Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

- KHAI ĐẠO TRUYỀN CHÂN


I - TU NHÂN KHẮC KỶ :
Các con phải biết các con là ai?
Phải tự tìm ra chân thể bản linh có nghĩa là sự tự chủ nơi tâm, đó mới chính là các con cần phải công phu giữa mài cho kỷ tưởng phải biết tu sửa mình cho chân chính để thắng một sự chín đổ dục tình.
Con tự dạy con hơn là Thầy dạy con, vì chính con mới có thể sửa đổi chính con, chớ không ai thay con huấn luyện chôn tâm con bằng chính con .
Con có bền gan tự chủ thì mới có đủ gương đại hùng cho người mến phục mình.
Luôn luôn điềm tỉnh, sống thể xác, nhưng chủ trị ở hồn linh.
Phải can đảm nhọc nhằn nơi thân thể, để thông đạt phần trí tuệ cao siêu.
II- TIẾT DỤC HAY TUYỆT DỤC.
Trên đường Đạo Đức, thanh tịnh tu hành đều xáo trộn liên quan giữa vô vi và hữu sắc là nhục dục.
Sự nuôi sống eủá con là tinh huyết.
- Hễ tinh thoát là khí hư, Thần thương tổn.
Muốn có Thần lực nhu hòa, phải giữ sao thắng được nhục thể, đó là kết quả của người đạt đạo.
Vì bao giờ còn muốn ha phẩm giá mình xuống ngang hàng loài vật, thì thử nếm điều khoái lạc nhục thể phàm phu.
Khi nào con giận dữ là chính con đã rời xa thể xác, để gieo mình vào ác quỷ cuồng ma ngự trị, là tự con đã phá hoại đi cái phẩm cách con người để hoàn nguyên trở về thú thể.
Nếu gặp phải điếu đau đớn, con nên nghĩ muôn việc chi em cũng do nghiệp trước gây nên, hãy yên lặng nhận vào, trong yên lặng đó chính con đã tiếp nhận một lý sáng suất vô biên, hơn nộ sân vố ích.
Này con ? Người có tâm quân tử lánh thuần lương mới giữ được ôn hòa, phải trừ khử không còn chút ghét ghen,thù hằn chấp chứa nơi tâm, tự con sẽung dung thư thái, vị biết dẹp những sự nhỏ nhen bận bịu nơi lòng.
Con nên biết CÔNG BÌNH, THẬT TÌNH, KHIÊM TỐN là đức hạnh của người tu.
Các con không thể tận lý lẻ gì để tự biện bạch cho lòng mình khi làm quấy phải ngay thằng đừng chiêu tập những điều xu phụ mà khống xét đến lý công.
Khi con có sự thật thà ngay thẳng là con có đủ điều kiện để tiếp nhận làn điển của Thầy, như tiếng nói âm thầm tự lương tâm xuất hiện, lần lần phát nguyên sẽ đưa con đến thần thông nhập diệu.
Con luôn luôn suy gầm để sáng suất huệ tâm.
Số phận chung người đời chỉ là cái chết.
Người mà biết chăm chú đến thân mình một cách thiết tha, chỉ biết tom góp của cải bạc vàng trên thế gian, khi chết đều mất cả, riêng người đạo đức tu luyện pháp thân, biết rằng ngoại thân còn có chọn thân là linh hồn, nên vị tha , xã kỷ, trau giồi chân thể, khi đi về cỏi vố vi là còn sự nghiệp, còn đem theo được của cải vô hình, chỉ trút bỏ lại xác thân và vật chất mà thôi !
Thầy quyết định với các con rằng : Hễ con biết nhẫn nại, thẳng ngay thật thà thì con không thiếu thốn điều chi hữu chất, cũng chẳng mất phẩm vị chốn hư linh.
Này con thế gian có thể cướp vàng bạc đất đai, sự nghiệp của con, nhưng đối với đức lành mà còn trau giồi tích tuỷ thời không ai cướp được.
Phải với tâm quân tử khi thợ đạo đại thừa dầu được hay thua, còn hay hết, cũng cứ điềm nhiên, vì thế gian cũng chỉ là của thế gian chớ không gì hơn nữa vậy.
Người học đạo luyện pháp đại thừa, nếu để lòng u uất, lòng phiên nghi hoặc, thế là con lầm lẩn sinh lòng chán ngán, thì làm sao học được chân truyền siêu lý cao minh, đừng nói đến chuyện hiển Thần nhập Thánh.
Người giữ được lòng chân chỉnh quân tử, cũng được Thánh Thần phù trợ, khỏi phải tai to nạn lớn, huống chi các con đều được Long Thần Hộ Pháp bảo vệ khi tâm thật vị tha xả kỷ.
Tuy nhiên trong thâm tâm lúc nào cũng có điều phải trái chánh tà lẩn lộn với nhau.
Con nên nghĩ không có việc gì hoàn toàn xấu, cũng không có việc gì hoàn toàn tốt,  Phải xét tột cùng uẩn khúc mới hiểu được một phần.
Duy có Thầy và các bậc Đại Thiên Tôn mới toàn tri thiện ác.
Nếu con thi hành công quả do Thầy dạy, ma chấp riêng cho mình rối tự phụ, kiêu căn, đó là điếu tai hại nhất, ngăn cản bước đường tinh tấn về Thầy, mà cũng làm cho con khổ trí lao tâm, vì chấp trần mà quên đức độ.
Muốn cho người hiểu được đạo, bốn phận con phải chịu lòn, lập lại nhiều lần mà không nóng nảy,đối với người có lợi hãy chỉ bảo mà không nên giận dữ, đối với kẻ tre phải lùn cách sửa chữa mà không nên ghét bỏ.
Đạo như thể hạt giống, người như thể đất lành, tuy nhiên đất cũng có nơi tốt nơi xấu nơi thấp nơi cao, phải kiên nhẫn mới được, Huống chi tâm pháp của Đạo mà Thầy Trao cho, còn lại bắt người trí khôn thấp kém phải hiểu ngay, thì làm sao được ?
Những giống hạt quý thường khó mọc dấu có đất tốt, cũng phải công phu àm lụng kỷ  lưỡng mới mong đạt kết quả ngày sau.
Đối với người phải tuỳ duyên cao thấp, có giải bày cho người dung nạp được những điều truyền dạy của con, nếu điều truyền dạy đó chưa hiệu quả, con đừng nên nản chí, nóng nảy,vì giống lành đất tốt vun bồi đầy đủ nhưng cũng phải chờ thời tiết nó mới nẩy mầm.
Thầy bố điển ngàn nơi tuỳ duyên cao thấp, nhưng con nào đã thọ chân truyền, chân lý của Thầy, mà con còn chạy theo điều thấp thỏi vì chút hư danh tự đại hay cảm tình thế hạ mà tách xa, thì cũng như đứa họe trò lớp cao, lại hạ mình trở về lớp dưới để đứng đầu trong một số nhỏ nhoi kia.
Cuộc đời của con không phí, đầu phải hy sinh, làm chân lý tâm pháp cao siêu để đạt đạo diệu mầu, chớ không phải vì một chút không đâu mà đê đầu buông theo  thị dục.
Phải vì chân lý tâm pháp của Thầy mà đem trí phán đoán thẳng ngay, vững lòng vô nhiễm.
Điều Thầy dạy phải theo cho đúng, dầu Thầy có chiếu điển nơi nào, mà người tiếp không phải mệnh thừa Thiên Phong, hay lời nói việc làm của kẻ khác, không có tâm pháp thì chớ a dua mà không suy nghĩ.
Tâm pháp của Thầy không phải dễ dẳng mà đạt được, phải chăm chú nghiệm suy từ năm,từ tháng, kèm theo với lòng thành kính, khổ công cầu đựng mới có đủ tư cách đạt lấy được bí quyết nhiệm mầu siêu việt.
Người đời cũng như các con thường bị khổ sở bởi chính việc làm nông nổi lý không cạn suy xét, không ý thức rằng Thầy truyền sứ mạng phụng thừa là chân lý tâm pháp, lại tuỳ thuộc sự phán đoán khéo huống chiều kẻ khác.
Một lời thoái ma kẻ phàm nhân vô thức, lẽ bài bác của người ích kỷ nhỏ nhoi, lý của kẻ ngoại đời khinh thế, không thể nào lọt vào tai người đức hạnh vững, khoan dung, chí hùng, thành kính và ngưỡng phục.
Thế mà lại có con nghe theo những lời nói lôi cuốn đó, hơn là lời tha thiết của Thầy dạy các con.
Còn có con không rèn lòng khiêm tốn, vì tự phụ kiêu căn rằng mình biết nhiều hơn hết, hơn cả người dạy bảo mình, bài bác bâng quơ thành ra tự cao tự đại, rốt cuộc chỉ làm ngăn trở bước đường tiến hoá của đạo pháp của chính con ấy mà thôi.
Con nên khắc ghi, người đạt đến chân lý cao siêu thường kính cẩn khiêm nhường, vì hễ quyền lực mà phô trương thì sẽ bị tiêu mòn, chân lý đã truyền ra rồi ắt có ngày phai nhạt.
Con phải giữ gìn kín đạo hơn châu ngọc, đó là sự khiêm tốn vô chấp khoan dung điều độ.
Này các con ! Bước đường đạo Pháp không phải vừa cầu danh, vừa đắc quả.
Trong cuộc sống hằng ngày, Thầy muốn các con bề ngoài giống như tất cả mọi người. Nhưng dung nghi thái độ ôn hòa, hành động khoan chính, lời đạo đức thường bàn, cũng đủ biết rằng bề ngoài tuy như thế  tục, nhưng nội tâm khác hẳn thường nhân.
Phàm muốn truyền bá chân lý phổ cập đạo mầu cổ động ồn ào mạnh bạo muốn thi hành cấp bách muốn đào tạo nhất thời, hảo huyền tiên liệu, thì chỉ thu được những phần tử cuồng nhiệt vọng động làm cho mối đạo suy đồi, trái lại  con giục lòng cho kẻ ganh hiềm ghét ngỏ thoái mạ dèm pha.
Điều em cũng chẳng nên nhất thời chấp đoán, mà phải tuần tự tiến hành vì mùa xuân không thể nào tiến sang mùa thu, mà không có mùa hạ chuyễn tiếp.
Con muốn tiếp xúc với Thần Thánh Tiên Phật hay Thầy Mẹ điều đó không khó, con phải gặp con trước, biết con trước, rồi sẽ biết những gì tất cả trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
Bấy nhiêu lời Thầy giảng trong thien NGỌC KINH TÂM PHÁP này mà con thực hành và thông suốt cho kỳ được, thì đen khi con rời bỏ thân xác ô trọc nặng nề này con sẽ về cỏi hư linh thanh khiết, và lúc ấy không sanh tử luân hồi mà trở thành một vị Phật Tiên tự tại.
Thầy sẽ giảng về phần Mật Pháp ở thiên sau ...

NGỌC KINH TÂM PHÁP.