Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

- CÁCH PHÂN BIỆT TÔN TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ VÀ PHẬT THÍCH CA

Hỏi: Kính bạch thầy, xin thầy chỉ cho chúng con, giữa hình tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà khác nhau ở điểm nào?

Đáp: Sự khác biệt giữa hai tôn tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà qua một vài đặc điểm của biểu tướng như sau:

Phật Thích Ca thường đắp y choàng kín cổ hay có đắp y nhưng để trống phần ngực, trước ngực không có chữ Vạn. Ngược lại,Phật Di Đà có đôi khi người ta tạc Ngài ngồi kiết già hoặc đứng, nhưng hai tay, có một tay mặt duỗi hay xoè bàn tay còn tay trái cầm pháp khí. Khoát Y hở ngực và trước ngực có chữ vạn. Đó là hai nét chính khác với Phật Thích Ca.



1. Phật Thích Ca thường trong các chùa Phật giáo Bắc tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chính điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn, vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà này

- Hình tượng Ngài không nhất thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhất là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật tính) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhất thiết phải giống nhau. Đó là xét trên đại thể, còn các chi tiết thì tương đối giống nhau.

- Như ngồi trên tòa sen, hai bàn tay bắt ấn Tam muội, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư, và mặc cà sa y kín cổ… là một vài nét biểu tướng của Phật Thích Ca. Ngoài ra, các chùa còn có thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa.


2Về Tôn tượng đức Phật A Di Đà, thông thường, có hai tượng mà chúng ta thường thấy: tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn và tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng nổi lên rất cao, mắt Ngài nhìn xuống, tay trái cầm dạ minh châu hay bình cam lồ đưa lên, tay mặt duỗi xuống sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sinh đang đắm chìm trong bể khổ. Tượng này gọi là Di Đà phóng quang.







- KHAI ĐẠO TRUYỀN CHÂN


I - TU NHÂN KHẮC KỶ :
Các con phải biết các con là ai?
Phải tự tìm ra chân thể bản linh có nghĩa là sự tự chủ nơi tâm, đó mới chính là các con cần phải công phu giữa mài cho kỷ tưởng phải biết tu sửa mình cho chân chính để thắng một sự chín đổ dục tình.
Con tự dạy con hơn là Thầy dạy con, vì chính con mới có thể sửa đổi chính con, chớ không ai thay con huấn luyện chôn tâm con bằng chính con .
Con có bền gan tự chủ thì mới có đủ gương đại hùng cho người mến phục mình.
Luôn luôn điềm tỉnh, sống thể xác, nhưng chủ trị ở hồn linh.
Phải can đảm nhọc nhằn nơi thân thể, để thông đạt phần trí tuệ cao siêu.
II- TIẾT DỤC HAY TUYỆT DỤC.
Trên đường Đạo Đức, thanh tịnh tu hành đều xáo trộn liên quan giữa vô vi và hữu sắc là nhục dục.
Sự nuôi sống eủá con là tinh huyết.
- Hễ tinh thoát là khí hư, Thần thương tổn.
Muốn có Thần lực nhu hòa, phải giữ sao thắng được nhục thể, đó là kết quả của người đạt đạo.
Vì bao giờ còn muốn ha phẩm giá mình xuống ngang hàng loài vật, thì thử nếm điều khoái lạc nhục thể phàm phu.
Khi nào con giận dữ là chính con đã rời xa thể xác, để gieo mình vào ác quỷ cuồng ma ngự trị, là tự con đã phá hoại đi cái phẩm cách con người để hoàn nguyên trở về thú thể.
Nếu gặp phải điếu đau đớn, con nên nghĩ muôn việc chi em cũng do nghiệp trước gây nên, hãy yên lặng nhận vào, trong yên lặng đó chính con đã tiếp nhận một lý sáng suất vô biên, hơn nộ sân vố ích.
Này con ? Người có tâm quân tử lánh thuần lương mới giữ được ôn hòa, phải trừ khử không còn chút ghét ghen,thù hằn chấp chứa nơi tâm, tự con sẽung dung thư thái, vị biết dẹp những sự nhỏ nhen bận bịu nơi lòng.
Con nên biết CÔNG BÌNH, THẬT TÌNH, KHIÊM TỐN là đức hạnh của người tu.
Các con không thể tận lý lẻ gì để tự biện bạch cho lòng mình khi làm quấy phải ngay thằng đừng chiêu tập những điều xu phụ mà khống xét đến lý công.
Khi con có sự thật thà ngay thẳng là con có đủ điều kiện để tiếp nhận làn điển của Thầy, như tiếng nói âm thầm tự lương tâm xuất hiện, lần lần phát nguyên sẽ đưa con đến thần thông nhập diệu.
Con luôn luôn suy gầm để sáng suất huệ tâm.
Số phận chung người đời chỉ là cái chết.
Người mà biết chăm chú đến thân mình một cách thiết tha, chỉ biết tom góp của cải bạc vàng trên thế gian, khi chết đều mất cả, riêng người đạo đức tu luyện pháp thân, biết rằng ngoại thân còn có chọn thân là linh hồn, nên vị tha , xã kỷ, trau giồi chân thể, khi đi về cỏi vố vi là còn sự nghiệp, còn đem theo được của cải vô hình, chỉ trút bỏ lại xác thân và vật chất mà thôi !
Thầy quyết định với các con rằng : Hễ con biết nhẫn nại, thẳng ngay thật thà thì con không thiếu thốn điều chi hữu chất, cũng chẳng mất phẩm vị chốn hư linh.
Này con thế gian có thể cướp vàng bạc đất đai, sự nghiệp của con, nhưng đối với đức lành mà còn trau giồi tích tuỷ thời không ai cướp được.
Phải với tâm quân tử khi thợ đạo đại thừa dầu được hay thua, còn hay hết, cũng cứ điềm nhiên, vì thế gian cũng chỉ là của thế gian chớ không gì hơn nữa vậy.
Người học đạo luyện pháp đại thừa, nếu để lòng u uất, lòng phiên nghi hoặc, thế là con lầm lẩn sinh lòng chán ngán, thì làm sao học được chân truyền siêu lý cao minh, đừng nói đến chuyện hiển Thần nhập Thánh.
Người giữ được lòng chân chỉnh quân tử, cũng được Thánh Thần phù trợ, khỏi phải tai to nạn lớn, huống chi các con đều được Long Thần Hộ Pháp bảo vệ khi tâm thật vị tha xả kỷ.
Tuy nhiên trong thâm tâm lúc nào cũng có điều phải trái chánh tà lẩn lộn với nhau.
Con nên nghĩ không có việc gì hoàn toàn xấu, cũng không có việc gì hoàn toàn tốt,  Phải xét tột cùng uẩn khúc mới hiểu được một phần.
Duy có Thầy và các bậc Đại Thiên Tôn mới toàn tri thiện ác.
Nếu con thi hành công quả do Thầy dạy, ma chấp riêng cho mình rối tự phụ, kiêu căn, đó là điếu tai hại nhất, ngăn cản bước đường tinh tấn về Thầy, mà cũng làm cho con khổ trí lao tâm, vì chấp trần mà quên đức độ.
Muốn cho người hiểu được đạo, bốn phận con phải chịu lòn, lập lại nhiều lần mà không nóng nảy,đối với người có lợi hãy chỉ bảo mà không nên giận dữ, đối với kẻ tre phải lùn cách sửa chữa mà không nên ghét bỏ.
Đạo như thể hạt giống, người như thể đất lành, tuy nhiên đất cũng có nơi tốt nơi xấu nơi thấp nơi cao, phải kiên nhẫn mới được, Huống chi tâm pháp của Đạo mà Thầy Trao cho, còn lại bắt người trí khôn thấp kém phải hiểu ngay, thì làm sao được ?
Những giống hạt quý thường khó mọc dấu có đất tốt, cũng phải công phu àm lụng kỷ  lưỡng mới mong đạt kết quả ngày sau.
Đối với người phải tuỳ duyên cao thấp, có giải bày cho người dung nạp được những điều truyền dạy của con, nếu điều truyền dạy đó chưa hiệu quả, con đừng nên nản chí, nóng nảy,vì giống lành đất tốt vun bồi đầy đủ nhưng cũng phải chờ thời tiết nó mới nẩy mầm.
Thầy bố điển ngàn nơi tuỳ duyên cao thấp, nhưng con nào đã thọ chân truyền, chân lý của Thầy, mà con còn chạy theo điều thấp thỏi vì chút hư danh tự đại hay cảm tình thế hạ mà tách xa, thì cũng như đứa họe trò lớp cao, lại hạ mình trở về lớp dưới để đứng đầu trong một số nhỏ nhoi kia.
Cuộc đời của con không phí, đầu phải hy sinh, làm chân lý tâm pháp cao siêu để đạt đạo diệu mầu, chớ không phải vì một chút không đâu mà đê đầu buông theo  thị dục.
Phải vì chân lý tâm pháp của Thầy mà đem trí phán đoán thẳng ngay, vững lòng vô nhiễm.
Điều Thầy dạy phải theo cho đúng, dầu Thầy có chiếu điển nơi nào, mà người tiếp không phải mệnh thừa Thiên Phong, hay lời nói việc làm của kẻ khác, không có tâm pháp thì chớ a dua mà không suy nghĩ.
Tâm pháp của Thầy không phải dễ dẳng mà đạt được, phải chăm chú nghiệm suy từ năm,từ tháng, kèm theo với lòng thành kính, khổ công cầu đựng mới có đủ tư cách đạt lấy được bí quyết nhiệm mầu siêu việt.
Người đời cũng như các con thường bị khổ sở bởi chính việc làm nông nổi lý không cạn suy xét, không ý thức rằng Thầy truyền sứ mạng phụng thừa là chân lý tâm pháp, lại tuỳ thuộc sự phán đoán khéo huống chiều kẻ khác.
Một lời thoái ma kẻ phàm nhân vô thức, lẽ bài bác của người ích kỷ nhỏ nhoi, lý của kẻ ngoại đời khinh thế, không thể nào lọt vào tai người đức hạnh vững, khoan dung, chí hùng, thành kính và ngưỡng phục.
Thế mà lại có con nghe theo những lời nói lôi cuốn đó, hơn là lời tha thiết của Thầy dạy các con.
Còn có con không rèn lòng khiêm tốn, vì tự phụ kiêu căn rằng mình biết nhiều hơn hết, hơn cả người dạy bảo mình, bài bác bâng quơ thành ra tự cao tự đại, rốt cuộc chỉ làm ngăn trở bước đường tiến hoá của đạo pháp của chính con ấy mà thôi.
Con nên khắc ghi, người đạt đến chân lý cao siêu thường kính cẩn khiêm nhường, vì hễ quyền lực mà phô trương thì sẽ bị tiêu mòn, chân lý đã truyền ra rồi ắt có ngày phai nhạt.
Con phải giữ gìn kín đạo hơn châu ngọc, đó là sự khiêm tốn vô chấp khoan dung điều độ.
Này các con ! Bước đường đạo Pháp không phải vừa cầu danh, vừa đắc quả.
Trong cuộc sống hằng ngày, Thầy muốn các con bề ngoài giống như tất cả mọi người. Nhưng dung nghi thái độ ôn hòa, hành động khoan chính, lời đạo đức thường bàn, cũng đủ biết rằng bề ngoài tuy như thế  tục, nhưng nội tâm khác hẳn thường nhân.
Phàm muốn truyền bá chân lý phổ cập đạo mầu cổ động ồn ào mạnh bạo muốn thi hành cấp bách muốn đào tạo nhất thời, hảo huyền tiên liệu, thì chỉ thu được những phần tử cuồng nhiệt vọng động làm cho mối đạo suy đồi, trái lại  con giục lòng cho kẻ ganh hiềm ghét ngỏ thoái mạ dèm pha.
Điều em cũng chẳng nên nhất thời chấp đoán, mà phải tuần tự tiến hành vì mùa xuân không thể nào tiến sang mùa thu, mà không có mùa hạ chuyễn tiếp.
Con muốn tiếp xúc với Thần Thánh Tiên Phật hay Thầy Mẹ điều đó không khó, con phải gặp con trước, biết con trước, rồi sẽ biết những gì tất cả trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
Bấy nhiêu lời Thầy giảng trong thien NGỌC KINH TÂM PHÁP này mà con thực hành và thông suốt cho kỳ được, thì đen khi con rời bỏ thân xác ô trọc nặng nề này con sẽ về cỏi hư linh thanh khiết, và lúc ấy không sanh tử luân hồi mà trở thành một vị Phật Tiên tự tại.
Thầy sẽ giảng về phần Mật Pháp ở thiên sau ...

NGỌC KINH TÂM PHÁP.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

- TÂM PHÁP DI ĐÀ







TÂM PHÁP DI ĐÀ
(Truyền dạy các đệ tử Bửu Liên)
****
Thế sự đa mang cảnh loạn cuồng,
Lòng Thầy chua xót biết ngàn muôn
Ngày đêm dạy dỗ chưa thông đạt,
Nhục thể sao con mãi cúi luồn....!
Luồn cúi muôn đời chịu thảm thương !
Từ đây nạn ách thể thân vương
Nếu con sai lạc đường “Tâm pháp”
Sẽ gặp ngàn muôn cảnh đoạn trường

I. VUN BỒI CHƠN THẾ :
            Này các con, cảnh này là vô thường, thân này là tạm giả thế này chẳng còn mãi với các con. Luật Thiên Công đã định sẵn: ba vạn sáu ngàn ngày các con phải còn chịu đắng cay trong vòng tứ khổ. Tứ khổ là mức thước để cho các con đo lương trong kiếp luân hồi của các con : dữ, lành tội, phước được là baonhiêu ? mà các con cũng vẫn còn nghĩ rằng : “Còn thân là còn các con”, các con quên rằng trong giấc ngủ mê của các con, các con lấy gì để điều khiển châu thân. Trong lúc các con hoạt động nơi thế trần chẳng phải thân các con điều đông mà do pầhn vô vi, vô vi đó là linh phách chơn như tối thượng của các con, từ trong muôn kiếp luận hồi. Nếu ngày nay không lấy phần thể chất để bù đắp cho vô vi, nghĩa là các con cứ sử dụng phần linh phách của các con mà các con không cần bồi dưỡng, thì cũng như ăn trái mà quên nguồn cội, các con không có tưới nước cho sum cành để các con hưởng muôn đời với trái kia mơn mởn, mà các con chỉ biết ăn trái mà thôi, quên vun cội cho nhành kia sum nở thì sẽ tàn tạ càng ngày các con thấy linh phách của các con không còn trong sáng như ngày nay mà phải xa rời lằn điển hệ. Từ giày sang các con sẽ trở thành nghèo khó, từ lúc từ bi chơn thế các con sẽ trở thành ác Đạo ma vương sa vào trầm luân khổ hải, nếu các con không chọn đường Đạo pháp cao siêu. Mượn thân này không phải các con để hưởng ở trần gian mà các con phải nhớ rằng: khi các con đã có chiếc thân tứ đại là các con đền tội để trả quả trong kiếp luân hồi, thì như thế các con mới rạng tỏ phân linh phách. Nếu các con nghĩ rằng còn thân là còn hưởng, còn thân là các con còn điều Thiên phú nơi trần gian, tận dụng sở năng của các con mà Thượng Đế đã ban cho, thì phần linh phách của các con như ngọn đèn kia hết dầu tiêm lụn vậy.



II. ĐẠT CHƠN LÝ, CHƠN PHÁP :
            Tôn Sư thường khuyên các con : Nếu các con nhịn phần vật chất sẽ được phần thưởng ở linh hồn, cũng như người tiết kiệm nếu mốn trở thành giàu sang giờ đây các con phải nhịn nhục, khó nhọc ngày ngày mớ trở thành giàu sang được. Nhưng trước khi giàu sang các con nhớ rằng đừng ch thiếu nợ. Muốn làm lành, tất nhiên các con đừng tạo thêm nghiệp ác.
            Ngày nay, muốn thọ pháp cao siêu, muốn đạt huyền năng của Tôn Sư truyền ban cho các con, các con phải có điều kiện là : giữ tâm bình tịnh giữ lòng cho trong sáng như gương. Cũng như các con muốn đốt ngọn Thiêng đăng Thái Cực thì các con phải sửa soạn cho đâu tiêm sạch sẽ, đầu tiêm  đã có sẵn nhưng các con còn phải đợi ngọn lửa các con tự tạo mới được. Nếu các con nghĩ có dầu có tiêm sẵn sàng nhưng chỉ chờ ngọn lửa Thiêng liêng đến, điều đó là ảo vọng hoài công mà các con phải tự tạo các con  lần lửa thiên nhiên, tự đốt ngọn thiêng đăng sáng rõ, như thế các con mới đoạt tâm pháp của Tôn sư.
            Học Đạo để hành Đạo, không phải các con vì mê mê, hoặc hoặc, vì muốn Tôn sư cứu về Niết Bàn Bạch Ngọc, vì muốn Tôn sư, hỗ trợ các phàm cho các con được tai qua nạn khỏi nên các con mới đến với Tôn Sư, quì trước Tôn sư , khấn cầu Tôn Sư ban hồng ân cho thân các con yên, xác các con vẹn để tu hành. Đó trước tiên là con khơi mầm dục vọng mà con quên rằng từ ngàn xưa các bâc Bồ Tát Thiên Tịnh qua địa cầu đều bỏ xác một cách đau thương bỏ lại trần gian những điều thống khổ ? Các con không tập điều thống khổ đó mà các con đòi hỏi điều sung sướng, các con đòi hỏi trước tiên là dục vọng thi làm sao các con được tỏ rằng ngọn tâm đăng của Tôn sư truyền lại ?
            Này các con ! Nếu thế gian này hoàn toàn sang cả, hạnh phúc ngang nhau  mà Tôn sư truyền ban cho thì đâu còn Phật Đạo, thì đạu còn Tiên Giáo thì đâu còn con đường Thánh Nhân đã truyền ban cho nhân chủng. Mỗi người các con cầu nguyện mà Tôn sư ban cho điệu hóa chơn thường bảo toàn thé xác lâm gia đình thì Tôn sư còn hoằng hóa mối Đạo  làm chi ?
            Tôn sư thường khuyên các con Tâm pháp là ngọn đèn trong đêm tối,  các con lần theo để thấy chân lý cao siêu, Đèn đó chưa phải chơn lý mà các con đi đến, trên bước đường đi các con đi đến,  trên bước đường đi các con sẽ gặp Chơn Lý sẽ tìm được ngọn Tâm đăng đèn kia chưa phải là chơn lý vậy. Cũng như ngày nay các con đến với Đạo quì dưới chân Tôn sư để nghe thuyết pháp, lời thuyết pháp, lời thuyết pháp hôm nay chưa phải là thuyết pháp đó các con tìm được ngọn Tâm đăng, tìm được chơn lý cao siêu làm cho tâm thần thanh thoảng, trí huệ thống minh. Đó chỉ là một phần thuyết pháp mà các con nhiếp thọ được mà thôi.
            Các con học pháp của Tôn Sư chưa phải là chơn pháp đó là thế pháp, đó là phương tiện các con đang luyện pháp các con tìm trong đó điều huyền diệu hư linh mà Tôn sư không thể diễn bằng lời truyền bằng ý mà chỉ các con nhiếp thọ bằng cảm trí hư linh của các con từ lằn hào quang của Tôn sư truyền xuống, đó mới chính thiệt là Chơn pháp vậy. Nếu các con mong mỏi rằng Tôn sư sẽ truyền các con bằng,  hành theo bằng thân, noi theo  bằng thế, từ thời luyện như thế đắc Đạo Long Hoa,  thì cũng như  các con gieo trồng lành trên sỏi đá để mong ngày nở nhị đơm bông.

III. NƯƠNG ĐỜI LO ĐẠO.
            Điều Tôn sư mong mỏi là các con đứng vào ngôi Phật thế, Tiên gia để nhìn đời. Các con tự cho mình và thoát  tục mà nhờm gớm việc trần ai, đừng mượn việc trần ai mà hòa đồng cho Tiên tánh. Các con biết bằng :  trần ai là khổ lụy, cũng như hạt son kia dưới bùn nhơ vậy. Nhưng sen kia tách bùn sen kia không nở được, nhưng không phải vì bùn mà sen kia ngâm mình mãi muôn đời trong đó vậy. Nếu các con vì đời không vì Đạo, các con sẽ mất Đạo. Các con vì sao không vì đợi, các con sẽ mất đời, Đạo, đời cac con tự làm sao cho hòa hợp, không phải quá vi Đạo mà các con bỏ thể xác này thì Đạo kia cũng vô dụng. Không phải quá vì đời mà các con quên Đạo thì muôn đời sau các con cũng không nhiếp thọ được Chơn Đạo cao siêu . Phải làm sao ép lòng, vì đời, hy sinh vì Đạo, nương mình theo đời để rồi chọn Chơn Đạo cao siêu đó là phần giải thoát  cuối cùng của con vậy.
            Trong Bí pháp Di Đà mà Tôn sư truyền cho các con là từ vô thường trở lại nhiên thường từ nhiên thường các con trở về phần giải thoát. Kìa ! ngọn hỏa đăng chói sáng, một sát na bước qua là tiêu lần một Sát na vậy. Môt hơi thở của các con là một tế bào tiêu hủy, các con có thể lặp lại hơi thở khác nhưng hơi thở xưa của các con không thể nào tìm lại được  thì tại sao trong hơi thở đó, các con không đem lằn Thiên điển chơn hư của các con để tạo thành một tế bào Đạo pháp ? để  cho tế bào luân hồi thay thế cho tế bào dục vọng chết đi trong thân .
            Chẳng phải riêng các con mà thôi, Tôn sư còn hóa hoằng tùy duyên trong muôn loài vật nhưng các con có duyên tiếp nói được lằn thiên điển, nghe lời của Tôn sư cần phải giải thoát ý phàm phu trần tục. Nếu lời của Tôn sư không phải là mũi cưa hay đục để đẻo một cây kia còn đang sần sùi, thì các con cũng coi đó là dòng bích thuỷ chảy vào tâm linh truyền cảm hư vô mát da, để các con có giây phút trở về với Tôn sư, yên lòng nơi thế hạ, để này kia khi bỏ xác này các con không còn lưu luyến. Con biết Đạo là trường miên nhứt là cơ duyên pháp của Thầy là  vĩnh cửu, nhưng các con đem doãn lạc, đem điều ngắn ngủi để đổi với Đạo pháp cao siêu là ngược với lý Đạo  Thiên huyền của Thầy truyền xuống vậy.
            Sắt đá kia còn mòn theo thời gian,  lời dạy của Thầy, của Tôn sư chẳng lẽ không truyền cảm các con một phần nào ư ? Tôn sư muốn nhỏ dòng nước mắt truyền cho các con, Tôn sư khóc không phải bằng giọt nước mắt của trần ai đau khổ mà bằng  lằn hào quang thống xót đau thương, truyền trong tim của các con. Các con hãy rạch tim đem vào lời tâm huyết của Tôn sư...
            Này các con ! các con phải nhớ rằng lời của Tôn sư là một lời cao siêu tuyệt diệu, không phải bằng lời của một phàm nhân truyền ra mà các con phải đem vào tâm trí suy gẫm thường xuyên. Suy gẩm không đủ, các con phải năgn hành cho vẹn vẻ. Vì suy gẫm các con sẽ được phần linh điển bù vào kiếp luân hồi hầu có gội rửa tội ngàn xưa của con , thi hành là các con tránh khỏi điều cám dỗ của trần gian đoãn lạc...
Con hữu duyên gọi là nghe dạy
Còn muôn người mắc phải nợ trần
Cuôc đời danh lợi đày thân
Tan rồi xác thế tinh thần rã theo
Tôn sư giảng giàu nghèo chung một
Hiệp nghe lời rường côt hôm nay
Chiếc thân dầu có đọa dày
Linh hồn nuôi dưỡng đợi này Long Hoa

Đức Tôn Sư
A DI ĐÀ PHẬT

- LƯỢC SỬ ĐỨC NGÔ CHƯỞNG GIÁO

            Đức CHƯỞNG GIÁO HUỲNH ĐẠO Thiên danh 
MINH LINH THIÊN NGỌC, quý danh NGÔ VĂN DƯ, tự HOÀNG DƯ, sanh ngày 20 tháng 2 năm 1912 quê quán tại Hà Tiên.
            Thuở ấu niên, Ngài sinh sống trong một gia đình thanh bạch, thân phụ của Ngài mất sớm, còn lại một mẹ già thì đi tu.
            Với bản chất thông minh tuyệt vời, Ngài học rất giỏi và thấu triệt mọi vấn đề.  Trong thời kỳ này Ngài đã gặp Đức NGÔ MINH CHIỂU tức là NGÔI HAI GIÁO CHỦ, Người đã sáng lập ra phái Tam Thanh. Đức Ngôi Hai rất thương mến Ngài, đã có lần Đức Ngôi Hai mặc đồ Đạo của mình cho Ngài rồi ngắm nghía và cười nói : “Ngày sau người cũng sẽ như Ta”.
            Một thời gian sau Ngài lên Sài gòn và tiếp tục học ở Lyceé Pétrus Ký, đến năm 1935 Ngài ra trường, cấp bằng Tú Tài II và thi tuyển vào làm tại Dinh Soái Phủ Sài Gòn. Bước qua tháng 6 năm 1935, Ngài lập gia đình với bà Trương Thị Lâm, nữ sinh trường Nhà Trắng (Marie Curie) là ái nữ của ông bà Trương Mỹ Thạnh, Đốc phủ sứ hồi hưu ở Hà Tiên.
            Năm 26 tuổi, Ngài được thuyên chuyển về làm tại Tòa hành chánh ở Hà Tiên. Đến năm 28 tuổi làm tại Tòa hành chánh Trà Vinh, và năm 30 tuổi lại được thuyên chuyển về Sài Gòn làm việc  ở Bộ Quốc Gia Giáo dục, đến năm 32 tuổi đổi về Vĩnh Long. Đến năm 34 tuổi Ngài tôi làm việc trong chính phủ rồi đi học ở Luật khoa Đại học đường Hà Nội. Năm 35 tuổi về làm giáo sư tại trường Trung học Nirê de Viller (Collège My Tho) hiện nay là Trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Năm 39 tuổi được thuyên chuyển về Sài Gòn làm Tổng Thư Ký kiêm Giám đốc Bộ văn hóa Quốc tế dưới quyền điều khiển của ông Tổng trưởng Nguyễn Thành Dung. Năm 40 tuổi đổi qua làm trưởng phòng tại Bộ Thông in dưới quyền thủ tướng Lê Văn Hoạch. Năm 42 tuổi lại trở về Ty Giáo Huấn thuyên chuyển về Châu Đốc làm Hiệu trưởng trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa. Trong khi ấy Ngài bắt đầu trường chay hành Đạo tại Ngọc  Tiên Đàn, hiện nay là Chưởng Tòa Trung Ương Tổ Đình Huỳnh Đạo, Ngài được linh điển ơn trên cho mở Hội Thánh Nhị Giang, lập Thánh đền Bửu Sơn tại Thất Sơn (Châu Đốc) Thánh Đền Ngũ Sơn được lập ra kiêm luôn cả Bát Quái Đồ tại Hà Giang gọi chung là Hội Thánh Nhị Giang. Trong thời gian này Ngài được ơn trên phong làm Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài kiêm luôn Nhị Giang, Hà Giang (Bát Quái Đồ Thiên) với Thiên danh Ngọc Minh Linh và cầm đầu phái Ngọc, phái Sơn, phái Huệ cùng phái Bửu.
            Trong việc xây dựng cơ Đạo tại Nhị Giang, Bà Trương Thị Lâm - Thánh Danh Huệ Ánh đã cùng Ngài chung vai góp sức tích cực lo cho Cơ Đạo, cũng thời gian này, Ngài hành pháp Nhị Thiên (Chiếu Minh) của Đức Ngôi Hai,  Ngài đã thọ bá nhựt trúc cơ Thượng Thừa.
            Đến năm 48 tuổi Ngài đổi về Sài Gòn, Ngài mới giao Hội Thánh Nhị Giang cho ông Châu Văn Đồng, hiện nay là Quyền Tam Trấn Nhị Giang để thay mặt Ngài đảm nhiệm Ngọc Tiền Đàn và luôn cả Hội Thánh Nhị Giang.
            Trong thời gian chuyển tiếp này, Ngài vẫn tiếp tục điều khiển Cơ Đạo, Ngài Liên giao với các Chi phái khác hầu bành trướng Cơ Đạo rộng thêm. Thời gian này Ngài lại được dịp nghiên cứu và hành thêm pháp thượng thừa Tam Thanh của Đức Ngôi Hai Giáo Chủ Ngô Minh Chiêu.
            Năm 49 tuổi, Ngài chuyển về Gò Công và đảm nhiệm chức Hiệu trưởng Trường Trung Học Gò Công. Về đường  Đạo , Thượng Đế ra lịnh cho Ngài lập thêm đàn tại tư gia là “Long Vân Đàn” và thành lập Chưởng tòa Huỳnh Đạo tại Gò Công, rồi chuyển về Nhị Giang vào năm Kỷ hợi 1959 .Sau đó Ngài về Sài Gòn tại Nam Thành Thánh Thất và Long Vân Đại - đàn “Đại Thanh”Gò Vấp - Gia Định, liên tiếp nơi Liên Hoa Bửu pháp đàn vào năm 1963 cho đến ngày Khánh thành “Bửu Tòa di Lạc” vào năm 1964.
            Đạo Vàng đã chiếu rạng nhiều nơi với một hệ thống hùng hậu, trên có Chưởng Tòa Châu Đốc, dưới có các Bửu Tòa Di Lạc, Tiền Giang Gia Định, Trung Giang Vĩnh Long, Hậu Giang Bạc Liêu, Liên Giang Phong Dinh Cần Thơ, An Giang Long Xuyên và những tòa đại diện tại Kiên Giang, Hà Tiên cùng những nơi khác sau này, đúng với Cơ Thiên, đúng với lời tiên tri “Kỳ Ba Cứu Thế”.
            Trong thời kỳ ở Sài Gòn, Cơ Đạo đã được phổ biến sâu rộng, nhiều nhà trí thức tham gia, gia nhập vào  Thiên Khai Huỳnh Đạo. Đức Thượng Đế ra sắc lịnh phong Ngài là QUYỀN CHƯỞNG GIÁO vào năm 1964 và thăng lên chức CHƯỞNG GIÁO vào năm 1966 do Đức Thiên Tôn DI LẶC PHẬT VƯƠNG ấn phong tại Siêu Thiên Đài Thượng với quyền hạn đặc biệt thay thế Tam Tòa điều động Cơ Đạo hữu vi.
            Ngài thành Đạo vào ngày 1 tháng 10 năm Kỷ Dậu (1969) và vâng Điêp Sắc của Thiên Đình Ngài trở về Hư cung trụ Kim Thân để lo vận chuyển Long Hoa Đại Hội.
            Khâm Tuân Sắc linh thiêng liêng, Hội Thánh Thiên Khai Huỳnh Đạo thiết lập đài lễ nghinh phong Đức CHƯỞNG GIÁO HUỲNH ĐẠO đắc phong PHÓ CHỦ KHẢO LONG HOA ĐẠI  HỘI tại Chưởng Tòa Trung Ương , Tổ Đình Huỳnh Đạo (Châu Đốc) vào những ngày 15 - 16 và 17 tháng 10 năm Canh Tuất (1970) Trong dịp Huỳnh Tương Đại Yến, Đức BỬU SƠN PHÁP CHỦ đã thừa linh Ngài bình giảng thời gian Ngài được Đức Thượng Đế ban hồng ân “Thất Nhứt Du Tiên” ngoạn cảnh cho chung hàng Tăng, Ni Trưởng Huỳnh Đạo Tường Minh.
Thiên Châu Sưu Tập

- NGỌC KINH TÂM PHÁP




NGỌC KINH TÂM PHÁP
*****
Ngọc Kinh Tâm Pháp Thầy truyền
Nhiệm mầu siêu việt đoạt màu hóa công
Thương các con cởi Rồng hạ thế.
Mượn bút vàng đạo để phân tường
Chơn truyền ứng hóa ngàn phương.
Thời kỳ mạt pháp Thầy trương đạo Huỳnh
(Ngọc Kinh Tâm Pháp)
Này các con ! Các con là người cũng như muôn loài vạn vật đều do tự Thiên Cổ, Hư vô sinh ra, rồi lại diệt đi, để trở thành với cái không nguyên thuỷ.
Phàm sự vật hiện tồn trong cảnh sắc giới này đều do Tiền Định về hữu chất cả.
Con người có sự thụ hưởng tương quan cảm giác luôn luôn mưu tìm lấy sự khoái lạc nhiều mà khổ nhọc ít.
Trong buổi Hạ Ngươn kẻ bạo tà đa số, người tích đức thiểu phần, sự càng tranh lấn càng sâu đậm,chỉ cần dụng số lượng, rồi cho rằng hay, rằng mình mạnh mà không màng đến phẩm quý tuy hiếm hoi nhưng vô cùng cao đẹp.
Mọi người đều do thị dục thấp hèn nên bất phân đẳng cấp .
Từ xưa đến nay mệnh thừa ở trên truyền xuống dụng đức phục tài, nay từ dưới định lên đem tải khiển đức, như thế không còn biết ai cai quản.
Bậc chí sĩ anh hùng đức độ, không xuất đầu lộ diện mặc cho kẻ bạo tà tự do dung túng chẳng biết có trời, không tin Thần Thánh khích rẻ hiên triết tiền nhân, cợt Thầy phản bạn không còn khuông phép gì nữa.
Ác nghiệp chất đầy nên xảy ra đại biến chiến tranh, làn sóng duy vật nhận chìm chân  
 lý nhân tâm.
Cho đến khi thảm khổ tận cùng, bất đắc di mới nhìn ra chân tâm siêu lý của đạo nghĩa từ linh mà từ lâu quên hẳn, bấy giờ mới gắng sức nhọc nhằn học lại.
Khi tỉnh giấc mơ cuồng, nhờ sự khổ não tận cùng mới tỉnh ngộ rằng : Nếu người không bổn nguyên đạo giáo chẳng tin ở Đấng Thượng Đế tạo nhiên thì không còn con đường cứu cánh không có chân lý mầu siêu.
Có tai biến đớn đau có hoạ hoạn vô thường, có sự phiền não truyền vĩnh, con người giờ đây mới suy nghiệm về bản thể giai kỳ mà tìmyề nơi đạo pháp.
Nầy các con ! Cáe con đã nhìn thấy Thiên Luật, sự tuần hoàn vũ trụ cách biến sinh của muôn loài vạn vật, tuần tự điều hoà lớp lang thay hình đổi dạng.
Nếu vũ trụ có pháp luật quy diều,thì trên vũ trụ ấy lại không có một huyền diệu tuyệt linh định đặt quán xuyến hay sao ?
Sự định đặt trật tự từ sánh biến diệt đều do nơi Thầy.
Thầy là " Linh " Cáe con là " Thể ".
Toàn nguyên linh là mảnh lực tuyệt vời, là sự sống, sự hiểu biết, tuy rằng vô vi  nhưng lại thống trị muôn loài.
Dầu người đời không cảm ứng được, nhưng chung quy cũng biết tinh lực toàn nhiên khinh thanh mầu diệu.
Phàm muôn sự cản trí giác đều do vô vi, do linh hóa hiện, nhưng cuối cùng phát nguyên nơi nào rồi cũng trở về nơi đó cả.
Các con cũng hiểu rằng : một hình thể con người là một tiểu vũ trụ, theo đà  tiến hóa từ khoáng vật đến làm người, từ cái vô tri đến nơi cảm giác .
Nếu các con khai ngộ nguyên nhân cùng tận của người là một phần linh của Thầy, của hư vô truyền qua thể xác là tế vi tinh lực của đấng Sáng Tạo vạn vât  thì các con phải tin nơi quyền năng của Thượng Đế .
Các con dầu có tin Thầy, hay nghi ngại phần nào, thì giờ đây các con phải tin tưởng tuyệt đối rằng có Thầy, vì Thầy là Thượng Đế lúc bấy giờ các con mới thấy sự thâm diệu của chân tâm đạo lý.
Có  như vậy các con mới có phần Thiên Lực, bởi đã trọn vẹn tin tưởng nơi sự phò trợ của đấng Toàn Năng .
Lòng Thành Tín xuất hiện nơi con, sẽ dạy cho biết vạn vật nhân loại, tuy khác ở hình hài thể cách, nhưng cùng nguồn cội, đều là anh em, thì tình thương sẽ phát sinh ra được sự liên cảm.
Đó là Đức ĐẠI TỪ BI vậy.
ĐẠI HỒNG THỆ VÀ SỰ THUỶ CHUNG .
Nầy các con, Các con đã có sự cảm trí hư linh, biết rõ ràng mọi việc, lúc mới vào đạo đã thệ nguyện, do tự chân tâm của con xuất phát, dầu không viết ra bằng giấy hoặc tuyên cáo giữa muôn người, nhưng sự ước nguyện thề nguyền phải trung thành.
Lời thệ thiêng liêng lời nguyền danh dự, ngoài việc Thánh Thần Chứng chiếu, còn có chân tâm của con chấp nhận sự thật của con.
Một việc tối hệ trọng là khống nên gặp việc Chi cũng thề thất thần minh,
Đối với Thiên Luật các con bội hoe bất trung, tự chối lời nguyền hay đảo điên biện lý, sẽ phải chịu tội.
Với đời là mất lòng tín của mọi người, mất sự tự tin ở mình, tự trói buộc vào vòng tội lỗi, để rồi Ma Vương hành hạ hoạ hoạn luôn luôn, từ đó trở đi con sẽ cảm thấy khống còn sự nhàn yên nơi thế hạ.
Nhất là đối với người thọ pháp nguyên bí truyền của đạo, cần phải giữ gìn hơn người tu phước, kẻo mang đại tội cho đến khi hấp hối cũng chưa thấy chiếu triệu đơn thơ.
TÌNH ĐỒNG ĐẠO.
Nầy các con ? Điều quan trọng trên bước đường đạo pháp, là các con phải chọn  lấy bàng hữu, nghĩa là phân biệt được cái hay cái do dốc lòng thuỷ chung cùng bạn.
Tình bằng hữu đệ huynh chân chính rất có ít trên thế gian này.
Khi đã chọn bằng hữu huynh đệ rồi, con đừng nghĩ ngợi giàu nghèo, vinh nhục, miễn sao bằng hữu đó biết được con, con mến yêu người đó.
Ảnh hưởng huynh đệ tối hệ, nên trước tiên con phải tạo nên cho mình chân chính thật thà đầy lòng vị tha, vì gần người hôn mê tâm trí luôn cao hạ thế gian, đức hạnh khiếm khuyết hay ghen ghét giận hờn, một lời nói là có ý khích bác đó đây đem pha phỉ báng thl con sẽ bị nhiễm truyền khống nhiều, thì ít.
Ngược lại người khoang dung đức độ, đạo lý hiền lương rộng tầm trí huệ, tâm thần con sẽ được nâng cao thanh khiết, khiến cho tự chân tâm con khai ngộ niềm vui lâng lâng thư thái.
Đó  là con thâm nhiễm được phần chân quang diệu giác vậy.
Nầy con Bằng hữu của còn là nửa phần thân trí của con ở ngoài người của con, con phải yêu thương quý trọng đẩu ở hoàn cảnh hay sự việc nào khi nghe bạn con khuyên con nên theo quyết chí thực hiện để mình trở nên hoàn thiện,
Nếu có người nào đem tiền tài danh vọng, chỉ dân mánh khoé của đời, hay bày vẻ sự vui chơi đoàn lạc, để mua chuộc lấy bạn bè, đó chính là xiểm nịnh, bạc bẻoo bất thường mà thôi.
Khi ngộ biến chúng lại lánh xa, trong cơn hoạn họa mới hiểu tình bằng hữu như thế nào.
Con xem trọng tình bằng hữu nặng hơn là quyền lợi, dù phải hy sinh chín phần để đem về cho mình một phần thì con cũng nên cố gắng.
Nên an ủi khuyến khích cho nhau cũng đừng nên trách cứ .
Nầy con tình băng hữu gần hơn tình Phụ Mẫu gia đình, chớ để cho một chút gì vướng bận nghi nan, dù thế nào chẳng nên bội phản.
Nếu có một khuyết điểm nào vô hại có thể tha thứ được con hay vì Thầy mà sẵn lòng tha thứ, đừng vì lỗi lầm nhỏ mà mà bỏ tình bàng hữu thiêng liêng.
Tuy nhiên đối với đạo nghĩa tối trọng thì không nên chuyển lòng mình theo bạn, phải hết sức vạch áng mây mờ nhũ khuyên cùng bạn.
Nghĩa vụ của con trung thành cùng bạn dù không thể lay chuyển được bạn thì con cứ ung dung cách biệt một thời gian, chờ cho tỉnh ngộ con đến hợp hòa.
"Không có một kẻ thù nào mà không cảm hoá được cả, nếu lòng con sẵn sàng khoang dung chân thật.
Con hãy kính trọng người đã dẫn dắt con trên đường đạo pháp, yêu mến bậc hiền nhân, nhân cũng đừng ghét bỏ những kẻ tiểu tâm trần trước.
Khi con đã tuyệt đối hy sinh, khoan nhẩn từ khiết, là giờ đó con sẽ gặp thầy.
Cùng các bậc các bậc Phật Tiên dù ở nơi nào cũng ứng hiện tìm đến để ứng trợ cho con.
Đạo là chúng tất cả, tốt xấu, nhục vinh cũng một trường tiến hóa, con dầu sang hèn, dầu mê giác đều có ở gần nhau, nếu tốt thì tất cả cùng hưởng, xấu thì chung chịu.
Phàm điều chi phát ra tất nhiên phải thâu lại, việc lành việc dữ, điều trược điều thanh, tất thế nào cũng phản hồi lại cho ta cả, vì Thiên địa tuần hườn châu nhi phục thỉ.
Con dung nạp điều thanh cao, thì trí huệ từ bi sẽ trả lại cho con,con gây điều bạc ác thì dầu con cao bay xa chạy, hay lẩn trốn nơi nào cũng không thoát khỏi luật phản hồi nhân quả.
Thầy từ bi hỷ xả các con tập theo Thầy,Thầy đã phóng huệ quang hóa thân vào các vật chất hiện tồn, chính bản thể của Thầy ứng trụ vào những con vật nhỏ li ti để thể hiện được đức từ bi hỷ xả.
Nếu con nào không ngại quyết trút toàn lực tồn sinh, ví Thầy làm tròn trách nhiệm của Thầy giao phó, tự nguyện thành tâm dâng hữu chất này, thì con đó ắt hẳn được phong thưởng tối cao vì tự bước vào vô sánh diệt vậy.
Dầu ở đời này hay em khác, đều có sự thưởng phạt báo đền.
Kẻ ác nhân nhất thời hiện kiếp, không có địa vị ở cỏi hư linh, nó chỉ biểu dương cho con người chân giả, đoạn trường, rồi kết quả cũng bị tiêu diệt mà thôi.
Nếu con nào muốn về Phật về Thầy, mà cứ tin tưởng phó mặc tử linh, số căn luân chuyển, không tự mình xuất công phu, không có công quả, hay vì đạo khổ lao, thì cố nhiên không có đức gì, thì chờ mong được ân thưởng nơi  cõi từ linh tịnh diệu ư?.
Nhưng nếu công phu, công quả sự khổ lao mà không có sự quyền quản của chính Thầy truyền xuống, thì chỉ thấy trái ngược luôn, rồi nay mai cũng vướng vấp sự bất tường.
Bấy giờ tu cao, độc hành độc lập, kỳ thật tin ngoại đạo thừa, kỳ thật là sự hiểm hung trong gang tất. . .
KHAI ĐẠO TRUYỀN CHÂN
I - TU NHÂN KHẮC KỶ :
Các con phải biết các con là ai?
Phải tự tiền ra chân thể bản linh có nghĩa là sự tự chủ nơi tâm, đó mới chính là các con cần phải công phu giữa mài cho kỷ tưởng phải biết tu sửa mình cho chân chính để thắng một sự chín đổ dục tình.
Con tự dạy con hơn là Thầy dạy con, vì chính con mới có thể sửa đổi chính con, chớ không ai thay con huấn luyện chôn tâm con bằng chính con .
Con có bền gan tự chủ thì mới có đủ gương đại hùng cho người mến phục mình.
Luôn luôn điềm tỉnh, sống thể xác, nhưng chủ trị ở hồn linh.
Phải can đảm nhọc nhằn nơi thân thể, để thông đạt phần trí tuệ cao siêu.
II- TIẾT DỤC HAY TUYỆT DỤC.
Trên đường Đạo Đức, thanh tịnh tu hành đều xáo trộn liên quan giữa vô vi và hữu sắc là nhục dục.
Sự nuôi sống eủá con là tinh huyết.
- Hễ tinh thoát là khí hư, Thần thương tổn.
Muốn có Thần lực nhu hòa, phải giữ sao thắng được nhục thể, đó là kết quả của người đạt đạo.
Vì bao giờ còn muốn ha phẩm giá mình xuống ngang hàng loài vật, thì thử nếm điều khoái lạc nhục thể phàm phu.
Khi nào con giận dữ là chính con đã rời xa thể xác, để gieo mình vào ác quỷ cuồng ma ngự trị, là tự con đã phá hoại đi cái phẩm cách con người để hoàn nguyên trở về thú thể.
Nếu gặp phải điếu đau đớn, con nên nghĩ muôn việc chi em cũng do nghiệp trước gây nên, hãy yên lặng nhận vào, trong yên lặng đó chính con đã tiếp nhận một lý sáng suất vô biên, hơn nộ sân vố ích.
Này con ? Người có tâm quân tử lánh thuần lương mới giữ được ôn hòa, phải trừ khử không còn chút ghét ghen,thù hằn chấp chứa nơi tâm, tự con sẽung dung thư thái, vị biết dẹp những sự nhỏ nhen bận bịu nơi lòng.
Con nên biết CÔNG BÌNH, THẬT TÌNH, KHIÊM TỐN là đức hạnh của người tu.
Các con không thể tận lý lẻ gì để tự biện bạch cho lòng mình khi làm quấy phải ngay thằng đừng chiêu tập những điều xu phụ mà khống xét đến lý công.
Khi con có sự thật thà ngay thẳng là con có đủ điều kiện để tiếp nhận làn điển của Thầy, như tiếng nói âm thầm tự lương tâm xuất hiện, lần lần phát nguyên sẽ đưa con đến thần thông nhập diệu.
Con luôn luôn suy gầm để sáng suất huệ tâm.
Số phận chung người đời chỉ là cái chết.
Người mà biết chăm chú đến thân mình một cách thiết tha, chỉ biết tom góp của cải bạc vàng trên thế gian, khi chết đều mất cả, riêng người đạo đức tu luyện pháp thân, biết rằng ngoại thân còn có chọn thân là linh hồn, nên vị tha , xã kỷ, trau giồi chân thể, khi đi về cỏi vố vi là còn sự nghiệp, còn đem theo được của cải vô hình, chỉ trút bỏ lại xác thân và vật chất mà thôi !
Thầy quyết định với các con rằng : Hễ con biết nhẫn nại, thẳng ngay thật thà thì con không thiếu thốn điều chi hữu chất, cũng chẳng mất phẩm vị chốn hư linh.
Này con thế gian có thể cướp vàng bạc đất đai, sự nghiệp của con, nhưng đối với đức lành mà còn trau giồi tích tuỷ thời không ai cướp được.
Phải với tâm quân tử khi thợ đạo đại thừa dầu được hay thua, còn hay hết, cũng cứ điềm nhiên, vì thế gian cũng chỉ là của thế gian chớ không gì hơn nữa vậy.
Người học đạo luyện pháp đại thừa, nếu để lòng u uất, lòng phiên nghi hoặc, thế là con lầm lẩn sinh lòng chán ngán, thì làm sao học được chân truyền siêu lý cao minh, đừng nói đến chuyện hiển Thần nhập Thánh.
Người giữ được lòng chân chỉnh quân tử, cũng được Thánh Thần phù trợ, khỏi phải tai to nạn lớn, huống chi các con đều được Long Thần Hộ Pháp bảo vệ khi tâm thật vị tha xả kỷ.
Tuy nhiên trong thâm tâm lúc nào cũng có điều phải trái chánh tà lẩn lộn với nhau.
Con nên nghĩ không có việc gì hoàn toàn xấu, cũng không có việc gì hoàn toàn tốt,  Phải xét tột cùng uẩn khúc mới hiểu được một phần.
Duy có Thầy và các bậc Đại Thiên Tôn mới toàn tri thiện ác.
Nếu con thi hành công quả do Thầy dạy, ma chấp riêng cho mình rối tự phụ, kiêu căn, đó là điếu tai hại nhất, ngăn cản bước đường tinh tấn về Thầy, mà cũng làm cho con khổ trí lao tâm, vì chấp trần mà quên đức độ.
Muốn cho người hiểu được đạo, bốn phận con phải chịu lòn, lập lại nhiều lần mà không nóng nảy,đối với người có lợi hãy chỉ bảo mà không nên giận dữ, đối với kẻ tre phải lùn cách sửa chữa mà không nên ghét bỏ.
Đạo như thể hạt giống, người như thể đất lành, tuy nhiên đất cũng có nơi tốt nơi xấu nơi thấp nơi cao, phải kiên nhẫn mới được, Huống chi tâm pháp của Đạo mà Thầy Trao cho, còn lại bắt người trí khôn thấp kém phải hiểu ngay, thì làm sao được ?
Những giống hạt quý thường khó mọc dấu có đất tốt, cũng phải công phu àm lụng kỷ  lưỡng mới mong đạt kết quả ngày sau.
Đối với người phải tuỳ duyên cao thấp, có giải bày cho người dung nạp được những điều truyền dạy của con, nếu điều truyền dạy đó chưa hiệu quả, con đừng nên nản chí, nóng nảy,vì giống lành đất tốt vun bồi đầy đủ nhưng cũng phải chờ thời tiết nó mới nẩy mầm.
Thầy bố điển ngàn nơi tuỳ duyên cao thấp, nhưng con nào đã thọ chân truyền, chân lý của Thầy, mà con còn chạy theo điều thấp thỏi vì chút hư danh tự đại hay cảm tình thế hạ mà tách xa, thì cũng như đứa họe trò lớp cao, lại hạ mình trở về lớp dưới để đứng đầu trong một số nhỏ nhoi kia.
Cuộc đời của con không phí, đầu phải hy sinh, làm chân lý tâm pháp cao siêu để đạt đạo diệu mầu, chớ không phải vì một chút không đâu mà đê đầu buông theo  thị dục.
Phải vì chân lý tâm pháp của Thầy mà đem trí phán đoán thẳng ngay, vững lòng vô nhiễm.
Điều Thầy dạy phải theo cho đúng, dầu Thầy có chiếu điển nơi nào, mà người tiếp không phải mệnh thừa Thiên Phong, hay lời nói việc làm của kẻ khác, không có tâm pháp thì chớ a dua mà không suy nghĩ.
Tâm pháp của Thầy không phải dễ dẳng mà đạt được, phải chăm chú nghiệm suy từ năm,từ tháng, kèm theo với lòng thành kính, khổ công cầu đựng mới có đủ tư cách đạt lấy được bí quyết nhiệm mầu siêu việt.
Người đời cũng như các con thường bị khổ sở bởi chính việc làm nông nổi lý không cạn suy xét, không ý thức rằng Thầy truyền sứ mạng phụng thừa là chân lý tâm pháp, lại tuỳ thuộc sự phán đoán khéo huống chiều kẻ khác.
Một lời thoái ma kẻ phàm nhân vô thức, lẽ bài bác của người ích kỷ nhỏ nhoi, lý của kẻ ngoại đời khinh thế, không thể nào lọt vào tai người đức hạnh vững, khoan dung, chí hùng, thành kính và ngưỡng phục.
Thế mà lại có con nghe theo những lời nói lôi cuốn đó, hơn là lời tha thiết của Thầy dạy các con.
Còn có con không rèn lòng khiêm tốn, vì tự phụ kiêu căn rằng mình biết nhiều hơn hết, hơn cả người dạy bảo mình, bài bác bâng quơ thành ra tự cao tự đại, rốt cuộc chỉ làm ngăn trở bước đường tiến hoá của đạo pháp của chính con ấy mà thôi.
Con nên khắc ghi, người đạt đến chân lý cao siêu thường kính cẩn khiêm nhường, vì hễ quyền lực mà phô trương thì sẽ bị tiêu mòn, chân lý đã truyền ra rồi ắt có ngày phai nhạt.
Con phải giữ gìn kín đạo hơn châu ngọc, đó là sự khiêm tốn vô chấp khoan dung điều độ.
Này các con ! Bước đường đạo Pháp không phải vừa cầu danh, vừa đắc quả.
Trong cuộc sống hằng ngày, Thầy muốn các con bề ngoài giống như tất cả mọi người. Nhưng dung nghi thái độ ôn hòa, hành động khoan chính, lời đạo đức thường bàn, cũng đủ biết rằng bề ngoài tuy như thế  tục, nhưng nội tâm khác hẳn thường nhân.
Phàm muốn truyền bá chân lý phổ cập đạo mầu cổ động ồn ào mạnh bạo muốn thi hành cấp bách muốn đào tạo nhất thời, hảo huyền tiên liệu, thì chỉ thu được những phần tử cuồng nhiệt vọng động làm cho mối đạo suy đồi, trái lại  con giục lòng cho kẻ ganh hiềm ghét ngỏ thoái mạ dèm pha.
Điều em cũng chẳng nên nhất thời chấp đoán, mà phải tuần tự tiến hành vì mùa xuân không thể nào tiến sang mùa thu, mà không có mùa hạ chuyễn tiếp.
Con muốn tiếp xúc với Thần Thánh Tiên Phật hay Thầy Mẹ điều đó không khó, con phải gặp con trước, biết con trước, rồi sẽ biết những gì tất cả trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
Bấy nhiêu lời Thầy giảng trong thiên NGỌC KINH TÂM PHÁP này mà con thực hành và thông suốt cho kỳ được, thì đen khi con rời bỏ thân xác ô trọc nặng nề này con sẽ về cỏi hư linh thanh khiết, và lúc ấy không sanh tử luân hồi mà trở thành một vị Phật Tiên tự tại.
Thầy sẽ giảng về phần Mật Pháp ở thiên sau ...