Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

- KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2016



-----oOo-----

*三 十 二 相 * 八 十 種 好

TAM THẬP NHỊ TƯỚNG – BÁT THẬP CHỦNG HẢO 


Khảo Dịch: HT. Thích Huyền-Tôn.
Liên Thanh Sưu Tập
考译: 释玄宗 和尚
---o0o---





*******
TÂM NIỆM
 ( 3 lạy )



---oOo----


THÁNH GIÁO ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

MÊ VÀ CHẤP

14 - 4 Giáp Thìn   (26-5-1964)
            THI
TA       là chánh pháp Đạo hư không,
       sắc trần gian lắm bụi hồng,
GIÁO vị nhân sanh hồi tánh Phật,
CHỦ     hòa chánh pháp tạo Nhân Ông,
ĐẲNG nhàn nhã hiện cơ minh triết,
GIÁC lý huyền thâm chỉ đại đồng,
MÂU   huệ tiêu dao huỳnh sắc hiện,
NI        thừa tăng chấp Đạo hằng thông.

          Bần-Đạo mừng chung! Nầy các nguyên nhân được miễn lễ, đồng tọa nghe Bần-Đạo mừng lễ Đản-sanh mà thế nhân cho đây là chính là ngày Phật Đản. Lành thay! Lành thay! Phật tâm viên tánh bất chấp trần gian, chỉ mong sao thế nhân hồi đâu hướng thiện, dầu ngày Đản sanh là ngày nào cũng vẫn công đức kiên trì nhắc nhở cho chung chúng sanh nơi đây là trần ai tục lụy, chốn mê đồ tân khổ phải vượt khổ hầu có trở về nơi Cực lạc nhàn du.
          Nầy các nguyên nhân! Kìa đường đời càng ngày càng thấy biết bao nhiêu là điên đảo lòng người, càng ngày các nguyên nhân cũng càng thấy điều say đắm hồng trần, mê mang nơi đoản lạc, không biết mình là một chơn linh tàng ẩn siêu-vi, hầu có trau giồi bản thể Phật Thánh trở về với cảnh an nhàn tuyệt lạc. Lầm thay, lầm thay! Chấp giả thị chơn, thương cho thế nhân nên Bần-Đạo hóa sanh truyền chánh pháp, đến nay đã hai ngàn năm lẽ thì tại sao chưa vớt được chín mươi hai ức nguyên-nhân, lòng Bần-Đạo cũng thấy còn thiết tha vì đại từ-bi muốn truyền huệ linh thông cho tất cả, nhưng vì tâm phàm còn lộn lạo biết bao nhiêu điều ô-trược, mang mễn bao nhiêu là thất tình lục dục, cho nên ngày nay phải chịu trả vay trong kiếp luân hồi thì làm sao nhiếp thọ được đại hồng ân của Thiêng Liêng ban bố. Nầy các nguyên nhân, mỗi mỗi đều có Phật tâm, Tiên tánh nhưng tự mình làm hủy hoại, cũng như các nguyên nhân thấy kia, nhìn thẳng nơi Thiên-bàn, Bửu-vị nọ là chiếc đèn, các nguyên nhân có thấy chăng? Đó cũng như là lẽ thiên nhiên mà Trời đất ban cho mỗi mỗi, nếu các nguyên nhân thắp lên cho sáng, cứ thắp mãi như thế thì đến ngày kia tiêm sẽ hết, dầu sẽ tan. Nếu không thắp thì các nguyên nhân sẽ còn nguyên vẹn, nhưng nếu các nguyên nhân không thắp thì làm sao cho có được ánh sáng soi chung!
Điều tâm pháp mà Bần-Đạo giảng ra đây vì chấp cho nên các nguyên nhân vẫn thấp, dầu cho các nguyên nhân có chấp đến đâu, có mê lầm đến đâu thì cũng đến ngày tàn tạ, nhưng nếu không thắp lên sáng thì đèn kia làm sao soi chung? Vì thắp, không thắp cũng trong là mê chấp vậy. Làm sao không thắp, không sáng mà các nguyên nhân tự thấy, tự tìm thì mới đúng là chánh pháp siêu vi. Lời Bần-Đạo giảng ra đây là lời tâm pháp, ráng trì nghiệm, xem xét bản tánh ngày nay, vì thiên lương đã mất  cho nên thân trần lục đạo luân hồi làm hoại Nho Tông, làm mất đường chánh pháp, đua sửa tôn-chỉ công bình, thông nghiêm cho nên phải chịu họa điên đảo mạt kỳ loạn ly là thế. Nơi nơi chúng sanh vì lòng dục vọng mà tạo thành biết bao nhiêu là ác nghiệp. Tất cả các nguyên nhân quỳ dưới Phật đài đều biết là vì dục vọng, vì ác nghiệp cho nên làm cho thế gian phải đảo điên, biết như thế tại sao không hành cho đúng chánh pháp, biết mà không hành làm sao đi đến đại đồng cực lạc. Tuy biết cũng không bằng hành, phải thật hành cho đúng, phải diệt dục, giữ lòng thanh tịnh, đừng nói rằng chỉ một mình ta, dầu diệt dục, dầu giữ lòng thanh tịnh cũng không giữ được phong hóa thuần lương, hoặc chánh pháp kỷ cương của Huỳnh-Đạo mà phải biết rõ tự mình sửa tâm tánh, diệt dục rèn thân còn hơn là không  đương sửa để đua đòi theo vật chất xa hoa, khi gần bỏ xác ân-hận thì đã muộn màng, thương thay!
Tại sao Bần-Đạo truyền tinh-quang siêu điễn cho một chơn đồng để tìm ra chánh pháp? Nầy các nguyên nhân, vạn pháp cho tâm tạo, trước khi nhập Niết-Bàn, Bần-Đạo có đại thệ cùng thế gian sẽ chuyển pháp luân dùng mọi phương tiện để truyền bá chánh pháp, miễn làm sao cho chúng sanh tỏ ngộ được chơn-lý tu hành mà thôi. Nơi nầy truyền cơ bút, nơi kia chuyển hóa hồng ân, nơi nọ dùng hào quang chiếu rọi chuyển đức lành cho chung, tùy căn duyên, tùy đại kiếp, tùy phong hóa dân sanh phù hợp mà Bần-Đạo chuyển huyền linh. Vì thời kỳ mạt pháp cho nên phải dụng tinh-quang siêu điễn tá khắp trần gian mới độ rỗi toàn cầu, chớ hiện ra một thân tứ đại thì cũng không thể nào Thống được Ngũ Chi. Tam-Giáo không lập lại đời Thượng-Nguơn Thánh-Đức. Ngày kia Di-Lạc Thiên-Tôn lâm phàm là đương lai Giáo-Chủ Long-Hoa sẽ trọn quyền phán xét, Tam-Giáo công đồng, tất cả nguyên nhân phải tin tưởng rằng ngày tận thế sắp gần kề, điều phán xét đại đồng không xa vậy. Biết như thế mà vẫn ngồi yên, nhìn thế cuộc, thương thay!
Tiếp điễn …
Nầy các nguyên-nhân, đang hồi khảo đảo, thế cuộc đảo điên, vì thương chúng sanh nên Phật quì dưới bệ tiền cầu xin Ngọc-Đế gia ân cho tùy duyên Thánh, Thần, Tiên, Phật phổ truyền giáo pháp, đại xá kỳ ba. Trong thời Phong-thần diễn biến vay trả trả vay, từ đây sẽ biết đừng ham đoản lạc, đừng tiếc cảnh trần gian mới thấy rõ Đạo mầu tuyệt diệu cao siêu. Nữa trần tục, nữa tin tưởng Đạo mầu thì cũng chưa thực được lý cao siêu của Trời ban bố vậy. Nếu tất cả nguyên-nhân chịu bỏ tất cả thì sẽ được tất cả, nếu còn ham muốn tất cả thì sẽ mất tất cả, chẳng phải mất tất cả mà thôi còn mất luôn cả linh hồn. Kìa linh hồn báu trọng tinh anh tại sao các nguyên nhân không biết trau luyện lại, rèn chi thân thể tứ đại ngày kia sẽ trả về với gió bụi. Nhưng muốn luyện linh hồn trước phải tập rèn cho thân thể phục tùng theo lý trí, từ lý trí mới được huệ linh của Tiên Phật truyền ra, các nguyên nhân mới thọ lấy. Cảnh trần gian đã biết là ô trược đắng cay, lòng phiền não cứ nối tiếp theo làm cho con người phải điên đảo trong thất tình lục dục. Ai cũng biết thế, ai cũng suy nghĩ thế mà không ai hành đúng theo chánh pháp hư-vô, không có lòng tin trọn vẹn, chẳng có dạ hy-sinh tuyệt đối cho nên không thành Tiên, đắc Phật là vậy.
Kìa nhìn xem trong tất cả Bửu Tự, Thánh Thất, Thánh Tịnh biết bao nhiêu từ mấy ngàn năm nay chưa có người đắc được, vì không có một nguyên nhân trọn lòng thành tín, trọn dạ hy-sinh, mượn Đạo tạo đời gây biết bao nghiệp quả cho nên không đắc được Tiên, Phật tại thế. Chúng sanh thì đa chấp, nhìn thấy thế cho nên cho là chánh pháp chẳng được anh linh mới có điều bán rẻ khinh khi. Ngày nay nếu không trọn tin, không trọn dạ hy-sinh thì cũng chẳng đắc được chi Tiên, Thánh.
Đường trần ngắn ngủi, đời của các nguyên-nhân cũng như con phù du. Nầy các nguyên-nhân, trong một khắc, trong một ngày của một sinh vật nhỏ nhứt trần gian mà các nguyên-nhân nhìn thấy đó thì chính nó cũng ngỡ rằng sống trăm năm, cũng như tinh thần của các nguyên-nhân đang nghĩ đến vậy. Phần Thần, Tiên, Thánh, Phật cũng như người nhìn thấy các sinh vật nhỏ bé, cảm động lòng thương, truyền chánh pháp cho hầu có tránh khỏi điều tang thương, nhưng vì quá u tối mê lầm.
Người cha thương con thường dạy bảo cho con điều hay lẽ phải, dạy cho con học hành, dạy cho con bước vào khuôn khổ của Đạo Đức, nhưng đứa con cho rằng cha mẹ khó, điều đó cũng chẳng ích chi. Khi lớn khôn mới hiểu rõ đó là lời châu tiếng ngọc, nghĩ lại lúc bé thơ cãi lời cha mẹ, điều đó rất là ân hận. Thương thay! Các nguyên-nhân ngày nay quì trước Phật đài chấp lấy chánh pháp siêu vi, bỏ điều đau thương trần tục một dạ tin tưởng, nơi gia đình phải làm tròn bổn phận để trả nợ đời. Nơi Thiêng-Liêng phải tự rèn lòng, tự trau giồi linh hồn cho riêng mình, đừng vì quá cảnh đời mà phải luân hồi vì oan gia nghiệp chướng. Không có một điều gì trường cửu nơi thế gian, nhưng nơi thế gian cũng là nơi trường miên vĩnh cửu. Tại sao? Điều trường miên vĩnh cửu là do người tạo ngay bây giờ để dành cho ngày sau vậy! Còn điều không trường miên vĩnh cửu là vì luật vô thường điên đảo của thế gian, biết luật thiên nhiên, biết điều trọng đại thì tự mình tầm lấy chơn pháp siêu vi, tự giải thoát cho mình. Còn riêng về Thần, Tiên, Thánh, Phật thương chúng sanh vì lòng đại từ bi điểm hóa cũng như người khai đuốc, chỉ rõ đường đi nước bước chớ không thể kề vai gánh lấy được. Đi hay không là tự người vậy. Thấy người đang cơn đói khổ, Tiên, Phật chạnh lòng thương xót ban cho chén nước, ban cho chén cơm, còn ăn hay không là tự người vậy.
THI BÀI
          Phong quang Đạo pháp diệu thường
Hạ đàn khuyên nhủ vẹn đường tâm kinh
          Thế trần muôn việc tại tin
Tin là tối diệu, tối linh cuộc đời
     Khuyên tất cả tin trời, tưởng Phật
     Có hoại gì, có mất gì đâu?
          Sớm hôm trần tục não sầu
Cuộc đời lăn lộn cơ cầu đắm say.
     Sáng đến chiều trọn ngày vất-vả,
     Chỉ vài giờ thong thả tâm hồn,
          Suy cơ quảng đại kiền khôn,
Mau chơn thoát khỏi hàn ôn hội này.
     Tự tin trên có Thầy NGỌC-ĐẾ,
     Quản năng quyền lập thế cứu đời,
          Nguyên nhân kỉnh Phật trọng Trời,
Tự tin Thần Thánh vạn lời chép biên.
     Đâu đâu cũng ban truyền chánh pháp,
     Phải rèn lòng bồi đắp hiếu trung,
          Một là trả nợ cúc cung,
Cù lao dưỡng dục trọng dùng con thơ.
     Nơi trần tục đợi chờ tu tỉnh,
     Cho Cửu-Huyền được lỉnh giáo truyền,
          Thiên-Thai nguyên vị hồi nguyên,
Con đường than thở Diêm-tuyền ai ơi!
     Vì cha mẹ trước thời bất ngộ,
     Mối Đạo Vàng là chỗ cao siêu,
          Muốn về được cảnh Linh-Tiêu,
Niết-Bàn tự toại cần yêu Ông Bà.
     Phải cầu nguyện thiết tha cứu rỗi,
     Cho Cửu-Huyền xá tội được lên,
          Thì con tâm chí mới bền,
Đạo mầu mới được Ơn Trên chiếu truyền.
     Lời tâm pháp cửa Thiền rộng mở,
     Nơi đây là nâng đỡ nguyên nhân,
          Tránh qua khỏi cảnh Phong-Thần,
Tránh điều bạo ác xây vần đó đây.
     Đời chuyển biến hồi này cố gắng,
     Phải tròn tin để đặng bảo tồn,
          Trước là trọng vệ linh hồn,
Sau là Thất-Tổ được Ơn triệu hồi.
     Nay tinh-tấn tô bồi Giáo-Pháp,
     Theo Thánh-Ngôn xây đắp Đạo-Vàng,
          Trước là chữ hiếu trang hoàng,
Sau lo trả nợ trần gian kịp kỳ.
     Luật vay trả huyền-vi Trời định,
     Nay vay rồi lừa phỉnh làm sao?
          Kiếp này nếu chẳng trả mau,
Kiếp sau còn phải lời trao vạn ngàn.
     Nay gặp Đạo mau toan vì Đạo,
     Lập quả công cố tạo đức lành,
          Ông Cha chắc chắn sẽ thành,
Nhờ nơi con trẻ để dành đức tin.
     Thương trần tục Thiên-Đình đại-xá,
     Tại nhân loài vội ngã lòng tin,
          Vô Thần bày thuyết tự mình,
Lo cho đoản lạc kiếp sinh hiện tồn.
     Rồi mặc kệ dại khôn ngàn kiếp,
     Để linh hồn nối tiếp đọa đày,
          Thương là thương cảnh trần ai,
Thương người hướng thiện Thiên-Đài muốn lên.
     Nhưng tâm vẫn mãi quên trì niệm,
     Quên cuộc đời toàn kiếm hư danh,
          Truyền trong cho mối Đạo lành,
Mà không suy xét khó thành Phật, Tiên.
     Kỳ đại xá diệu huyền ân tứ,
     Khuyên nguyên nhân nên giữ từ nay,
          Ta là Giáo-Chủ Đương Lai,
Lập đời Thánh-Đức hoằng khai Đạo-Vàng.
                                                        Thăng

                                      DI -LẠC THIÊN-TÔN

TA       là Thái-Tử hiện trần-gian,
       giới đương nhiên chịu ách nàn,
GIÁO vận huyền thông linh sắc ấn,
CHỦ   tâm độ thế thọ bằng an,
MÂU   tiền Hà hậu  thông thời kiến,
NI        chúng kiên tâm lãnh Đạo Hoàng,
ĐẲNG thượng Huyền-Khung khai Thượng-Đức,
GIÁC tâm viên tánh lập Nam-bang.
Bần-Đạo THÍCH-CA GIÁO-CHỦ ĐẲNG-GIÁC MÂU-NI mừng chung Thiên-Phong nam nữ Tân niên triều kiến. Vậy giờ lành giao-thừa Đinh-vị, Bần-Đạo chuyển bút huyền để cho hàng Thiên-Phong hiểu rõ cơ nguyên ngày Long-Hoa Đại-Hội. Nếu giờ đây không kịp tự mình cứu rỗi, ngày nọ khó ăn năn, hễ chí quyết Đạo hằng, thì dầu năm này tháng nọ cũng không bỏ, đường công quả vẫn như như, Bần-Đạo chuyển tả lời thư để cho chung cùng suy nhiệm lý.
Đường còn xa, nhưng xa với phàm-nhân thế-tục, nẻo quanh co với sắc giới luân-hồi, người Đạo pháp đã thông suốt rồi thì không bao giờ nghinh ai phải hiểu rành lý đời cho tạng, lý Đạo cho sâu, thông tường nẻo nhiệm-mầu, bất cầu, bất chấp, thọ lấy pháp-nguyên thì đừng phân cao hay thấp, vẫn một mực tu hành, trên chứng có Tam-Thanh, đem tất cả lòng thành để hiến dâng cho THẦY MẸ.

Đạo- lý siêu thâm tại pháp huyền,
Ngày xưa Bần-Đạo thọ cao nhiên,
Chỉ cho sanh chúng đường Long-Hội,
Tiểu kiếp thiểu căn khó đoạt liền.
Đoạt liền Tâm-pháp phải Thiên-Tinh,
Bửu-vị  ngàn năm hiện sắc Huỳnh,
Đài thượng nhiếp hòa tâm ý thọ,
Đời sau mới thấy rõ huyền-Linh.

Huyền-Linh ngày trước có chi đâu!
Nhân chúng mang khai giữa địa-cầu,
Giờ đến Long-Hoa đường ngắn ngủi,
Nên chi Trời Phật thế-gian thâu.

Thâu trọn thời gian lập Đại-đồng,
Chuyển Thần xuất Thánh thị Hoa-Long,
Tân-niên Bần-Đạo ban ân cả,
Nam nữ Thiên-Phong mỗi hưởng phần.
…………………………………………………………………………….
THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT
GIẢI VỀ TAM GIÁO QUI-NGUYÊN
(Thiên-Lý Bửu-Tòa, 12g30 ngày 1-7-1977)

                   Thi rằng:
BỔN tánh từ-bi mới trọn lành,
 đệ phăng tầm rõ trược thanh,
THÍCH, Ðạo cũng là chung một gốc,
CA tụng đức dày đấng liệt oanh.
MÂU thuẫn cuộc đời toan cấu xé,
NI tăng ngộ giác khá học hành,
PHẬT pháp cổ truyền đường chánh-giác,
Giáng trần miêu tỏa phép luyện phanh.
            Thi:
THÁI độ người lành gắng học lo,
TỬ phủ quê xưa cố lần dò,
 hiền tạo lập nên danh tốt,
ÐẠT bảng tên đề mới phải cho.
TA nguyền độ thế thành Phật-đạo,
ÐỜI khổ tầm tu đáng mặt trò,
NHÀ rách chớ phiền trau luyện tánh,
CHÂU đáo Phật thành ngọc chẳng so.

Tản văn:
       Nay Bần-Ðạo nhậm sắc Thiên-triều giáng Ðàn tả Kinh. Cũng vì nay đã cận kỳ mạt thế, nên sắc-chỉ Thiên-Ðình mới xuống lịnh ban truyền khai thông Ðại-ÐạoTam Giáo Qui-Nguyên, đại-đồng hiệp nhứt hầu độ tận nhân sinh qua kỳ thế diệt. Nay Tam-Giáo thượng tòa mới hợp đồng qui cơ mà khai thác quyểnThánh-Kinh. Các vị Giáo-Chủ Tam-Giáo đồng thọ lịnh giáng trần nơi Thiên-Lý Diệu-Ðàn mà để lập thành cơ qui-nguyên thống-nhứt, khai Ðạo truyền Kinh lưu hành toàn cõi đại-đồng thế-giới và lưu cổ truyền kim.
       Ðạo có qui-nguyên, có tác-hiệp, có dung-hòa, thì mới có tầm đến mối chơn-truyền bí-pháp tối-thượng vô-vi, hầu mới dìu dẫn Linh-Căn phục hồi cựu vị. Nầy hỡi các chư môn-đồ hãy nghiêm tịnh lắng nghe, Ta sẽ giải rành về mục Tam-Giáo qui-nguyên.
       Vì nay là buổi đời cùng tận, mạt hậu tam nguơn nên nhân sinh trên toàn cõi dinh-hoàn nầy đồng chung chịu qua những cơn xây chuyển lập đời. Khắp vũ-trụ-quan nầy cũng đều sắp chuyển mình mà đưa sang một kỳ tiêu diệt cuối cùng vì loài người đã lần lượt gây nhiều tội lỗi. Vì thế, mà cuộc đời phải đành cam chịu cảnh nguy vong thống khổ. Ðức Chí-                                                Tôn có dạy rằng:
Ðời mạt hậu tầm đường giải-thoát,
Như kiến bò miệng bát vòng quanh.
       Lời phán của Ðức Chí-Tôn nghĩa một ý hai. Ðọc Kinh phải cầu lý. Chớ như việc đọc Kinh mà cứ đọc suông qua, cốt để giải trí thì cũng đâu có thắm thía gì đến ý nghĩa cao siêu huyền huyền diệu diệu.
       Ðạo Phật sơ khai vốn đời Thượng-Cổ. Thuở ấy, loài người còn bổn tánh thiện-lương, thiệt là đời Thánh-Ðức! Thế nên, những người chơn-tu thành Phật rất nhiều. Lần lượt sang qua thời Trung-Cổ, khi ấy bổn tánh đã lạc xa, ít người tu niệm. Ta ra đời nhằm thuở thái-bình. Phụ Vương ta vốn là một bực Chúa-Tể san hà vinh vang ngôi báu. Nhưng riêng Ta vì chán ngán kiếp làm người, thân thể nhục bào như phù du ngắn ngủi. Cõi trần giả tạm nay còn mai mất. Sanh, Lão, Bịnh, Tử khổ là vị chi tứ khổ của loài người. Thể xác nầy vốn là tạm giả, sự còn mất chẳng hẹn ngày giờ. Sống và thác vẫn coi như tên bay trước mặt, như cửa sổ ngựa qua. Dầu cho của cải trăm muôn, một phút vô-thường cũng không mua chuộc đặng. Dầu cho bực Thiên-Tử nắm quyền sanh sát, quản trị một tay, nhưng đến phút vô-thường cũng phải cam đành xuôi tay nhắm mắt. Lời Thánh cũng có câu:
Vô-thường chẳng sợ tay oanh-liệt,
Quỷ tốt nào kiêng bực phẩm hàm.
       Thế cho nên, dầu bực Công, Hầu, Khanh, Tướng, phú quý vinh hoa đối với sự đời cũng đều xem như là bọt nước ven sông. Người sanh trong cõi đời tạm giả, vòng tứ khổ vây hãm nhục-thân khiến cho ta lúc nào cũng ngại lo lũ quỷ vô-thường đang chực chờ bên ta mà vẫn không hẹn ngày giờ cho ta biết trước. Chi cho bằng ta sớm xả thân tầm Ðạo, ấy là ta tầm đặng một con đường giải-thoát tối thượng tối cao vĩnh sanh bất diệt. Dùng gươm trí huệ mà cắt đứt dây oan, giải vòng tứ khổ, dứt đoạn sầu bi thì thân tâm ta mới đặng nhẹ nhàng, tinh thần phát huệ, lưu thông cửu khiếu thì ta mới vượt khỏi vòng đời trần lụy mà nhập cảnh Niết-Bàn thiên thu tự toại.
       Ta xưa nương cội Bồ-Ðề sáu năm tu luyện, Phật-đạo đắc thành, Ta bèn đem chơn-lý mà phổ độ nhân sinh, dắt dìu bá tánh. Nhưng Ta cũng rất thương thay cho ngày nay người đời cũng có lắm kẻ quyết chí tu thân, cũng muốn học đòi gương xuất-gia giải-thoát, cũng quyết tâm cắt ái ly thân, nhưng rốt cuộc rồi đời tu khổ hạnh ấy vì không được mối chơn-truyền thì làm sao đắc thành chánh-quả? Bởi vì từ xưa, thời kỳ mạt pháp, cửa Ðạo đã bế môn, thất lạc mối chơn-truyền từ khi Thần-Tú ra đời. Vì thế mà những thế kỷ trôi qua thì Phật-Ðạo chỉ còn là các phần vi-hữu, sắc tướng thinh âm. Còn phần tâm-pháp bí-truyền ngồi tu luyện như xưa thì vẫn không còn nữa. Bởi thế, cho nên tu hành thì nhiều kẻ, mà thành công đắc quả thì lại rất hiếm hoi. Ðến nay là thời kỳ Long-Hoa Ðại-Hội, Huỳnh-Ðạo Thiên-Khai, Tam-Giáo Qui-Nguyên, đại-đồng tác hiệp, ban truyền tâm pháp độ rỗi Linh-Căn và dành riêng cho những bậc tầm tu giải thoát để đưa về nguyên-vị và độ tận nhân sinh, dìu dắt lẫn nhau hầu vượt qua cơn biến thiên đại-cuộc mới mong còn giữ lại được sự sống mà để bước sang qua đến một thời cuộc thái-bình Thượng-Nguơn Thánh-Ðức mà hưởng cuộc nhàn yên.
       Nầy hỡi chúng-sanh, con đường tu luyện để cần giải thoát cho linh-hồn nghe qua rất là khó khăn, nhưng thật ra cũng chẳng có chi khó nhọc tột cùng, mà cũng vẫn không quá dễ dàng để cho mọi người đều được thấy. Các vị có hiểu chăng? Phép Ðạo luyện tu tâm-pháp bí-truyền từ xưa vốn đời Phật Ðạt-Ma Ngũ-Tổ tích cổ truyền lưu. Bí truyền cho Ðức Lục-Tổ là Huệ-Năng, Kinh sử vẫn lưu truyền cho đời hiểu biết. Xiển-Giáo vô-vi thậm-thâm vô-thượng, nhưng nếu người đời mà không gắng chí thì cũng đâu có dễ chi kiếm tầm đặng ra phép báu!
       Châu ngọc ở thế-gian dầu là quý báu mà vẫn còn dùng giấy bạc mua đổi được thì thật là không quý. Vàng ngọc trong tay vẫn còn lo ngại nay còn mai mất. Còn như phép Ðạo luyện tu kết thành Kim-Ðơn Xá-Lợi để cho linh-hồn người đặng trường cửu, bất diệt, bất sanh, ấy mới thật là quý báu hơn trăm ngàn lần ngà ngọc. Sang giàu như bọt nước, công hầu phú quý cũng tan hợp tợ phù-vân. Cõi trần tạm giả. Xác thể nhục-bì cũng chỉ là tạm. Cõi đất bụi nầy mãn hạn đúng kỳ ta cũng phải trả về cho đất bụi. Linh-hồn phải vướng víu nghiệp trần mà chịu luân-hồi tứ khổ, vay trả, trả vay... đời đời chẳng dứt. Mãi cho đến lúc thối thân từ kiếp thú cầm sang qua thảo mộc; thối đến các loại kim khí, sắt thép, thau chì, ... thì biết đến mấy ngàn năm mới có đặng cơ hội tiến hóa từ kim khí chuyển sang đến cầm thú, và từ kiếp thú cầm mới bước sang đến nhân-loại. Sự phục hồi ấy sẽ khó nỗi mong ước. Gẫm đáng thương thay và đáng tiếc lắm thay!
                        Thi bài:
       Khuyên bá tánh tịnh thần nghe dạy,
       Lòng từ-bi hà hải độ đời,
              Nhân sinh tai biến chiều mơi,
Cần lo tu niệm Phật Trời noi gương.
       Nương bút Thánh tận tường phân giải,
       Khuyên người đời đường phải bước mau,
              Ðừng than phận khó nghèo giàu,
Ðạo, Ðời, chung bước cùng nhau lo tròn.
       Tu tại gia phận tròn công đắc,
       Tu chẳng cần bưng bát chùa am,
              Màng chi mão áo, tước hàm,
Không phiền cạo tóc, tu tham một mình.
       Tu lẫn lộn thế tình ai biết?
       Tu trọn gìn chẳng thiết xuất gia,
              Ðừng chi áo trắng nhuộm dà,
Tâm còn tráo chác mị tà ích chi!
       Tu giữ kỷ điều qui tâm tánh,
       Giữ mười điều xa lánh tu cao,
              Tu sao vô phạm nhứt hào,
Tu cầu bá tánh khỏi vào sông mê.
       Tu cứu khắp người quê kẻ chợ,
       Tu rèn lòng như tợ nước trong,
              Tu gìn giữ một chữ KHÔNG,
Ðừng cho lay động mới mong đắc thành.
       Tu cho đặng Công-Bình cư xử,
       Tu rèn lòng hai chữ Từ-Bi,
              Tu gìn Bác-Ái gắng ghi,
Ðường tu mới hãn chứng vì Phật-gia.
       Tu đắc Ðạo, ta-bà cứu thế,
       Mới gọi tu thật thể Ðạo-mầu,
              Tu phân thiện ác khác nhau,
Tu gìn tâm địa răn câu mị tà.
       Lời châu ngọc Phật-gia nghiêm thuyết,
       Xin người đời lý triết hiểu thông,
              Bút cơ miêu tỏa mấy dòng,
Ban ơn Hiền-Nữ chơn-đồng lui chân.
       Giả tín-nữ ban ơn mầu nhiệm,
       Nương khiếu người diện kiến tác văn,
              Diệu mầu đôi phút hãn tường,
Khuyên trong bá tánh mọi đường tầm tu!
 Thăng...
THÍCH-CA GIÁO-CHỦ
(Thiên-Lý Bửu-Tòa, 9g ngày 3-7-1977)
                         Thi rằng:
THÍCH giáo, Phật tăng cõi Nam Phần,
CA ngợi đức dày Phật Pháp ân,
GIÁO dục ngàn đời noi Ðạo-pháp,
CHỦ quyền thay đổi khốn ni tăng.
                       Thi bài:
       Cùng môn sinh mây mù lần vẹt,
       Hãy nghiệm suy rõ biết diệu huyền,
              Thơ bài tiếng Phật, lời Tiên,
Xin người thế tục đức hiền trau tâm.
       Ta xuống thế sanh làm vua chúa,
       Ta còn không hoen ố bụi trần,
              Dốc lòng tầm Ðạo xá thân,
Một người một ngựa băng rừng tầm tu.
       Cội bồ-đề công phu luyện thuốc,
       Sáu năm tròn thì đắc Kim-thân,
              Ta-bà trong cõi dương-trần,
Ðộ người biết nẻo tu thân đắc thành.
       Ðộ phụ mẫu Ðạo lành tỏ rạng,
       Cứu cửu-huyền cho hãn Ðạo mầu,
              Giúp đời thoát khỏi vực sâu,
Thoát vòng sanh tử khổ sầu thương tâm.
       Ta gương mẫu nghìn năm rạng rỡ,
       Tấm gương lành muôn thuở đời soi,
              Ðừng ham quyến luyến mùi đời,
Ðỉnh chung cát bụi đâu thời bền lâu.
       Sống cõi tạm trong bầu hiện hữu,
       Chịu bốn đường sanh lão bệnh căn,
              Thảm thê là sự mất còn,
Ngựa qua cửa sổ đường mòn phải đi.
       Giờ nhắm mắt hiệp ly thảm khốc,
       Chịu nỗi sầu tang tóc mến thương,
              Nhớ khi chung gối, chung giường,
Rồi ra ly biệt, sầu thương ích gì.
       Tu là cắt sầu bi đứt đoạn,
       Cắt dây oan ràng buộc khỏi vòng,
              Luân hồi tứ khổ sạch không,
Sen vàng nối bước non Bồng thảnh thơi.
       Sống muôn Thu đời đời kiếp kiếp,
       Cõi Phật, Tiên không nghiệp buộc ràng,
              Màng gì cõi tục đa đoan,
Nay giàu, mai khó, nào an tấc lòng.
       Giàu cũng khổ, nghèo trông cũng khổ,
       Nhọc sức lo câu xé giựt giành,
              Tuồng gì là bả hôi tanh,
Hết rồi một kiếp hồn linh đọa đày.
       Ta thương tâm giãi bày mọi nỗi,
       Người hãy tua tự hối răn lòng,
              Tu là gắng giữ tâm không,
Chớ đừng phế bỏ vợ chồng con thơ.
       Không xuất gia tầm cơ giải thoát,
       Cư tại gia mà đạt phép mầu,
              Gánh đời, gánh Ðạo song tu,
Vẹn toàn công đắc tu mau một đời.
       Tu lập công độ thời bá tánh,
       Không vào chùa trốn lánh nợ trần,
              Kiếp tu tròn nghĩa vẹn ân,
Hoàn toàn bổn phận nghĩa nhân cũng đồng.
       Lo công phu dày công tần tảo,
       Trả nợ đời hiếu thảo cho xong,
              Nghĩa tình tròn phận đạo đồng,
Giữ câu trong sạch dày công trọn lòng.
       Giờ mãn điển đạo đồng ghi lấy,
       Ngẫm mấy lời Phật dạy rõ thông,
              Ban ơn hiền-nữ chơn-đồng,
Giã từ lui bước non Bồng phi thăng.
 Thăng... 
THÍCH-CA GIÁO-CHỦ
             Thi rằng:
THÍCH ý bởi do thuận máy Trời,
CA ngợi chí hùng khắp các nơi,
       GIÁO truyền vẹn cuộc qui Tam Giáo,
   CHỦ chánh Diệu-Ðàn dạ chẳng lơi.
          Thi:
Chứng cuộc Lễ tròn vẹn tốt tươi,
Mừng thay cõi thế được ơn Trời,
Có thuyền Bát-Nhã chèo đưa khách,
Cứu nguy đại họa buổi mạt đời.
Tản văn:
       Nay Bần-Ðạo lai đàn chứng lễ. Mừng thay ngày Tam Giáo Qui-Nguyên! Vui thay cho nhân loại gặp kỳ đại xá! Buổi đời mạt hậu mà rất hữu hạnh thay, nay kịp kỳ Ðạo mở ơn Trời cứu thế, 
Tam Giáo hội đồng Thiên-Khai Huỳnh-Ðạo.
       Vì Trời xót thương cho cuộc đời tàn, những cơn thống khổ, nên tất cả mới động lòng mà ra tay cứu vớt cho nhân loài thoát qua khỏi cảnh lầm than. Bần-Ðạo cũng ước mong cho toàn cõi đại đồng cũng đều được hiệp hòa ý chí mà hầu lo tu cho sớm đặng hoàn toàn mối liên giao một niềm thân mến để cho đường đạo-đức được phát huy mạnh mẽ thì mới được quỉ phục thần khâm, đời mới mong hàn gắn lại được cảnh tượng nguy vong thoát qua cơn nước lửa.
       Giờ nay Bần-Ðạo xin ban ơn cho tín nữ hằng dày công tu luyện giúp đời, đảm đang trọng trách với Thiên mạng mà hành Ðạo ngày nay. Bần-Ðạo cũng xin chúc cho tín nữ được bền tâm gắng chí mà để được đoạt đến mục đích tối hậu thì sự thành tựu Trời sẽ thưởng ban. Vì trên bước đường tu thì ai ai cũng phải thực thi công quả độ đời. Việc ấy là lẽ cố nhiên từ kim chí cổ. Nếu như tu hành mà chỉ biết ích kỷ tự thân thì làm sao đoạt đến mức tu cho đắc thành chánh quả?
       Chữ Ðạo là một lý rất thiên nhiên rộng rãi không riêng tư, không quyền lợi, không trước, không sau, không cùng, không tận, mà vốn là mênh mông không bờ, không bến, không thấp, không cao. Nếu nơi đâu có Trời, có đất, có người thì Ðạo vẫn lưu thông khắp vòng quanh vũ trụ. Vậy nên tâm tánh của người tu đều phải có sự từ bi, bác ái, công bình, mà xem các sự đau khổ của nhân loài cũng như sự đau khổ của chính mình, mà phải cần có sự cứu độ chúng-sanh khổ. Bần-Ðạo cũng chúc cho nữ hiền mau sớm tiến tới một ngày ly gia cắt ái, hầu cất bước lên đường dìu nhân thoát khổ thì mới đáng gọi là bực tu nhân độ thế.
       Nay đã mãn giờ chứng lễ, tín nữ hãy lo nghinh tiếp Ðức Giáo-Chủ Thánh-Ðạo Tây-Phương. Bần-Ðạo xin phản hồi Tây-Vực.

         Thăng.


    PHÁP CH THƯỢNG THA

                 Tý thi, đêm 15 tháng 4 năm Quý Su  - Đi Đo 47 (17.5.1973).

                                   THI                                                                                                                            
              THÍCH Ch minh tâm kiến tánh chơn,
              CA thành mng lp bn nguyên hun.
NHƯ nhiên tch tnh vi cơ đng,
     LAI đnh chân thi th th đương.
          Đim xuyết Càn Khôn thông giác hi,
             Truyn giao Ly Khm hi quan nguơn.
 Pháp luân khi tr xuy khư hóa,
Ch s linh minh xut t đơn.

Bn Sư chào mng chư môn đ đàn tin, min l, tnh tâm an ta nghe dy đ tài: "Pháp Ch Thượng Tha".
Lành thay! Lành thay! Trước tiên Bn Sư có li mng cho nhng môn đ có lòng chí thành thin nguyn nên được Thượng Đế đc ân cho "Phm Thượng Tha" này.
Hi chư thin tâm! Gia lúc đa phn nhân loi đang say mê theo cuc sng vt cht trn hng, trí óc con người đu dc trn vào s nghip hu hình, vào cơ gii hóa thi đi. Còn phn tinh thn thiêng liêng ca con người gn như xa l.
Gii tu hành li nng v tín ngưỡng, theo sc tướng âm thinh hoc ưa thích theo li d đoan, mê tín, bùa chú, pháp thut, không li gii thoát tâm linh, không hi nhp được chân truyn ca nn Đi Đo.
Chân truyn còn gi là bí quyết tu luyn.
Công phu tu luyn có hai phn là: Trúc Cơ và tu Tánh luyn Mng.
Trúc Cơ có bn công phu:
Trúc Cơ Minh Đường là thc hành Nhơn Đo.
Trúc Cơ Lp Đc là thí pháp, giúp người hc Đo.
Trúc Cơ Tâm Hư là luyn k Tinh thun.
Trúc Cơ Vô Lu là luyn Tinh Khí không còn tu lu.
Trúc Cơ hoàn thành mi kiến to Tam Đài:
Bát Quái Đài là ngôi Thn.
Hip Thiên Đài là ngôi Khí.
Cu Trùng Đài là ngôi Tinh.
Tam Đài là s th hin ca Pháp môn "Tánh Mng song tu, dĩ Thn ng Khí".
                                                                                                                                                                                                THI                                                        
Đi Đo là gì? Đo đâu?
Đó là cương yếu đt t lâu,
Thân, tâm "đóng - m" Tri ban phú,
Tánh, Mng "sanh - hun" pháp hip thâu.
Khi ng an nhiên cơ đnh giác,
Viên dung chiếu hin t minh châu.
Thoát vòng cương ta vô lai kh,
Chng bn t sanh, chng nguyn cu.

Con người có Tâm và Thân, có Tánh và Mng, có Thn và Khí, tc là có âm và dương. Thiếu mt thành phn là không thành con người, do đó phi có c hai. Nếu tu Tánh mà không tu Mng, hoc tu Mng mà không tu Tánh là không đúng vi chân pháp Đi Đo, ung phí công lao.
                                                                                                                                                      THI                                           
Đo ti nhãn tin, ti bn thân,
Luyn tâm hư cc, Tánh hun chân.
Luyn Thân gi hip thành thân Pháp,
Luyn ni ngoi công t Khí Thn.

Công phu tu luyn đu nhm vào Tánh, Mng nên Bn Sư nhc đi nhc li nhiu ln cho hàng Tu sĩ lưu ý hu khi lc vào no bàng môn ngoi đo.
Tánh tc là tâm. Tâm thường an thì Tánh th thường minh. Thân không lu thì Mng căn vĩnh c. Tánh th thường minh thì vô lai vô kh. Mng căn bn vng thì chng t chng sanh.
Công phu Tánh, Mng phi qua tng trình t gi là 5 bước công phu, hay gi là "Ngũ Thin", t khi thy đến thc chng.
1. Sơ thin: Luyn k Trúc Cơ.
Luyn k là luyn cái tâm cho thun nht, không còn nghĩ thin nghĩ ác, nghĩ có nghĩ không, nghĩ phúc nghĩ ha, nghĩ hơn nghĩ thua... tc là không còn nhng đi tượng nh nguyên na. Tch nhiên bt đng. Thc thn không còn ch nương. Chơn thn tr v ch v như thu Tiên Thiên, gi là tâm thun dương, bt sanh bt t.
2. Nh thin: Luyn Tinh hóa Khí.
- Nam gii thì luyn Tinh hóa Khí.
- N gii thì luyn Huyết hóa Khí.
* Luyn Tinh hóa Khí: là luyn cho tinh thông không còn tu lu. Th th Chân Tinh đem v ch v sanh thân ri dùng Chân Ha huân hóa cho Tinh này trong sch như nước thanh nguyên (ngun nước trong sch) ri hóa thành Khí.
Tinh thy h lu ch có mt đường dương quang nhưng sau khi đã hóa thành Khí thì lu khp chín ca do đó phi đóng kín chín Khiếu bên ngoài và mt Khiếu bên trong là ý bt đng.
Lúc này Chân Khí không còn vng xut na mà t v T Khiếu mà chu Chơn Thn, và lúc này Thn Khí mi tm thi hip nht, mà phi ch đến lúc Chân Khí kết thành Chân Chng T mi tht hip nht và hip mãi mãi.
Tuy Chân Khí đã quy t nơi T Khiếu nhưng chưa được hoàn toàn thanh chân, nên Chân Ý phi hướng dn nó theo con đường v Tây Phương và xung Đa Ph vài mươi hip đ dung hóa vi ni dược là chơn Âm và chơn Dương cho thành mt loi chân dược vô giá bu.
Ri còn phi tiếp theo mt thi công phu na mi viên mãn thi Tiu Châu Thiên, Chơn Thn không giây phút xa lìa Cc Thn, gi là Cc Thn bt t. Công phu này va huân chưng va th th.
* Luyn Huyết hóa Khí: còn gi là: "Thái âm luyn hình". Cùng vi pháp tu luyn ca nam gii. Đi thì đng, tiu thì d.
Sơ công h th, bế mc tn thn đi th là mt. Là khiến cho tâm an tnh, cho tc điu hòa. Sau đó mi ngưng Thn nhp Khí huyt (ti lưỡng nh gian). Pháp n tu có bài dy riêng.
3. Tam thin: Luyn Khí hóa Thn.
Luyn Khí hóa Thn, còn gi là pháp "Dưỡng thai thn hóa" mười tháng công phu.
Nói luyn Khí nhưng không phi luyn Khí mà là nuôi dưỡng Thánh Thai cho tht sung mãn, chng khác m nuôi con mười tháng trong thai.
Nói là Thánh Thai nhưng là Chân Chng T t như ht ngc minh châu.
Lúc đu viên ngc minh châu mi kết, hình dáng chưa viên mãn, ánh bch quang chưa được sáng rõ nên nói luyn Khí tc là luyn cho viên ngc này tht viên mãn, tht sáng r. Sáng cho đến ám tht (nhà ti) thành bch quang, cho ánh thái dương không còn tác dng.
Vy luyn ht minh châu như thế nào?
Tuyt đi không dùng võ ha mà ch dùng chân ha kết hp vi Tiên Thiên Chân Khí mà huân hóa, mà tu dưỡng.
Châu Thiên Vn không còn đ s như thi Tiu Châu Thiên mà vn hành Chân Tc như lúc còn trong bng m.
4. T thin: Luyn Thn hun Hư.
Luyn Thn hun Hư, còn gi là "Tam niên nh b". Tc là luyn xut Thn thâu Thn.
Công phu T Thin chng khác người m nuôi con ba năm cho bú mm, dy đng, dy đi, m không ri con mt bước.
Luyn xut thn thâu thn cũng vy, chân ý không lìa dương thn. Thn mt xut thì lin thâu. Tun t t gn đến xa, cho đến lúc Thn đi tht xa thì chân ý không còn thâu na mà đ cho dương thn t nhiên xut hóa.
5. Ngũ thin: Nhp Đi Đnh.
Thi nhp Đi Đnh là thi kỳ Tu Sĩ đã chng qu thun Càn, là thi tha lc long dĩ ng Thiên, là ci sáu rng đi khp Tam Thiên Đi Thiên Thế Gii đ thuyết pháp đ sinh.
                                                                                                                                                                                      THI                                          
Luyn Đo hư vô, trước luyn tâm,
Tâm sanh duyên khi nghip mê lm.
Mê lm tưởng Đo là không o,
Nào biết trong người Đo n thâm.
                                                           BÀI
Tu thin đnh hư vô Đi Đo,
Pháp Thượng Tha chí bo chí chơn.
Là cơ vn chuyn âm dương,
Âm dương đc chánh hip hun linh thai.
Linh thai vn không ngoài Tánh, Mng.
Tánh, Mng là căn bn công phu.
                  C kim bao lp người tu,
                                       Ln cơ mt nhim, truyn thu dt dè.
Nay trường Đo chun phê sc ch,
Trao pháp đ phc v nguyên căn.
Khi đ lp hướng Thn đăng,
Chiếu minh th ph, Đo hng lai sanh.
T phàm th hóa thành Pháp th,
T Hu Thiên phc khế Tiên Thiên.
T cơ sanh dit trái khiên,
Chuyn siêu giác hóa thiên nguyên tu thành.
Công chng ng thâm hành vô thượng,
Nguyn lc cao là hướng đnh cao.
Ln theo li thng đi vào,
Đi vào ca Pháp phi vào chánh môn.
Môn luyn k nhun ôn thi tp,
Bát Nhã thuyn hi tp nguyên nhân.
Nghip trn gii sch trái oan.
T không mà có, có hoàn li không.
Đon ha tánh, dt lòng Thn thc,
Chuyn dc tình lp cc Vô Vi.
Hành tàng cơ diu thi tri,
Âm dương thăng giáng đúng kỳ khai thông.
Thi chun b hành công tiếp b,
Hô hp cơ Pháp đ ln khơi,
Giáng thăng không nht không lơi,
Ý chân dn li, Thn di cung vi.
Đóng sáu ca phc quy căn ni,
Cho lc trn t thi v không.
Lc thc lng n bên trong,
Tch nhiên hư cc viên thông giác thn.
Thn hip Khí, Thn chân Khí t,
Khí Thn giao cho đ thi hu.
Tch trung vô l cô câu,
Miên miên tâm tích tương cu tương y.
Hip thành Pháp Ch sơ kỳ.
                                       THI
Ht ging Linh Căn t thu nào,
Gieo vào Thánh Đa quý dường bao.
Ngày đêm vun tưới nên công tích,
Qu v trường sanh đon kh lao.

Toàn Ban Hip Thiên Đài k t nay phi nghiêm túc công phu đ thun hóa trong công vic hành trì pháp Đo nghe! 
Thánh Giáo Thượng Tha ch được ph biến trong ni b. Vic ban hành phi ch lnh.
Bn Sư ban ân chung.
Thăng...
                                             THIỀN ĐỊNH


Ý NGHĨA TƯỢNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA NIÊM HOA VI TIẾU


Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm. Ngài Ca Diếp đã nhận tâm ấn của Đức Phật.
 Tại hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một hoa sen đưa ra trước đại chúng xem, toàn thể đại chúng không một ai hiểu ý gì, tất cả đều lặng thinh, trừ Ngài Ca Diếp(Kasyapa) mĩm cười.
 Phật bảo nầy Ca Diếp : « Ta có chánh pháp mầu nhiệm, không dùng văn tự là giáo lý truyền riêng, vậy ngươi cẩn thận gìn giữ chánh pháp này, và sau sẽ truyền lại cho A Nan chớ cho đoạt tuyệt ».
 Vậy chánh pháp mầu nhiệm có phải chăng là Bát Chánh Đạo, là Tứ Diệu Đế v.v. Và tất cả những lời giảng trong 49 năm của Phật xuôi ngược khắp nẻo đường trần độ sanh.
 Không dùng văn tự thì trao truyền bằng gì để lại nền văn học phật giáo đồ sộ như ngày hôm nay ? Khi Phật sấp nhập diệt Ngài Ca Diếp nghĩ ngay : sau khi Phật nhật diệt đại chúng nên trùng tụng lại tất cả những gì Phật đã dạy tùy căn cơ, thứ lớp trong 49 năm. Lúc bấy giờ đại chúng biết rằng chỉ có Ngài A Nan có trí tuệ sáng suốt và nhớ từng lời Phật giảng như nước rót vào đồ đựng, không một chút dư thừa, nên Ngài Ca Diếp cử Ngài A Nan trùng tụng lại những lời Phật dạy mạch lạc coi như lần kiết tập kinh điển khởi đầu từ đây.
 Còn giáo lý truyền riêng nào nữa đây ? Phải chăng câu nói chấn động mọi tâm thức : Bởi 49 năm giảng pháp độ sanh Phật tùy cơ duyên và nhân duyên mà hóa độ nên giáo pháp của Ngài có cao có thấp, có hiển có mật v.v. .Tuy 49 năm giảng pháp độ sanh, vô số pháp môn mà Ngài tự nói : «  Ta chưa từng nói một lời ».
 Trải dài dòng truyền thừa từ Phật Thích Ca xuống tới Huệ Năng là 33 vị. Sơ tổ là Ngài Ca Diếp nhị tổ là Ngài A Nan . . . đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28, tiếp nối chánh pháp Bồ Dề Dạt Ma dến Trung Hoa coi như tổ thứ nhất ở Trung Hoa và truyền đến Huệ Năng là vị tổ thứ 33 và cũng từ đây chánh pháp được các vị đạo hạnh chân tu phát triển ra nhiều dòng truyền thừa khác về sau.
 Tổ thứ nhất là Ngài Ca Diếp
 Một hôm Ngài Ca Diếp gọi A Nan căn dặn rằng : « Không bao lâu tôi còn trụ nơi thế gian nầy nữa, nên tôi đem chánh pháp của Thế Tôn mà phó chúc lại cho ngươi. Vậy ngươi khéo giữ gìn để hóa độ chúng sanh và lưu truyền phật pháp về sau, chớ để đoạt tuyệt. Ngươi hết lòng tôn trọng mà hộ trì.
 Đây nầy Ngươi hãy nghe đây :
«  Pháp vốn pháp bổn lai
Không pháp, không phi pháp
Sao lại trong một pháp
Có pháp, có chẳng pháp .”
 Đây là bài kệ đầu tiên, sơ tổ Ca Diếp truyền cho A Nan bài kệ gồm 20 chữ để hiểu rõ hơn chúng ta thay thế bằng các chữ như: tâm, cảnh, có và không v.v .. Sẽ có vô lượng bài kệ nếu như nhìn ở mọi gốc độ khác nhau nhưng “ bổn lai “ không có gì thay đổi.
 Thí dụ 1
Tâm vốn tâm bổn lai
Không tâm không phi tâm
Sao lại trong một tâm
Có tâm có chẳng tâm
Thí dụ 2
 Cảnh vốn cảnh bổn lai
Không cảnh không phi cảnh
Sao lại trong một cảnh
Có cảnh có chẳng cảnh
 Câu 1 nguyên gốc “ Pháp vốn pháp bổn lai” phải chăng ý nói về pháp thân thanh tịnh, tâm cảnh đề huề hay phật tánh vốn sẵn có trong mõi chúng ta không thiếu, ở Thánh Chúng không thừa.
 Câu 2 “ Không pháp không phi pháp” phải chăng nói về cách đối trị căn bệnh chấp có chấp không, chấp phi có phi không của dòng đời biến dịch.
 Câu 3 và câu 4 “ Sao lại trong một pháp ” “ có pháp có chẳng pháp ” phải chăng tự vấn và tự giải để phân biệt rõ ràng đâu là chánh pháp đâu là phi pháp, đâu là không pháp, đâu là không phi pháp, đâu là có pháp đâu là có chẳng pháp: Thử đưa ra một pháp làm biểu tượng ẩn dụ chẳng hạn như “Đêm qua sân trước một cành mai ”.
Cành mai là một hiện hữu có thật đứng vào gốc độ khách quan mà nhìn, còn đúng vào nguyên lý biến dịch tương quan tương duyên thì cành mai hôm qua, hôm nay và ngày mai, nó có là do duyên sanh không có thực thể thực tướng, thực vậy hôm qua cành mai tươi rộ nở đẹp, hôm nay hoa rụng hết. Phải chăng sinh diệt trong bất diệt qua cành mai của Thiền sư Mãn Giác.
Tông môn tạp lục nêu xuất xứ của sự việc Đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu như sau: Học giả và là nhà chính trị Vương An Thạch (1021-1086) hỏi Thiền sư Tuệ Tuyền: “Thiền tông nói Đức Phật Thích – Ca đưa cành hoa lên có xuất xứ ở kinh điển nào?”
Sư Tuệ Tuyền đáp: “Tạng kinh cũng không thấy chép việc này”.
Vương An Thạch nói: “Tôi vào Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vấn Phật Quyết Nghi kinh gồm ba quyển, nhân đó mà đọc thấy kinh ghi chép tường tận việc Phạm vương đến núi Linh Thứu dâng Phật một cành hoa ba-la vàng rồi xả thân làm sàng toạ, thỉnh Phật thuyết pháp. Đức Thế Tôn đăng toà, đưa cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu gì, chỉ một vị Đầu-đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có Chính pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, nay ta trao cho Ma-ha Ca-diếp”. (Đức Phật truyền cho ngài Ca Diếp cái kho chứa con mắt Chính pháp, cái tâm vi diệu Niết bàn, cái vô tướng của tướng chân thật).
Các sách như Bích Nham lục do Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135) soạn, Liên Đăng hội yếu do Ngộ Minh soạn năm 1183, Vô Môn quan do Vô Môn Huệ khai soạn năm 1228… nhắc lại sự việc trên và có thêm vào lời dạy trên của Đức Phật: “… Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” (Không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo điển).
Về sau, các học giả, thiền gia nhắc lại sự việc trên và xem đó là một công án thiền. Lại có thuyết cho rằng Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc (năm 520) có trao cho Nhị tổ Huệ Khả một bản kinh Lăng Giàgồm bốn quyển, nhân đó thành lập Thiền tông Trung Hoa và chính Ngài đã truyền kệ như trên.
Qua câu hỏi của Vương An Thạch, ta có thể biết trước đó sự việc trên đã được lưu truyền trong thiền giới, nhưng như ngài Tuệ Tuyền nói, các kinh sách Phật giáo từ trước cho đến đời Tống (960-1280) không hề nhắc đến sự việc trên. Kinh Đại Phạm Vương Vấn Phật Quyết Nghi không tìm được, không được đưa vào Đại tạng và nhiều học giả cho rằng có thể là nguỵ kinh.
Tuy vậy, tinh thần của sự việc và lời dạy trên hẳn cũng là một sự phát triển của giáo lý Phật giáo được ghi trong nhiều kinh điển chính thống của Đại thừa. Kinh Niết Bàn (bản Bắc) chép lời Phật: “Này các Tỳ-kheo, ta có Chính pháp vô thượng, trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp sẽ là chỗ y chỉ của các Tỳ-kheo, cũng như Như Lai là chỗ y chỉ của chúng sinh”.
Kinh Lăng Già ghi lời Phật dạy Bồ tát Đại Huệ: “Chư Phật và chư Bồ tát chẳng nói, chẳng đáp một chữ nào. Tại sao? Vì pháp lìa văn tự”. Trong Pháp Bảo Đàn kinh, Lục tổ Huệ Năng cũng dạy: “Diệu lý của chư Phật chẳng có liên hệ gì đến văn tự”.
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm. Ngài Ca Diếp đã nhận tâm ấn của Đức Phật. Tâm ấn thường được diễn dịch là dấu ấn của tâm, nhưng nên được hiểu là tâm này (của người thọ nhận) ấn khớp với tâm kia (của người trao truyền, tức chư Phật, Tổ…) kho chứa con mắt chính pháp là toàn bộ nội dung của giáo lý Phật giáo, chân thật, tuyệt đối. Đó cũng là cái tâm vi diệu Niết bàn mà thật tướng là vô tướng.
Vì là truyền tâm, cái tâm tuyệt đối, nên chỉ truyền riêng cho người có căn cơ khế hợp chứ không thể dùng ngôn ngữ văn tự hạn hẹp của thế gian mà thuyết giảng được. Đây chính là yếu chỉ của Thiền tông Đông Độ.
Sự việc Đức Phật niêm hoa và lời dạy trên của Ngài có thể không xảy ra trên thực tế, nhưng cái ý nghĩa của nó là chân thực, đã trở thành yếu chỉ của Thiền môn và do tu tập theo yếu chỉ này, các thiền gia đã đạt lợi ích trong đời sống thường nhật, trong tu tập hoặc đã đạt chứng ngộ 
Liên Thanh Sưu Tập

YouTube Video

YouTube Video

KINH
Diệu Pháp Liên Hoa
Ðời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ tiếng Phạn sang Hoa văn,
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Dịch từ Hoa văn sang tiếng Việt


MỤC LỤC

Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh
Quyển I 
1. Phẩm Tựa
2. Phẩm Phương tiện 
Quyển II 
3. Phẩm Thí dụ 
4. Phẩm Tín giải 
Quyển III 
5. Phẩm Dược thảo dụ
6. Phẩm Thọ ký 
7. Phẩm Hóa thành dụ 
Quyển IV 
8. Phẩm Ngũ bá đệ tử thọ ký 
9. Phẩm Thọ-học vô-học nhơn-ký 
10. Phẩm Pháp sư
11. Phẩm Hiện Bửu tháp
12. Phẩm Đề-Bà-Đạt-Đa 
13. Phẩm Trì 
Quyển V 
14. Phẩm An-lạc hạnh
15. Phẩm Tùng địa dũng xuất 
16. Phẩm Như Lai thọ-lượng 
17. Phẩm Phân biệt công đức
Quyển VI 
18. Phẩm Tùy-hỷ công đức
19. Phẩm Pháp-sư công-đức
20. Phẩm Thường-Bất-Khinh Bồ-Tát
21. Phẩm Như Lai thần-lực
22. Phẩm Chúc-lụy
23. Phẩm Dược-Vương Bồ-Tát bổn-sự
Quyển VII 
24. Phẩm Diệu-Âm Bồ-Tát
25. Phẩm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Phổ-Môn
26. Phẩm Đà-La-Ni
27. Phẩm Diệu-Trang-Nghiêm-Vương bổn-sự
28. Phẩm Phổ-Hiền Bồ-Tát khuyến-phát 
--------oOo-------

 - TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT THÍCH CA




Mười Vị Đệ Tử Lớn của Phật
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư
Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
 Biên soạn phần Phụ Lục Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Liên Thanh Sưu Tập
---o0o---