Cầu nguyện trước bệ đài Kim-Khuyết,
Giảm Thiên-điều cao-khiết uy linh,
Ban cho trần hạ thâm tình,
Hồng-Bàng nòi giống phục sinh Liên-đài.
Trước Long-án Thầy khai ấn khuyết,
Sắc Thiên-Tòa cao khiết phán truyền,
Lòng Thầy đâu có tư riêng,
Chí-Tôn nhứt luận phán truyền huyền năng.
Tam-Giáo phân Đạo hằng vận chuyển,
Phật Tiên triều hóa hiện Long-Hoa,
Các con quỳ dưới Chương-Tòa,
Lịnh Thiên chỉnh sắp Kỳ-Ba nhiệm huyền.
Luận cho con Đạo truyền siêu-lý,
Đã từ lâu Kim-chỉ ngọc ban,
Thánh ngôn, Thánh huấn huy hoàng,
Muôn điều vàng ngọc điểm đàn khai cơ.
Chỉ khuyên con kịp giờ Long-Hội,
Rốt cuộc rồi con vội rẽ chia,
Đệ huynh con nỡ đoạn lìa,
Long-Hoa tuyển trạch danh bia bảng vàng.
Điểm danh con siêu đàn khải hóa,
Lễ Trung-Nguơn Cha hạ hồng trần,
Chứng lòng con trẻ chuyên cần,
Hiếu ân Cha Mẹ, Thánh Thần chứng minh.
Điệp sớ văn thượng trình Kim Viết,
Trước Ngọc-Kinh THẦY khuyết ấn đề;
Đem con điện-các trở về,
Thoát hồi khổ não thảm thê hồng trần.
Cậy tay con tinh thần cao cả,
Lo cho tròn Đạo hóa cao nhiên,
Đừng vì tâm ý tư riêng,
Đừng quên Tâm-Pháp mật truyền Thiên-Thơ./.
Thăng
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.
Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.
Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.
Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.
Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "
Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.
Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.
Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".
Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.
Lạc Long Quân nói:
- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.
Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.
Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.
Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.
Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.
Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.
Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "
Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.
Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.
Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".
Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.
Lạc Long Quân nói:
- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.
Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.
Thiên Châu Sưu Tập